Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang16/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   36

DINH THỜ THIÊN Y A NA


Từ tín ngường thờ nữ thần xứ sở Pô Inư Naga của Chăm pa ,ngừời Việt đã dung hoà với tục thờ Mẫu vốn có của mình để, họ thờ nữ thần xứ sở của Cham Pa; Pô Inư Naga hoá thân thành Thiên Yana, hay Bà Chuá Ngọc, Bà Chuá Tiên, hoặc chỉ gọi là Bà. Tín ngưỡng thờ nữ thần Thiên Yana phổ biến ở miền Trung từ Huế đến Bình Thuận. Nhưng ở Lý Sơn mức độ thờ mang tính đậm đặc với nhiều dinh miếu thờ Thiên Ya na theo hai dạng thờ độc lập hoặc phối thờ.

Qua khảo sát, hiện nay ở Lý Sơn tồn tại 3 dinh có thờ tượng bà Thiên Yana (bà Chúa Ngọc). Ở Lý Hải gọi là Dinh Bà; Lý Vĩnh có 2 dinh: Dinh bà ở thôn Tây, lăng Vĩnh Lộc ở thôn Đông. Ngoài ra, Thiên Yana còn được phối thờ ở đình làng xã Lý Hải; Lăng Vĩnh Hòa ở thôn Đông xã Lý Vĩnh. Trong số những địa điểm thờ Thiên yana, dinh Bà ở xóm Trung Yên thôn Đông xã Lý Hải là tiêu biểu hơn cả. Đây là nơi tập trung nhiều lề tế Bà, cùng hhiều hoạt động tín ngương tâm linh khác.

Dinh Thiên yana, dân gian còn gọi là dinh Bà, được xây dựng trên một gò đất cao thuộc xóm Trung Yên, thôn Đông, xã Lý Hải, nơi đây xưa là một vùng gò đồi với nhiều cây cổ thụ to lớn, cành lá xum xê, nhân dân thường gọi là rừng Dinh. Hiện tại xung quanh dinh vẫn còn nhiều cây sợp cao hàng chục mét, tỏa bóng mát cả một vùng. Khả năng dinh Bà ở xóm Trung Yên nguyên thủy của nó là nơi thờ nữ thần Pô Inư Naga của người Chăm, sau đó người Việt ra định cư ở đảo đã xây dựng dinh miếu thờ Thiên Yana theo kiểu kiến trúc Việt. Xung quanh dinh Bà hiện nay vẫn còn tồn tại một số di tích của người Chăm pa như: Giếng nước hình vuông, miếu con bò còn gọi là miếu Bà Lồi. Những di tích đó khẳng định ngưòi Chăm pa đã sống tập trung yhành làng xóm, và họ đã lập các miếu thờ, để thờ các vị thần của họ. Di tích miếu con Bò, cách dinh Bà khoảng 200m hiện tại chỉ còn phế tích. Nhưng người dân ở đây vẫn nhớ rất rõ vật thờ trong miếu là một con bò, vì vậy nhân dân thường gọi là miếu con bò. Đây là bò thần Nan Din, vật cưỡi của thần Vishnu, do đó có thể đây là nơi thờ thần Vishnu.

Dinh Thiên yana có diện tích khoảng 150m2, mặt hướng về phía nam và có lối kiến trúc hình chữ tam ( ) chia làm 3 tòa: Tiền đường, chánh địên, hậu cung. (xưa chỉ có chánh điện và hậu tẩm, nhưng sau này do nhu cầu tế lễ và sinh hoạt của người dân, họ đã xây thêm tiền đường). Hậu cung là nơi thờ Thiên yana được xây bằng chất liệu vôi vữa tam hợp. Kiến trúc bên ngoài của dinh là kiểu kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ 19. Nhà hậu cung có các đầu đao trang trí rồng, diềm mái lợp ngói ống, phần trên cắt cổ diêm thành 4 mái; cổ diêm chia làm 4 mặt, mỗi mặt trang trí theo 3 ô hộc: ô hộc giữa là trang trí chính, chiếm tỷ lệ gấp đôi ,là nơi thể hiện các chủ đề chính. Hai bên là 2 ô hôïc phụ nhằm đểå minh họa phụ trợ cho ô hộc chính.

Mặt tiền diện: ô hộc chính trang trí đôi sóc vui đùa dưới gốc đào, hai bên ô hôïc phụ trang trí hoa. Mặt thứ hai trang trí: Ô hộc chính trang trí chữ thọ đắp nổi, 2 ô hộc 2 bên trang trí đôi chim sẻ trên cành trúc và cành đào; mặt thứ 3: ô hộc chính trang trí sơn thủy và cành mai, ô hộc 2 bên trang trí chùm quả đào tiên. Ý nghĩa của các chủ đề trang trí trên có ý nghiã cầu mong phước, lộc, thọ trường tồn. Diềm của các ô hôïc trang trí văn kỷ hà, đặc biệt nóc mái của cổ diêm được làm cong như một chiếc thuyền, ở 2 đầu mũi thuyền là 2 con rồng đang uốn mình bay lên (điểm giữa chiếc thuyền, trên đỉnh nóc cổ diêm, trang trí phụng đắp nổi, 2 bên là 2 con cá chép theo kiểu song ngư, đỉnh nóc cổ diễm trang trí lưỡng long tranh châu. Đây là mô típ trang trí phổ biến trong kiến trúc thời Nguyễn.

Trước dinh có bình phong, trụ biểu, trên 2 trụ biểu có 2 con kỳ lân. Bình phong được đắp nổi 2 mặt: mặt ngoài là hổ, mặt bên trong là long mã. Ngoài ra trước dinh còn có môt con nghê đá, tương truyền con nghê đá được người dân tìm thấy ngoài biển và mang về thờ tại dinh. Hiện tại ở Lý Sơn có 2 con nghê đá: 1 con được thờ ở dinh bà và 1 con thờ ở chùa Vĩnh Ân ở Lý Vĩnh, đây là 2 con nghê đá có niên đại thời Minh (Trung Quốc).

Bên trong dinh được bố trí thờ phụng như sau: Tại hậu tẩm thờ tượng Bà ở giữa, 2 bên là tượng cô và cậu- Đây là mô típ thờ thần Thiên Yana của Lý Sơn và nhiều nơi khác. Tương truyền tượng bà Thiên Yana và tượng cô, cậu được làm bằng gỗ mít. Cây gỗ mít được một người dân ở Lý Sơn sau một thời gian tìm kiếm khắp nơi nhưng không tìm thấy đã được Bà báo mộng và tìm được ở xã Bình Hải mang về Lý Sơn và thuê thợ đẽo tượng ở làng Kim Bồng (Hội An) tạo nên. Tượng Bà cao khoảng 0,5m, dáng ngồi và được đặt trên ngai thờ, đầu đôïi khăn xanh. Toàn bộ tượng Bà toát lên vẻ phúc hậu của một người phụ nữ Việt Nam. Trước tượng Bà có linh vị khắc chữ nho: "Sắc hoằng huệ phổ tuế linh mặc tướng trang uy dực bảo trung hưng Thiên Yana diễn ngọc phi thượng đẳng thần, tả linh châu thái tử thần tướng, hữu linh bảo thái tử thần tướng".

Tại gian giữa chánh điện có bàn thờ và ngai thờ bà, 2 bên là 2 bàn thờ tiền hiền, hậu hiền; tại tiền đường các bàn thờ được phân chia: Giữa là ban thờ bà, 2 bên đặt 2 con ngựa gỗ với đầy đủ yên cương và 2 bộ lão bộ gắn thập bát ban võ nghệ để thần dùng trấn áp ma qủy, 2 bên đặt các bàn thờ tiền vãng, hậu vãng, cô hồn. Mỗi bàn thờ đều có đầy đủ đồ thờ tự như: bình phong, bộ tam đồng… Đặc biệt trong dinh có rất nhiều bức hoành phi và liễn. Tại tiền đường của dinh có treo 3 bức hoành phi đại tự: "Oai linh quán cổ", "Thiên y linh thần", "Thánh phi điện"; tại hậu cung có bức hoành phi cổ ghi "Thiên Yana". Nhiều câu liễn đối ở tại tiền đường và chánh điện nội dung nói lên sự linh hiển của thần Thiên Yana và mong thần phù hộ cho nhân dân có cuộc sống thái bình, thịnh vượng. Các câu đối như sau:



"Thần minh phổ tế hộ an dân

Linh trấn kim đài cư thượng cảnh".

"An hội thanh tâm duy đức thạnh

Báo phò xích tử hiển thần oai".

"Thần oai hiển hách vĩnh thiên thu



Thánh đức chiếu chương thùy vạn cổ".

Trên đỉnh cửa bước vào hậu cungcó trang trí ô hộc theo kỹ thuật chạm thủng với các chủ đề "Lưỡng long tranh châu" và đôi voi. Đây là mô típ trang trí của người Chăm vì theo truyền thuyết Thiên Yana thường cưỡi voi, và mô típ trang trí này cũng tìm thấy ở điện Trường Bà tại Trà Bồng - nơi thờ Thiên Yana.

Hằng năm việc tế lễ tại dinh bà diễn ra theo xuân thu nhị kỳ, ngày lễ tết từ mùng 1 đến mùng 7 tháng giêng, trong đó ngày tế Bà chính thức - ngày "vía Bà" là ngày 25/2 (âm lịch), được coi là ngày tế lễ chính tại dinh Bà. Ngoài ra, trong năm tại dinh Bà còn có lễ "mộc dục" và "cát lái" (chủ ghe) dâng lễ cúng tế thường xuyên khi bắt đầu một chuyến đi đánh bắt cũng như khi kết thúc một vụ đánh bắt hải sản.

Vào ngày tế lễ chính trong ngày "vía Bà" (25/2) có hai lễ tế chính: Lễ nhập yết và lễ tế chính.

1. Lễ nhập yết: Lễ nhập yết thường được tổ chức vào đầu giờ đêm ngày 24/2. Trong lễ nhập yết có lễ "Tỉnh sinh - Tế cáo các thần linh để dâng vật phẩm cúng: heo, gà, trầu, rượu,… Thông thường phẩm vật tế trong lễ nhập yết chỉ có trầu, rượu, hoa quả và nghi thức tế lễ cũng được tiến hành qua 3 bước: Sơ hiến, á hiến và chung hiến nhưng giản lược hơn so với lễ tế chính.

2. Lễ tế chính: Diễn ra vào sáng sớm ngày 25/2. Trong ngày tế lễ chính thức, đoàn tế gồm có: 1 vị chủ tế (ông chủ xóm), 12 phụ tế là những người được đảm nhiệm những công việc trong xóm như ông tư văn, ông chủ cựu, ông thủ từ… và có sự tham gia của ông cả làng, đại dịên các tộc tiền hiền của xã Lý Hải. Ngoài ra tham gia tế lễ còn có 4 người dâng đèn (bộ lễ), đội nhạc lễ (5 người) và 2 người đánh trống, chiêng (loại trống chầu và chiêng lớn) trong suốt quá trình diễn ra lễ.

Đoàn tế được trang phục áo thụng xanh, đầu đôi khăn xếp. Riêng đoàn dâng đèn thì 2 người mặc áo thụng màu đỏ, đầu đội mão (ước lệ), 2 người mặc áo thụng xanh, đầu chít khăn điều.

Bắt đầu vào buổi tế, những hồi trống chiêng được gióng liên hồi, và trong quá trình tế lễ có nhạc lễ, bao gồm các nhạc cụ: trống con, trống gõ, xập xõa, thanh gõ, đờn cò phối âm phụ họa theo từng nghi lễ tế.

Buổi tế chính cũng được diễn ra theo trình tự 3 bước: sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ. Bắt đầu mỗi bước lễ là ông chánh tế và đoàn dâng đèn (2 người dâng đèn, 2 người nâng trà, rượu) tiến từ nhà tiền đường vào chánh điện theo sự điều khiển của ông điều hành lễ để làm các thủ tục: rót trà, rượu và bái lạy tại chánh địên - gian thờ chính thờ Thiên Yana; và kết thúc mỗi bước tế lễ là 3 lần phủ phục của đoàn tham gia tế lễ trước các ban thờ tại nhà tiền đường. Khi kết thúc bước hiến lễ là tới mục đọc văn tế (xướng văn). Sau các nghi thức "chúc vị". "chuyển chúc" (chuyển chúc văn đến vị trí đọc) và "đọc chúc" văn chúc được người đọc xướng lên với âm điệu du dương, nội dung cung thỉnh các vị thần linh về dự lễ và ca ngợi công lao và cầu mong thần Thiên Yana phù trợ cho dân làng bình an.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương