Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang13/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   36

1.2: CHÙA:


Chùa cổ trên đảo Lý Sơn có phong cách kiến trúc khá đặc biệt đó là kiểu chùa xây dựng trong hang núi nên dân gian nôm na gọi là Chùa Hang. Ơû đây có đến hai Chùa Hang, một nằm dưới chân núi Thái Lới thuộc xã Lý Hải tục gọi là Chùa Hang, tên chữ Hán là “Thiên Khổng Thạch Tự” (chùa đá trời xây), một nằm trên mé đỉnh núi Giếng Tiền tục gọi là Chùa Đục, tên chữ Hán là chùa Đỉnh Liên. Tất nhiên cách tạo dựng chùa trong hang nnúi không chỉ có ở Lý Sơn, một vài nơi ở miền Bắc Việt Nam cũng có kiểu chùa trong hang đá. Đời Bắc Ngụy 386-543 (Trung Quốc) vào thế kỷ V đã có kiểu kiến trúc chùa xây dựng trong hang đá, đó là chùa Yangang có nhiều tượng Phật khổng lồ được đặt trong hang.

Chùa Hang ở Lý Sơn tất nhiên khi xây dựng con người dựa vào hang đá sẳn có của thiên nhiên mở rộng không gian bên trong để thờ phụng. Chùa Hang nguồn gốc trước đó là ngôi đền của người Chàm thờ các vị thần Bà La Môn giáo (H. Parmentier: 1924) sau này người Việt tiếp thu đã thay thế vào đó bằng lối thờ Phật. Cấu trúc thờ phụng trong Chùa Hang như sau: Bàn thờ Phật Tam thế nằm ở vị trí giữa nằm ở vách hang, hai bên là các bàn đá thờ Đạt ma, Địa tạng, Quang thế âm, Hộ pháp cùng các vị Hòa thượng sáng lập và trụ trì, và các vị Tiền vãng.

Mặt bằng Chùa Hang nằm sâu so với mặt đất ngoài hang nên ở cửa hang có bậc cấp đi xuống, bên ngoài Chùa Hang có nhiều cây phong ba tỏa bóng mát, có một đền thờ Phật Quan âm bồ tát, nhìn về hướng bắc mặt biển mênh mông dợn sóng, cảnh vật u tịch.

Từ Chùa Hang đi theo dọc biển từ hướng tây khoảng 5 km thì sẽ đến chùa Đỉnh Liêm (chùa Đục). Chùa nằm lơ lửng trên vách núi Giếng Tiền. Tương truyền xưa chùa vốn là hang đá hang cọp, đến sau này có một nhà sư lợi dụng lòng hang núi mở rộng kiến tạo nên chùa. Mặt chùa quay về hướng bắc nhìn ra biển cả mênh mông sóng nước, lưng chùa dựa vào vách núi Giếng Tiền, vốn là núi lửa đã tắt từ lâu tạo thành vùng đất lòng chảo rất đẹp. Có một đường sơn đạo nhỏ từ chân núi đi ngang qua trước chùa và lên núi Giếng Tiền, những người hành hương đã đi theo con đường này.

Nội thất bên trong chùa hang Đỉnh Liêm diện tích khoảng 40m2, phần lớn do bàn tay con người cải tạo nên. Mặt bằng chia làm hai phần: Tiền đường và chánh điện. Chánh điện có diện tích khoảng 14m2, bên trong có bàn thờ tượng Phật Thích Ca, bên ngoài tiền đường có diện tích rộng hơn. hai bên tả và hữu vách núi được đục võm vào để lập án thờ và kho đựng lương thực. Mặt ngoài của tiền đường tạo dựng hai cửa ra vào và một cửa sổ, hai bên đặt hai tượng hộ pháp bằng gạch. Trước chùa có một sân nhỏ phía bên hữu có nền nhà tăng cũ đã bị phá dỡ. Để có nước dùng cho sinh hoạt, phía bên trong hang người ta xây một bể chứa hứng nước rỏ từ vách vách hang xuống.

Chùa Hang “Thiên Khổng Thạch Tự” và Chùa Hang Đỉnh Liêm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đảo Lý Sơn, nơi đây cảnh quan thiên nhiên đã hài hòa với sự sáng tạo của bàn tay con người để tạo nên Cổ Tự hiếm có trong lòng hang đá.


2. Hệ thống nhà ở trên đảo Lý Sơn:


Qua khảo sát hệ thống nhà ở cổ xưa trên đảo Lý Sơn chúng tôi thống kê được khoảng 19 ngôi nhà Rường làm bằng gỗ to lớn, chắc chắn, còn giữ nguyên kết cấu kiến trúc cũ cùng các chi tiết chạm khắc gỗ.

Trên cơ sở kết cấu kiến trúc, chúng tôi có thể phân chia ba loại hình nhà ở đặc trưng của đảo Lý Sơn thời xưa. Đó là nhà tranh che, nhà rừng đủ gỗ và nhà đắp.



2.1. Kiến trúc nhà tranh tre:

Nhà tranh tre là kiểu kiến trúc cổ xưa nhất của cư dân Việt khi họ đến cư trú trên vùng đất đảo Lý Sơn.

Kiểu nhà này xây dựng trên cơ sở những vật liệu dễ tìm, đó là tranh tre. Mái nhà lợp tranh dày, vách nhà bằng đất cốt bên trong là tre làm mầm, cột nhà bằng tre. Nhìn tổng thể mặt bằng ngôi nhà chia làm 3 phần: Nhà chính, nhà ngang và nhà bếp, chuồng trại, tất nhiên chúng được đặt liền kề nhau theo kiểu chữ L. Giữa nhà chính và nhà ngang không có sự liên kết, song giữa nhà ngang và nhà bếp được làm chung một vách và một cửa thông thương để cho các thành viên trong gia đình có thể đi lại nấu nướng ăn uống dễ dàng. Phía góc nhà bếp được đặt thêm một chuồng gia súc để nuôi heo, gà.

Trên mặt bằng tổng thể đó có thể phân chia chức năng như sau:

Nhà chính là nơi thờ phụng và các thành viên trong gia đình sinh hoạt, tiếp khách, ngủ, nhà ngang được sử dụng làm nơi ăn uống, bảo quản và chế biến lương thực, nhà bếp dùng để nấu nướng.

Nhà chính bên trong có 8 hàng cột tổng cộng có 32 cột chia mặt bằng sinh hoạt của nhà chính thành 3 gian: Gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, phía trước đặt tấm phản gỗ và bộ ghế gỗ để tiếp khách đàn ông của ông chủ gia đình, nếu khách ở lại có thể ngủ trên phản đặt trước bàn thờ. Đây là không gian linh thiêng và trang trọng nhất của ngôi nhà, nơi đây có một cửa chính để ra vào.

Gian phía tây dành cho đàn ông, con trai, ông chủ gia đình hoặc ông bà chủ gia đình, tại gian này có một góc buồng vách bằng phên liếp tre đan gọi là buồng tây dùng để đặt đồ đạc và là chỗ ngủ của ông bà chủ gia đình. Phía ngoài được đặt thêm ghế ngựa, phản ngủ để dành cho con trai trong nhà. trong gian này có một cửa phụ và một cửa chính ra vào. Gian phía đông được dành cho đàn bà con gái trong nhà. tại gian này góc phía đông ngăn phên liếp tre thành buồng riêng gọi là buồng đông, buồng này dành cho bà chủ trong gia đình (hoặc cho vợ chồng con trai trưởng, nếu gia đình đó phân chia thêm một tiểu gia đình). trong gian này có ghế ngựa và phản gỗ dùng cho con gái trong nhà sinh hoạt, ngủ và bà chủ gia đình tiếp khách nữ trên tấm phản gỗ được đặt trong gian giữa của ngôi nhà (lệch với bàn thờ). Trong gian này có một cửa chính ra vào.

Loại hình nhà tranh tre này tưởng như đơn giản về lối kết cấu kiến trúc song trái lại nó khá phức tạp.

Cột nhà được làm từ loại tre đặc ruột, ngâm chín, rất bền chắc. Trong không gian của ngôi nhà số lượng cột quá lớn, có đến 32 cột trong đó 16 cột chính. Nhìn tổng thể trong ngôi nhà chia thành hai hàng dọc ở giữa lòng nhà. Phía ngoài có hai hàng cột, số lượng cột chia thành 8 hàng ngang để đỡ 8 vì kèo tre. Loại hình nhà tranh này tồn tại kiểu vì kèo cánh ác cột trính chuyền, hai kèo cánh ác là hai thanh tre dài thả xuôi từ nóc đến mái hiên liên kết các đầu cột chính, cột vách và cột hiên bằng hệ thống chốt sẻ.

Bộ hai tay kèo liên kết chắc chắn với cột bằng hệ thống tréo dọc. Và hệ thống đòn tay tại điểm liên kết giữa kèo và cột chính có trính cặp gác thượng gác qua hệ thống trỏng nóc (trụ chồng) để thượng lương và 2 xà phụ đỡ hai tay kèo liên kết nhau thành chữ V và chống lên điểm giữa của trính cặp thượng, lực đè sẽ được phân đều qua hai trụ cột chính. Trính cặp hạ là hai thanh tre dài, liên kết với đoạn cuối của hai tay kèo, gác qua hai cột nhì tiền và hậu (cột vách), liên kết với hai cột chính ở giữa lòng nhà bằng hệ thống chốt sẻ, trính cặp hạ có nhiệm vụ nâng hai cột trấn đỡ hai kèo mái. Tất cả lực đè của mái được trích cặp hạ phân điều qua 4 cột. Tại hàng cột nhì hậu có kiểu kết cấu kèo phụ gồm hai đoạn tre liên kết kèo cột theo thế tung hoành để đỡ mái chống gió xoáy giật. Tại phía cột nhì tiền và cột hậu cũng có bộ phận chống gió bão gồm kèo phụ liên kết kèo chính, trích cặp hạ và cột nối với xà ban liên kết với cột vách (cột nhì tiền) và cột hiên. Sự tương liên giữa kèo phụ và kèo ban cũng nhằm thực hiện chức năng chống gió xoáy giật bảo vệ Vững chắc ngôi nhà.

Để tăng cường sự bền vững của ngôi nhà người ta đào sâu lỗ cột vách và cột hiên lấy tre nẹp để làm cừ chống gió bão gây đổ nhà. Mái nhà kết cấu bởi hệ thống đòn tay và rui mè, trên lợp tranh tấm phủ dày, nóc nhà có hai lớp tranh được xếp dày gọi là sắp nóc để chống dột và che mưa nắng.

Nhìn chung loại hình nhà tranh vách đất tuy đơn giản song trong kết cấu kiến trúc của nó khá công phu. Sự liên kết giữa các bộ phận luôn luôn phù hợp, cân xứng và giữ đúng chức năng, đem lại sự bền vững cho ngôi nhà.




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương