Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang10/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   36

2.3. Mối quan hệ giữa Làng và Vạn


Làng và Vạn ở Lý Sơn có quan hệ gắn bó khắng khít gần như không có sự phân biệt sâu sắc như các làng Vạn khác ở vùng ven biển ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Thực vậy yếu tố địa lý hải đảo của Lý Sơn rất dễ dàng xóa nhòa ranh giới giữa làng nông nghiệp và làng Vạn chài trên biển cả. Tính chất thuần nông trong kinh tế không có sự rõ ràng. Chẳng hạn người dân làm nông nghiệp họ muốn gia nhập Vạn để làm nghề biển thì điều kiện tiên quyết là họ phải có phương tiện ghe lưới để sản xuất và họ đem lễ vật ban đầu đến chủ Vạn để cáo thần cho gia nhập Vạn. Người mới vào nghề biển, gia nhập cộng đồng Vạn Chài phải tuân thủ theo quy tắc của Vạn, đồng thời được chính quyền sở tại cấp giấy hoạt động và chịu sự quản lý của Chủ Vạn. Thực tế từ một thành viên của làng chuyển hẳn qua làm một thành viên của Vạn hoàn toàn không có sự khó khăn, tuy nhiên ngược lại từ một thành viên của Vạn gia nhập vào thành viên của Làng hoàn toàn không được Làng chấp thuận. Làng chỉ cho phép những cát lái có tiền thì được quyềnmua đất của Làng để xây dựng nhà ở và sản xuất nhưng Làng không xem họ là thành viên của trong cộng đồng Làng. Những cát lái, ngư dânVạn Chài có đất ở Làng phải nộp tiền thu từ hoa lợi cho Làng làm lễ tá thổ (Cúng đất) và phải làm nghĩa vụ nộp thuế. Do vậy từ xưa đến nay tính chất Vạn ở Lý Sơn, những ngư dân không phải cư trú hẳn trên ghe thuyền mà họ có đất làm nhà gần với bến ghe, nhà cửa của họ xây dựng quần tụ liền kề nhau mà hiện nay còn biểu hiện rõ nhất ở vùng thôn Tây xã Lý Vĩnh.

Tuy nhiên về sự phân tầng xã hội, làng ở vị trí cao hơn Vạn, Vạn phải lệ thuộc và tuân theo một số quy định của Làng. Chẳng hạn khi Vạn chuẩn bị tế lễ ở các lăng thờ cá Ông thì phải trình báo cho ông Cả Làng biết và đích thân Chủ Vạn đến mời ông Cả Làng đến dự buổi cúng tế. Ngược lại trong các lễ tế Xuân Thu nhị kỳ ở đình làng, nếu Làng thiếu kinh phí thì Cả Làng kêu gọi Vạn đóng góp (hoặc Vạn tự giác đóng góp), bản thân Chủ VaÏn phải đến dự lễ tế đình. Chủ Vạn đại diện cho bổn Vạn mang mâm lễ vật gồm bàn trầu và rượu đến dâng lạy các tiền hiền, thần và thành hoàng ở đình. Sau đó cáo lui. Chủ Vạn không có vị trí đứng tế lễ ở trong đình làng. Thực tế qua các cuộc khảo sát ở hai làng xã Lý Vĩnh và Lý Hải, chúng tôi nhận thấy rằng giữ Làng và Vạn vẫn có sự dính dáng với nhau trong một số lễ tế và hội hè. Có thể trưng ra một số biểu hiện sau:

- Tín ngưỡng thờ Cá Ông khôg chỉ là của Vạn mà còn là của Lân (Chùm) thuộc cư dân nông nghiệp. Vấn đề này được phản ánh cụ thể ở miếu Đông Hải. Ngôi miếu này vừa là của Lân, vừa là của Vạn, Lân Đông Hải gọi đây là miếu Đông Hải là nơi thờ tự Cá Ông đi tu (chế) mà dân Làng phát hiện bên bờ biển chôn, sau đó cải táng vào quách lập miếu đưavào thờ vào thời Minh Mạng. Tuy nhiên đối với Vạn An Phú đây là lăng chính của biển Vạn gọi là lăng Cồn Tự trong thờ bộ xương Cá Ông (cá Voi) rất lớn. Bộ xương cá trước ở nơi khác sau đó di dời về Đông Hải thờ tự ở đây. Như vậy giữa làng Đông Hảivà Vạn An Phú bố trí thời gian tế cúng vào 2 ngày liền kề nhau vào tối ngày mồng một, rạng ngày mồng hai của tháng 2 và tháng 8 (âm lịch) hàng năm. Phân công trong lễ tế như sau: nếu Lân làm chủ tế lễ cúng thì Vạn hầu tế và cúng bái theo Lân, ngược lại Vạn làm chủ tế thì Lân làm hầu tế và cúng bái theo Vạn.

- Giữa Làng và Vạn có chung nhau sinh hoạt đua ghe thuyền. Thực ra lễ hội đua ghe thuyền là hoạt động của cư dân sống trên sông biển và ở đất liền, hoạt động này gắn với các làng chài. Tuy nhiên ở đảo Lý Sơn hoạt động đua ghe hàng năm tront nguyên đán do làng tổ chức, các ghe được đặt tên theo bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng và thờ ở các dinh của xóm. nhưng dân bơi (người chèo ghe đua), tổng lái, là người của Vạn do đó khi giã trò làng làt heo tạ thần và để đãi dân bơi và ngũ hương, đồng thời ở xóm nơi để ghe cũng làm heo tạ thần và đãi dân bơi. Thực chất của hội đua ghe thuyền mang ý nghĩa cầu mùa và vui chơi đầu năm của cư dân vùng sông nước, song với đảo Lý Sơn lễ hội này quy tụ mọi tình cảm, tâm linh của mọi người dân đảo, là hoạt động chung của Làng và Vạn nhằm hướng tới một năm mới sự bình yên được mùa biển, mùa nông.

- Mối quan hệ giữa Làng và Vạn ở hai xã Lý Vĩnh và Lý Hải có mức độ khác nhau qua đó phản ánh nguồn gốc hình thành khối cộng đồng dân cư ở đảo Lý Sơn.

Vấn đề này đến nay còn phản ánh rõ nét trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Tại xã Lý Hải có sự phân biệt giữa Làng và Vạn tương đối khá rõ. Làng chiếm ưu thế nổi trội, trong tổng số 14 di tích đình, dinh, miếu lăng nghĩa tự thì Vạn An Phú chỉ có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng đó là lăng Cồn Tự (Đông Hải miếu) tại thôn Đông (tuy nhiên tại di tích này có ự tham gia thờ cúng giữa Vạn và Lân). Do vây ở Lý Hải tổ chức làng nông nghiệp cổ xưa của người Việt với đình làng, cơ cấu tổ chức làng tự quản, sinh hoạt tín ngưỡng thuộc về nông nghiệp lấn át hẳng sự iện điện của tổ chức Vạn An Phú. Nói cách khác ở Lý Hải (xưa là An Hải phường) đó là làng nông nghiệp cổ của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ được lưu giữ nguyên vẹn về hình thức lẫn nội dung.

Ngược lại ở Lý Vĩnh (thuộc An Vĩnh phường thời Nguyễn) ranh giới phân định giữa Làng vàVạn dường như bị xoá nhòa, ở đây Vạn chiếm ưu thế nổi trội trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Thống kê có đến 7 lăng thờ Cá Ông Nam Hải và thủy thần của Vạn, các dinh miếu còn lại thờ thần Y A Na, âm linh tự thờ lính thú Hoàng Sa thuộc hoạt động tín ngưỡng chung của Vạn và Làng. Xưa kia phần lớn các số hộ ở Lý Vĩnh (AnVĩnh) làm nghề Vạn chài đánh cá, buôn bán trên biển, đóng ghe bầu còn lại một số nhỏ làm nông nghiệp. Do vậy lễ động thổ đầu năm vảo ngày mồng 3 tết nguyên đán được ông Cả Làng thực hiện tại lăng chánh của Bổn Vạn chứ không phải đình làng. Đặc biệt tại lăng chánh bên cạnh hình thức thờ Cá Ông Nam Hải Cự tộc tước vị Trung đẳng thần còn thờ Tam Phủ (Thiên - Địa - Thuỷ). Khi làm lễ xuống nghề ngày mùng 1-2/2 (al) Chủ Vạn đứng ra làm chủ tế, khấn vái Tam Phủ trước thứ đến là Nam Hải Cự Tộc. Tín ngưỡng thờ Tam Phủ là đặc trưng của làng Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đã hòa nhập với tín ngưỡng thờ Cá Ông Nam Hải của cư dân biển, nói khác hơn ở phường An Vĩnh xưa nay thuộc địa bàn xã Lý Vĩnh, giữa Làng và Vạn đã hòa nhập vào nhau trong đó Vạn chiếm ưu thế nổi trội.

Từ các vấn đề trên đã cho phép nhận định nguồn gốc và quá trình hình thành khối cộng đồng dân dư trên đảo trong buổi đầu khai khẩn lập làng gồm hai nhóm: nhóm cộng đồng dân cư thuần nông cư trú trên vùng đất phường An Hải nay thuộc địac bàn xã Lý Hải và nhóm cộng đồng dân cư thuần biển cư trú khu vực phường An Vĩnh nay thuộc địa bàn xã Lý Vĩnh. Nhóm dân cư thuần nông đã xây dựng nên tổ chức làng xóm theo khuôn mẫu của các làng cổ của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ gồm hệ thống các đình, dinh, miếu phục vụ cho xác hoạt động tín ngưỡng nông nghiệp. Nhóm cư dân thuần biển đã xây dựng nên tổ chức Vạn cùng hệ thống lăng Cá Ông Nam Hải và đền thờ Thủy Thần. Song song là nhóm dân cư vừa làm nông vừa làm biển đã xây dựng nên thiết chế cộng đồng làng khá mờ nhạt bị vai trò của Vạn lấn át hẳn. Trong tộc tiền hiền của xã Lý Vĩnh đã có một số tộc họ sống bằng ghe bầu chở hàng hóa trên biển điển hình là học Võ, họ Đặng, họ Phạm... Chính vì giỏi nghề đi biển nên trong các thư tịch toàn tập Thiên Nam tứ chí le đồ thư của Đỗ Bá, Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, Việt sử thông giám cương mục của Nguyễn thông cũng chỉ chép Chúa Nguyễn tuyển mộ lính Hoàng Sa ở phường An Vĩnh của đảo Cù lao Ré (Lý Sơn). Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu một số ghe bầu bị bão trôi dạt vào bờ biển Hải Nam (Trung Quốc), nhà Thanh đã báo cho Chúa Nguyễn đó là ghe của người dân ở phường An Vĩnh (Cù lao Ré) và thả về. Trong sử sách và dân gian lưu truyền về những nhân vật giỏi nghề đi biển như: Chuyện cướp biển của ông họ Đặng, chuyện đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất - đội trưởng đội Hoàng Sa thời Chúa Nguyễn, ông Võ Văn Thắm sau trở thành Thành Hoàng của Lân Tân Thành, ông Phạm Quang Ảnh - đội trưởng đội Hoàng Sa dưới triều Gia Long. Tất cả những nhân vật này đều là người của phường An Vĩnh (xã Lý Vĩnh).

Từ góc độ Văn Hóa và Lịch sử phản ánh Cù lao Ré - trong buổi đầu khai khẩn đảo đã có hai nhóm cư dân thuần nông và thuần biển cư trú ở phía Đông và phía Tây đảo, từ đó thiết lập nên Làng và Vạn,có mối quan hệ gắn bó, tương hợp sản sinh dạng văn hóa đa sắc vừa mang tính khuôn mẫu văn hóa Làng của người Việt đồng bằng Bắc Bộ vừa đậm đặc tính cất biển và hải đảo của những cát lái Vạn Chài.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương