Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


II- SỰ XÁC LẬP VĂN HÓA VIỆT TRÊN ĐẢO LÝ SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang6/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36

II- SỰ XÁC LẬP VĂN HÓA VIỆT TRÊN ĐẢO LÝ SƠN:

1- Hình thành thiết chế làng xã:


Lược khảo các tài liệu lịch sử đã cho thấy có 3 lớp di dân của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộvào cư trú ở vùng đất tỉnh Quảng Ngãi, đó là:

- Lớp di dân thời Hồ Qúy Ly vào hai châu Thăng Hoa và Tư Nghĩa năm 1402 sau hiệp ước cắt đất của vua Chàm.

- Lớp di dân sau cuộc bình Chiêm đại thắng của Vua Lê Thánh Tôn vào năm 1471.

- Lớp di dân vào năm 1558 khi Nguyễn Hoàng vào Nam xây dựng thế lực cát cứ, bình định mở mang vùng đất phương Nam.

Đây là 3 cuộc di dân chính do Nhà nước tổ chức, ngoài ra hẳn đã có những cuộc di cư tự do của nông dân miền bắc ở thời Trần hay thời loạn lạc Nam Bắc triều. Đặc biệt theo như Lịch triều hiến chương Loại chí, năm 1474 chính quyền nhà Lê quyết định lấy vùng hoang địa ở phủ Thăng Hoa và phủ Tư Nghĩa làm nơi đày các tội đồ.

Theo như Quảng Ngãi tỉnh chí, thì quá trình khai phá của người Việt trên vùng đất mới ở thời Lê theo chính sách “ngụ binh ư nông” quan binh dẫn vợ con theo; sau khi dẹp giặc xong thì ở lại làm nhà cửa khai khẩn đất hoang lập doanh điền. Hiện nay sự quần cư của từng dòng họ theo đơn vị làng hoặc từng nhóm ở nông thôn là dấu vết còn lại của thời kỳ khẩn hoang sôi động của người Việt ở Quảng Ngãi.

Như vậy sự di dân của người Việt đến khẩn hoang vùng đất Quảng Ngãi giai đoạn thế kỷ XIV-XVII gồm hai dạng:

- Dân di cư là nông dân “có tính mạo nguy hiểm lìa quê hương đất tổ mà quyết đem thân gửi nơi rừng rậm”, đi di dân tự do hoặc theo sự kêu gọi của nhà nước và di dân là quan binh “đã từng trải đầu tên mũi đạn, tắm gội gian nan”, hai loại di dân này “chịu cực khổ đem chí kinh doanh mở rộng ruộng đất, đắp ao đầm, phát rừng rú làm nhà cửa tụ tập thành làng” (Quảng Ngãi tỉnh chí, trang 31). Thực sự đến thời các chúa Nguyễn ở thế kỷ XVII nông nghiệp Quảng Ngãi đã phát triển thịnh vượng. Đại Nam Chính Biên liệt truyện có chép thời bấy giờ ở Quảng Ngãi đã có 2 nơi được gọi là tiểu Đồng Nai đó là làng Phú Xuân ở Bình Sơn và làng Phú Khương ở Chương Nghĩa.

Thực tế công cuộc khẩn hoang ở Quảng Ngãi vào cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ XVII đã đi vào ổn định, dải đất hẹp ven biển miền Trung này không còn chỗ cho người đến sau và do vậy có những lớp di dân tiếp tục từ Quảng Ngãi tiến sâu hơn vào vùng đất phía Nam để khai phá. Đồng thời cũng trong thời gian này một bộ phận người Việt đã đi ghe ra chiếm lĩnh khai khẩn đảo Lý Sơn.Theo tài liệu gia phả cả các dòng họ trên đảo thì đã có 15 vị tiền hiền của các dòng họ, từ hai làng An Hải và An Vĩnh (vùng cửa Sa Kỳ thuộc phủ Bình Sơn) đã đi thuyền ra đảo khai khẩn lập làng. Trong “Non nước xứ Quảng” của Phạm Trung Việt đã nêu thời điểm khai khẩn của người Việt trên đảo Lý Sơn là 1604, dưới triều vua Lê Kính Tông (1600-1619).

Người Việt khai khẩn đảo Lý Sơn lập nên 2 làng, đó là An Vĩnh và An Hải, về mặt hành chính thời các chúa Nguyễn gọi là phường, cách gọi này tồn tại cho đến thời triều Nguyễn. Làng An Vĩnh tập trung 7 dòng họ khai khẩn gồm: Phạm Khắc, Phạm Quang, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Võ Xuân, Đặng: được gọi là 7 vị tiền hiền. Tuy nhiên sau này vì lý do nào đó ở đình làng đã không có ngôi vị tiền hiền của họ Đặng. Làng An Hải nằm ở phía đông đảo là nơi khai khẩn lập làng của các dòng họ Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê. Sau đó cũng như An Vĩnh, làng An Hải không có ngôi vị tiền hiền của họ Lê, đến nay đình làng Lý Hải chỉ còn thờ thất tộc tiền hiền.

Thời các Chuá Nguyễn đã đặt chính quyền phong kiến địa phương gồm Lý trưởng và Ngũ hương để cai quản và thu thuế, sưu dịch. Song song tồn tại với chính quyền phong kiến có thiết chế tự quản của làng được cơ cấu theo mô hình làng cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc bộ. Làng người Việt trên đảo Lý Sơn bao gồm hai dạng làng nông nghiệp và làng chài gọi là Vạn, hai thiết chế tự quản truyền thống này tồn tại song song theo hai nền tảng kinh tế: Kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu và kinh tế ngư nghiệp khai thác biển. Mặc dù không gian Lý Sơn là biển đảo song làng nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Truyền thống đó vẫn tồn tại cho đến hiện nay, theo số liệu điều tra mới đây có đến 85% dân số làm nông nghiệp là chính. Chính từ nguyên do đó vai trò của ông Cả, người đứng đầu trong làng nông nghiệp vượt trội hẳn so với vai trò chủ Vạn, người đứng đầu làng chài. Vạn phụ thuộc vào làng; vị trí chủ vạn thấp kém hơn vị trí chủ làng. Chính quyền phong kiến địa phương, Lý trưởng và Ngũ hương phải tham gia cùng ông Cả làng trong việc tế tự thần linh ở đình làng. Vai trò thần quyền của ông Cả làng vô cùng lớn và quan trọng, ở đó Cả làng đứng vị trí chủ tế, Lý trưởng và Hương bộ đứng ở vị trí bồi tế. Đồng thời trong việc đảm bảo sự ổn định trật tự trong làng, phân xử những vụ tranh chấp thưa kiện, chính quyền phối hợp cùng ông Cả làng để xử. Qua nghiên cứu hai làng Lý Vĩnh và Lý Hải (xưa gọi là phường An Vĩnh và phường An Hải), chúng tôi nhận thấy thiết chế cộng đồng làng được tổ chức và phân công theo mô hình sau (Bảng 1).



CHỨC VỤ

TẾ TỰ

Ý NGHĨA

Cả Làng.

+ Tế tự ở đình làng

+ Tế ở Đền Hội đồng

+ Tế ở Đền Thần Nông

+ Tế ở Đền Sơn Thần



+ Cầu mùa, cầu an cho làng.

Chủ xóm.

+ Tế tự ở dinh

+ Cầu mùa, cầu an

Chủ Lân.

(Chòm)


+ Tế tự ở Miếu

+ Tế tự ở Nghĩa Từ



+ Cầu mùa, cầu an

Tộc trưởng.

Các tộc tiền hiền



+ Tế tiền hiền ở đình

+ Tế tự ở nhà thờ



+ Tri Ân tổ tiên, cầu an

Ngoài ra mỗi làng có một thầy phù thủy có ấn chú bùa phép, cúng tế âm binh bắt quyết trừ tà.Vai trò của thầy phù thủy khá quan trọng đảm trách trừ tà cho các gia đình và làng xóm cùng các vạn chài. Phù thuỷ là nghề cha truyền con nối.

Trong làng có một vài người được cử ra làm trùm giáp, thủ khoán cho làng và cho xóm. Làng có trích ruộng đất công cho các chức vụ này, đồng thời cho phép hưởng các lợi tức từ nguồn lợi biển, chẳng hạn nguồn lợi cá trích.

Cả làng là người đứng đầu trong một làng, đóng vai trò chính trong tế tự của làng, đồng thời là người đứng ra phân xử các vụ việc trong làng trên cơ sở hương ước. Cả làng là người rất được dân làng kính trọng, thường gọi là “Ông Cả”. Cả làng là chức vụ do dân làng đề cử, nhiệm kỳ 4 năm. Người được chọn làm Cả làng, thường là: “Gia tư sở hữu, bút toán sở thông” như câu truyền miệng của dân gian, có nghĩa là người làm Cả làng phải có nhà cửa tài sản, là người có học. Tiêu chuẩn để chọn Cả làng bao gồm 3 điểm căn bản.

+ Cả làng phải là người trước đó đã làm hương chức trong làng. Trường hợp này thường rơi vào các vị lý trưởng và ngũ hương có uy tín sau khi thôi việc Nhà nước được dân làng bầu chọn làm Cả làng.

+ Cả làng là người có tài sản giàu có, nhà cửa to lớn rộng rãi. Tiêu chuẩn này hoàn toàn không mang tính thực dụng hoặc trọng người giàu có của dân làng mà bắt nguồn từ hai lý do:

- Các đạo sắc của làng được bảo quản ở nhà cả làng, cuối năm các đạo sắc thần được rước đưa về đình làng để tế lễ, gọi là lễ rước sắc thần. Kết thúc Tết nguyên đán, đạo sắc được rước từ đình làng đưa về lại nhà Cả làng, gọi là lễ an sắc thần. Do đó nhà của Cả làng phải là nhà đắp kiên cố tránh được hỏa hoạn nhằm bảo quản tốt cho các đạo sắc.

- Các ngày lễ tết, lý trưởng và ngũ hương đến nhà Cả làng để lạy sắc thần, do vậy cả làng phải có tiệc rượu tiếp đãi. Thực tế nếu người có kinh tế không đủ tiềm lực thì khó có thể kham nổi chức vị Cả làng.

+ Cả làng là người thông thạo chữ Hán, giàu kinh nghiệm hiểu rộng biết nhiều nhằm để giải quyết tốt công việc tế tự và các công việc chung khác của làng.

Thực tế chức Cả làng chẳng đem lại quyền lợi gì cho người giữ chức vị đó, duy nhất điều ông Cả làng mong đạt đến là được mọi người trong làng kính trọng, đến khi chết được vinh dự đưa ma trong tiếng trống chầu. Trong làng vinh dự đưa ma có trống chầu chỉ có ở chức vị: Cả làng, chủ xóm, chủ lân.Mọi thành viên khác trong làng kể cả Lý Trưởng, Ngũ hương cũng không có được vinh dự đó. Đây là vinh dự lớn vì vậy dân gian có câu “Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không trống”.

Vai trò thần quyền của chức vụ Cả làng thực sự vô cùng lớn lao, ông ta là người đại diện cho tất cả mọi ý muốn khát vọng của dân làng. Cả làng đóng vai trò trung gian giữa dân làng và thần linh là vị chủ tế trong mọi cuộc lễ tế. Cả làng cầu khẩn với thần linh đem lại mưa thuận gió hòa, cho dân làng được mùa, trong làng không xảy ra tai ương dịch bệnh.

Trong chu kỳ một năm, Cả làng đứng ra chủ trì nhiều nghi lễ:

Lễ tết Nguyên Đán:

Ngày 24 tháng Chạp, Cả làng làm lễ dựng nêu ở đình. Sáng ngày mồng một tết, Cả làng đến đình làm lễ ra mắt thần.

Từ ngày mồng một đến mồng hai tết, Cả làng ở nhà để các vị Lý trưởng, Ngũ hương và cựu hương chức đến lạy đạo sắc thần của đình. Sáng mồng ba ông Cả làng chủ trì lễ rước sắc thần từ nhà đến đình làng.

Tối mùng 3 tết nguyên đán, vào khoảng đầu giờ Hợi, ông Cả cùng các vị tân cựu hương chức và các vị chủ xóm tề tựu ở đình làng làm lễ tế động thổ. Lễ vật dâng hiến cho thần gồm có trầu cau và gà. Trong nghi lễ cúng động thổ, ông Cả làng làm chủ tế, Lý trưởng và Hương Bộ làm bồi tế, điển nghi xướng lễ và điển lễ đọc văn tế. Sau lễ cúng dâng thần, ông Cả làng hỏi thầy phù thủy hướng đại lợi, may mắn và ông Cả xúc đất bỏ về hướng thầy phù thủy chỉ dẫn. Chẳng hạn thầy phù thủy cho biết trong năm tới hướng đại lợi là đông tây thì ông Cả làng xúc đất từ bên đông đổ qua bên tây; đại lợi là nam bắc thì xúc đất từ phía nam đổ về phía bắc.

Đến sáng mồng 4 tết, ông Cả làng cùng các vị Lý Hương làm lễ cáo thần ở trong đình và rước thần sắc để vào trong Long đình, sau đó khiêng ra nhà trò. Nhà trò xây dựng ở phía trước đình mục đích cho thần ở chứng kiến sự vui chơi trong ba ngày tết của dân làng. Giữa nhà trò đặt Long đình, hai bên nhà trò cắm cờ ngũ hành. Ông Cả làng quỳ bên ngoài nhà trò dâng hương cúng thần, trong lễ có điển nghi đọc văn tế.

Sau nghi lễ cung nghinh thần ở nhà trò, dân làng khởi sự vui chơi các hội hè như: Đua ghe, Sới vật, dồi bóng. Trong các trò chơi hội hè này, vai trò của ông Cả làng thật sự quan trọng, là vị trọng tài phân xử thắng thua hoặc phạt vạ những người có hành động xúc phạm thần linh. Ông Cả làng xem xét kỹ lưỡng diễn biến của các trò chơi để phán xử. Ví như trong lễ hội đua ghe; các ghe bơi trước khi đua phải quay hướng chầu vào nhà trò nếu như vi phạm bị xem như xúc phạm thần linh. Tất cả các ghe đua phải so đều nhau đợi tiếng trống của ông Cả làng gióng lên mới quay đầu ngược lại và bơi, nếu ghe bơi sớm hơn tiếng trống thì sẽ xem như là thua. Trong trò chơi Sới Vật, ông Cả làng hướng dẫn cho các đô vật làm lễ bái các vị tiền hiền ở bên trong đình, sau đó ông Cả đóng vai trò là trọng tài trong cuộc đấu vật. Mỗi đô vật đại diện cho mỗi xóm và người quyết định thắng thua là cả làng. Trò chơi cuối cùng của ngày tết là hội “dồi bóng” diễn ra vào ngày mồng 7. Trong lễ hội này ông Cả làng tập trung các trai tráng trong làng đến bến ghe của làng. Bắt đầu trò chơi, ông Cả cầm quả bóng ném xuống nước, trai làng bơi lội tranh nhau ai tranh được coi như phần số người đó sẽ gặp may mắn trong năm.

Kết thúc ngày lễ tết ở đình là lễ cúng tạ thần, Chủ tế: ông Cả làng, Bồi tế: Lý trưởng và Phó lý. Lễ vật là một con heo lớn. Mục đíchn lễ cúng là tạ thần và đãi dân bơi. Kết thúc những ngày hội vui vẻ, dân làng tin tưởng vào năm mới với sự khởi đầu tốt đẹp. Các đạo sắc phong thần ở đình làng được rước đưa về lại nhà ông Cả làng.

Trong các lễ tế khác của làng ở đình như: Thượng Nguyên (15/1), Tam Hoàng Ngũ Đế ( Gia Long phục nghiệp) (2/5), Trung Nguyên (15/7), Kỳ Yên (1/8), Hạ Nguyên (15/10) đều do ông Cả làng làm chủ tế.

Ông Cả làng còn thực hiện việc dàn xếp các vụ tranh chấp, các vụ việc phạm hương ước trong làng, bởi ông Cả làng là người được dân làng kính nể, tôn trọng và giao phó cho công việc này. Tuy nhiên để giải quyết vụ việc, ông Cả làng phải phối hợp với máy Lý hương và dựa trên cơ sở hương ước của làng.




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương