Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


CHƯƠNG II ĐẢO LÝ SƠN TRONG THỜI TIỀN SỬ



tải về 1.22 Mb.
trang4/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36

CHƯƠNG II

ĐẢO LÝ SƠN TRONG THỜI TIỀN SỬ

VÀ SỰ XÁC LẬP VĂN HÓA VIỆT




I/ THỜI TIỀN SƠ SỬ TRÊN ĐẢO LÝ SƠN

1. Lịch sử nghiên cứu:


Các thư tịch dưới triều Lê, Nguyễn của Việt Nam khi đề cập đến sự hình thành cư dân trên đảo Lý Sơn thì hầu như chỉ nói đến sự khai cứ lập làng của các dòng họ người Việt đến đảo Lý Sơn về cư dân của các văn hóa trước đó không thấy các tài liệu trên nhắc đến.

Đầu thế kỷ 20, trong tài liệu: Inventaire descriptif des monument Camse L, An Nam., H.Parmentier - một nhà khảo cổ học người Pháp đề cập đến địa điểm chùa Hang, ông cho rằng đây là ngôi đền của Champa, bởi trong nội thất chuøa Hang có đặt rất nhiều tượng thần trên các bệ thấp bằng đá sa thạch. Ngoài di tích chùa Hang H.Parmentier không đề cập đến bất cứ một địa điểm văn hóa tiền sơ sử nào khác trên đảo Lý Sơn.

Năm 1979 và năm 1990 có hai đợt khảo sát của các cán bộ Viện sử học, Viện Hán Nôm và Trường đại học quốc gia Hà Nội tại đảo Lý Sơn. Mục tiêu của các cuộc khảo sát nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự định cư các dòng họ trên đảo và các vấn đề liên quan đến đội Hoàng Sa thời Nguyễn để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặc dù, có sự quan tâm đến dấu tích của các cư dân thời tiền sơ sử từng sống trên đảo Lý Sơn song đoàn không tìm thấy. Năm 1996 cuộc khảo sát và đào thám sát của cán bộ nghiên cứu khảo cổ của Bảo tàng Sở VHTT tỉnh Quảng Ngãi thực hiện đã phát hiện lớp cư trú của cư dân tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Hố thám sát thực hiện ở khu vực Xóm Ốc xã Lý Vĩnh huyện đảo Lý Sơn đã cho thấy tầng văn hóa của lớp cư trú coù chiều dày khoảng 1m60, chứa đựng phong phú các di vật văn hóa cùng sự xuất hiện của ba mộ chum. Mộ chum ở lớp văn hóa muộn là Chum Hán chứa đựng bên trong các đồ tùy táng như nồi gốm Bình Châu, hủ gốm Hán và dao găm sắt. Mộ chum kiểu dạng nồi gốm nằm ở lớp văn hóa sớm trong tầng cát vô sinh, bên trong chum có các đồ tùy táng: Chân đế gốm và một ít mảnh xương trẻ em cải táng. Chum dạng nồi này mang phong cách nồi gốm Long Thạnh - giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh.

Sự phát hiện và công bố kết quả thám sát và nghiên cứu, về văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn của Đoàn Ngọc Khôi ở Hội nghị khảo cổ học năm 1996 đã thực sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài. Năm 1997 Viện khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tổng hợp Sở VHTT Quảng Ngãi tiến hành khai quật di chỉ Xóm Ốc, nhằm làm rõ nguồn gốc cư trú, lịch sử hình thành văn hóa văn minh của cư dân thời tiền sơ sử ở trên đảo Lý Sơn.

Cuộc khai quật năm 1997 có hố đào diện tích 60m2 tìm thấy tầng văn hóa dày trên 1m6 chứa đựng hàng trăm di vật của người tiền sử đã từng sử dụng sinh sống bao gồm các loại đồ gốm, đồ xương, vỏ ốc, kim loại, đá... Đặc biệt trong hố khai quật tìm thấy mộ song táng còn nguyên di cốt và đồ tùy táng. Niên đại phóng xạ C14 địa điểm Xóm Ốc của đợt khai quật năm 1997 có khả năng nhầm lẫn do công tác lấy mẫu tại hiện trường. Do vậy các nhà khoa học chỉ biết đến khung niên đại Xóm Ốc qua phương pháp loại hình học, văn hóa Sa Huỳnh Xóm Ốc có nguồn gốc từ các di tích tiền Sa Huỳnh Long Thạnh, Bình Châu phát triển đến giai đoạn muộn ở đầu công nguyên tồn tại cách nay khoảng 2500 năm.

Tiếp đến những cuộc khảo sát và thám sát năm 1998 của Viện khảo cổ học Việt Nam tại địa điểm Suối Chình ở xã Lý Hải, mục đích để kiểm tra sự mở rộng cư trú của cư dân tiền sơ sử trên đảo Lý Sơn và sự chuyển tiếp giữa VHSH lên văn hóa Champa trên phương diện về gốm. Tại di tích Suối Chình đã phát hiện khu cư trú của cư dân VHSH và cư dân Champa.

Trong hai năm 1999 và 2000 với sự hổ trợ kinh phí của đề tài chúng tôi đã và đang triển khai một số hố thám sát khảo cổ học trên đảo Lý Sơn để bổ sung tư liệu và hoàn chỉnh bức tranh tổng thể về nền văn minh thời xa xưa trong thời đại kim khí của người tiền sử đã từng tồn tại trên đảo Lý Sơn mà dạng văn hóa vật chất của nó được giới chuyên môn gọi là văn hóa Sa Huỳnh hải đảo.

2. Văn hóa tiền sơ sử trên đảo Lý Sơn:

2.1- Dạng văn hóa vật chất của cư dân Sa Huỳnh hải đảo:


Trong hai cuộc thám sát 1996 và khai quật 1997 đã thu được khoảng vài trăm hiện vật nguyên từ chất liệu đá, kim loại, đồ gốm, đồ xương, đồ thủy tinh và hơn 40.000 mảnh gốm cổ đã phản ánh đời sống sinh hoạt đa dạng và phong phú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn.

Đồ gốm nguyên tìm thấy gồm các loại chum, nồi, hủ, bát. Chum gốm có chức năng là quan tài của người chết bên trong đặt các đồ tùy táng và ở một vài chum có chứa hài cốt trẻ em được cải táng.

Chum táng ở đặc điểm Xóm Ốc có ba kiểu loại khác nhau, loại hình chum giai đoạn sớm phát hiện trong 2 hố thám sát năm 1996 tìm thấy 2 chiếc nằm trong lớp cát trắng sinh thổ ở độ sâu khoảng từ 1,15m - 1,60m. Dạng chum này có thể gọi là mộ nồi, nó có đường kính bụng từ 25cm - 35cm, cao trung bình khoảng 20cm, da chum màu đen xám và xám mốc, toàn thân trang trí văn thừng, xương gốm thô đen, miệng bẻ loe, có chiếc còn dấu vết của sự ghè miệng, các chum đựng đầy cát bên trong, một chiếc có đồ tùy táng là chân đế gốm và một ít xương trẻ em được cải táng gồm xương hàm, xương đùi, xương chi và xương trán.

Kiểu chum táng dạng mộ nồi tìm thấy ở lớp sát sinh thổ của di tích Xóm Ốc có phong cách đặt trưng giống với dạng nồi gốm Long Thạnh, đồng thời kiểu cải táng hài cốt trẻ em trong Chum ở Xóm Ốc giống với Mỹ Tường (Thuận Hải) được các nhà khảo cổ học tìm thấy trước đó (Phạm Đức Mạnh 1985), thông qua kiểu loại hình mộ nồi này chúng ta thấy rõ ràng ở giai đoạn sớm Xóm Ốc đã có mối liên hệ trực tiếp với di tích tiền Sa Huỳnh Long Thạnh.

Loại hình chum giai đoạn giữa tìm thấy 1 chiếc trong hố khai quật 1997 thuộc mộ táng số 5 (Phạm Thị Ninh, Đoàn Ngọc Khôi, 1999). Chum nằm ở độ sâu 1m được chôn đứng bị ghè ở phần miệng, bên trên có nắp đậy bằng bát bồng. Chum có dạng là nồi gốm lớn, bụng phình đường kính khoảng 37,5, đáy tròn vai hơi xuôi ngang gãy góc, miệng loe toàn thân tô hồng hoàng và trang trí văn thừng, quanh vai miết láng và tô 1 băng chì (graphite) xương gốm dày hơi cứng. Chiếc chum dạng mộ nồi này có phong cách hoàn toàn giống với kiểu nồi gốm Bình Châu. Trong mộ nồi có xương trẻ em cải táng và kèm theo 13 hạt chuỗi làm từ vỏ ốc hoa được ghe thủng ở phần lưng. Rõ ràng dạng mộ nồi ở lớp giữa trong tầng cư trú của di chỉ Xóm Ốc giống với kiểu nồi gốm của văn hóa tiền Sa Huỳnh, Bình Châu. Ngoài ra cùng với sự bổ sung thêm tư liệu về gốm, công cụ cuốc đá Bình Châu trong tầng cư trú của di chỉ Xóm Ốc đã cho thấy rằng văn hóa Sa Huỳnh Xóm Ốc trong sự phát triển của nó văn hóa tiền Sa Huỳnh, Bình Châu đã đóng vai trò là động lực quan trọng trong quá trình thành tạo và phát triển.

Lớp văn hóa muộn hơn thuoôc giai đoạn đỉnh cao sắt sớm, văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc đã có sự tiếp xúc mạnh mẽ đối với văn hóa Hán. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 6.839 mảnh gốm văn ô vuông mang phong cách Hán phân bố ở độ sâu từ 0,30 - 0,60m và xen lẫn với gốm Champa và đồ sành sứ. Đồng thời trong hố khai quật 1996, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở độ sâu 0,75m của lớp văn hóa muộn đã xuất hiện loại hình chum Hán, Chum có dạng nồi đáy bằng bụng phình. Toàn thân trang trí văn in hình kỷ hà, miệng được đậy kín bởi 1 nồi gốm. Bên trong chum có đồ tùy táng: Nồi gốm, dao găm sắt và hũ gốm. Đây là loại Chum Hán điển hình của vùng Hoa Nam (Trung Quốc).

Ngoài kiểu mộ quan tài là chum, nồi gốm cư dân Sa Huỳnh Xóm Ốc còn có kiểu mộ song táng tìm thấy trong hoâ khai quật năm 1997 với các đặc điểm sau: Di hài được chôn trong huyệt đất hình chữ nhật, đặt theo hướng bắc - nam chếch tây, bên trên và xung quanh có kè đá và vỏ sò, ốc biển lớn. Trước khi đặt thi hài xuống, người cổ Xóm Ốc đã rải một lớp cát vàng mỏng lên nền sinh thổ cát trắng, rồi phủ lên trên một lớp mảnh gốm. Quan sát trên hiện trường di cốt được chôn theo tư thế nằm thẳng, đầu đặt theo hướng mộ, mặt quay hướng Nam. Di cốt này phần sọ bị vỡ mất một phần đỉnh nhưng phần mặt và hàm răng còn khá nguyên vẹn, phần chi tay còn tương đối nguyên nhưng bị mất phần chân. Mặc dù, di cốt không còn đầy đủ nhưng dựa vào những yếu tố thể hiện giới tính như: Mỏm chũm và u chỏm người lớn, xương hàm trên và xương hàm dưới thô, xương đòn lớn, hệ số nanh trên.... Nguyễn Lân Cường đã xác định đây là di cốt nam giới khoảng 50-60 tuổi. Đặc biệt di cốt này có hiện tượng thiếu răng và cà răng (Nguyễn Lân Cường 1998). Nằm so le với di cốt của người đàn ông là một di cốt khác lớn hơn, hộp sọ và các xương chi đều lớn và dài. Di cốt được chôn theo tư thế nằm nghiêng chân co theo cùng hướng với di cốt Nam. Di cốt này có sọ thanh thoát, mõm chũm bé, ụ chẩm ngoài nhỏ, góc xương hàm dưới nhám, cơ nhai không phát triển mạnh, hố chậu lớn. Nguyễn Lân Cường đã tiến hành đo đạc nghiên cứu các yếu tố biểu hiện giới tính trên và dựa vào độ gắn liền của đường khớp sọ, diện khớp xương mu và độ mòn của răng đã xác định di cốt là một thiếu nữ khoảng 20-25 tuổi. Để xác định loại hình chủng tộc, Nguyễn Lân Cường đã tiến hành so sánh, đối chiếu 12 đặc điểm, chỉ số của hộp sọ của di cốt nữ với các chỉ số trung bình khác (X) của các sọ nữ ở LuoBoWan (Quảng Tây, Trung Quốc), người cổ Đông Sơn, người Việt và Tây Úc hiện đại. Sau khi tính toán theo công thức của F.Heincke, ông cho rằng có nhiều khả năng sọ nữ Xóm Ốc gần gũi với các sọ nữ người Việt, LuoBoWan và khác xa với các sọ nữ Tây Úc. Các kích thước của xương hàm dưới và răng của di cốt nữ Xóm Ốc cũng chứng minh di cốt này gần gũi với những đại diện Mongoloid (Nguyễn Lân Cường 1998). Có thể nói đây là một ngôi mộ khá hoàn chỉnh lần đầu tiên phát hiện thấy trong di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi.

Những hiện vật chôn theo trong mộ cũng rất phong phú, chứng tỏ chủ nhân của mộ táng đóù có một địa vị quan trọng trong cộng đồng thị tộc. Kiểu tùy táng trong ngôi mộ này như sau: chân đi cốt nữ có đặt nồi gốm to, phần chân co có úp một đĩa mâm bồng lớn. Dọc theo thân hai thi hài về phía bên phải có thôn theo đĩa mâm bồng, bình con tiện và nồi gốm nhỏ. Những đồ gốm này đều có dáng vai gãy mang phong cách gốm Bình Châu, được trang trí màu đỏ và màu đen ánh chì, kết hợp với những mô típ hoa văn khắc vạch tinh xảo. Trên ngực trái của thi hài người phụ nữ đặt một vỏ ốc biển to có vân hoa màu hồng rất đẹp, nhân dân địa phương gọi loại ốc này là ốc Đụn (tên khoa học là Textus (Rochia) maximus). Ở vị trí tai trái có một mảnh gốm văn thừng ô trám to, đặc biệt trên khuỷu tay trái có một mũi tên đồng dạng Bình Châu, có lẽ là biểu tượng cho quyền uy.

Nghiên cứu hai di cốt và kiểu chôn cất huyệt đất của hai mộ táng trong hố khai quật đã cho thấy rằng đây là mộ táng của chủ nhân di chỉ Xóm Ốc là cư dân của văn hóa Sa Huỳnh, ở giai đoạn văn hóa Bình Châu

Trong hố khai quật năm 1997 đã tìm thấy số lượng lớn hiện vật, có thể phân chia từng nhóm theo chất liệu như sau: Hiện vật đá bao gồm 8 chiếc cuốc đá và 2 rìu đá cộng với 2 cuốc đá, 1 bên đá và 1 hạch đá tìm thấy trong hố thám sát năm 1996 đã nâng số công cụ đá được phát hiện và nghiên cứu là 14 chiếc. Ngoài ra còn có 59 hiện vật đá khác như chày nghiền, bàn nghiền, bàn mái, hòn kê, bàn nghiền ... được tìm thấy trong tầng cư trú.

Hiện vật xương có 225 kim xương và mũi nhọn xương tìm thấy trong lớp cư trú của cư dân cổ Xóm Ốc trong đó có 110 chiếc kim xương được chế tác từ xương hom cá theo phương thức dùi thủng lổ đế chuôi xương, lợi dụng mũi nhọn sắc bén ở đầu xương để làm kim khâu vá và khâu lưới. Các kim khâu một số được sử dụng nhiều lần mòn vẹt đầu. Mũi nhọn xương được chế tác theo cách chẻ đôi xương ngạnh của cá. Ngoài ra trong hố khai quật còn tìm thấy hiện vật bằng đồng thau như mũi tên, hiện vật bằng sắt như dao găm, kiếm sắt; hiện vật thủy tinh như hạt chuỗi hình bầu dục, khuyên tai ba nấu nhọn màu xanh diệp lục.

Đặc biệt trong hố khai quật tìm thấy các công cụ sản xuất và đồ trang sức được chế tác từ vỏ ốc biển ,nguồn nguyên liệu phong phú tại chổ, đây là điểm rất đặc trưng của cư dân cổ Xóm Ốc.

Tổng số hiện vật bằng vỏ ốc, vảy ốc, vỏ sò thu được từ tầng văn hóa và các cụm đá kè là 94 tiêu bản, bao gồm công cụ ghè đẽo bằng ốc tai tượng (Tridacna), công cụ nạo bằng vảy ốc Mặt trăng (Turbo), vỏ sò, vỏ trai biển và mảnh vòng làm từ vỏ sò, lõi vòng bằng ốc tai tượng... Những công cụ này hiện diện suốt từ trên xuống dưới của tầng văn hóa nhưng tập trung nhất vẫn là ở lớp 4 (60-80cm) bên cạnh những đồ gốm Sa Hùynh dạng Bình Châu.

Công cụ ghè đẽo Tridacna được tạo từ mảnh vỏ sò lớn, mặt ngoài có những nếp sóng như múi tôn, được xếp vào họ trai khổng lồ, tên khoa học là Tridacna sp.

Trong địa tầng hố khai quật Xóm Ốc đã tìm thấy 32.320 mảnh gốm mang đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh, được phân loại theo màu sắc, chất liệu, loại hình và hoa văn. Dựa vào màu sắc áo và xương gốm có thể phân chất liệu gốm thành ba loại: Gốm màu vàng xám, gốm màu đỏ gạch non và gốm màu đen. Gốm tô màu chủ yếu tô trên loại gốm màu vàng xám với ba loại màu khác nhau là màu đỏ, màu đen ánh chì và màu đen láng bóng. Màu đỏ và màu đen láng bóng thường hay dược tô trước khi nung tạo lớp áo màu hoặc thành băng kết hợp với những băng tỏ đen ánh chì sau khi nung.

Loại hình đồ gốm ở di chỉ Xóm Ốc phổ biến là các loại nồi, bình con tiện, đĩa mâm bồng, bát bồng... với nhiều kiểu dáng miệng và chân đế khác nhau, song chủ yếu vẫn là ba loại hình miệng loe, miệng đứng, miệng cúp. Loại hình nồi miệng loe đáy tròn chiếm số lượng lớn, loại hình đồ gốm có chân đế như bình con tiện, đĩa mâm bồng, bát có số lượng ít hơn. Trong tổng số 32.320 mảnh gốm Sa Huỳnh thu được trong hố khai quật, chúng tôi thống kê được 3.284 mảnh miệng và 11 mảnh chân đế bát, bình và mâm bồng. Trong đó kiểu miệng loe chiếm tỷ lệ áp đảo 93,18% (3060 mảnh) tổng số mảnh miệng, ngoài ra còn có kiểu miệng đứng và miệng cúp.

Hoa văn gốm có di chỉ Xóm Ốc có hai loại: Hoa văn kỹ thuật và hoa văn trang trí. Hoa văn kỹ thuật nhằm tạo nên độ bền chắc của bề mặt đồ gốm, đó là loại văn được tạo nên bởi phương pháp đập và phương pháp chải. Văn đập có hai kiểu loại: đập quấn dây xe lỏng và đập khắc rãnh. Bằng phương pháp bàn đập có quấn dây, người cổ Xóm Ốc đã tạo ra một loại văn thừng tết lỏng, có loại thô, loại vừa, loại mịn. Văn đập khắc vạch tạo nên những đường nổi song song, bước sóng ngắn dồn dập, những rãnh văn được khắc sẵn vào bàn đập, phương pháp tạo văn cùng giống như cách tạo văn thừng. Với những chiếc que có một hay nhiều răng, người cổ Xóm Ốc đã tạo nên những mô típ khắc vạch khuông nhạc, sóng nước, nửa đường cong, hình ngọn lửa, những băng hình tam giác lộn đầu giống như văn trang trí trên một loại hình "lọ hoa" Long Thạnh. Bên cạnh các mô típ hoa văn in bằng mép và lưng vỏ sò, còn có văn ấn bằng đầu móng tay hay đầu que, văn in cuống rạ và in chạm zích zắc. Người cổ Xóm Ốc đã sử dụng màu đỏ, màu đen ánh chì và trên một vài chân đế, mâm bồng có hiện tượng tô màu đỏ, làm nền cho các họa tiết trang trí cùng đường song song ngắn màu trắng để làm tăng tính thẩm mỹ cho đồ gốm.

Thống kê phân loại hoa văn trên đồ gốm Xóm ốc, có thể nhận thấy hoa văn kỹ thuật có số lượng lớn hơn hoa văn trang trí, nhưng điều đó không có nghĩa là người cổ Xóm Ốc kém trình độ thẩm mỹ. Hãy thử quan sát rất riêng một loại hình văn khắc vạch hình sông nước với bước đường sóng ngắn nối nhau trãi dài gợi lên sự êm đềm, xen kẽ những khuông nhạc tạo điểm nghỉ cho mắt nhìn, nhưng cũng có những mô típ văn sóng dồn, bước sóng ngắn, trên bôi nhẹ ánh chì tạo nhịp điệu của sóng chuẩn bị cho những đợt sóng bạc đầu. Bên cạnh đó còn có những văn khắc vạch đơn tạo hình ngọn lửa đang cháy và những đường cong hở kết hợp với văn in vỏ sò. Toàn bộ những nét hoa văn đó chính là thể hiện sự tài hoa lãng mạn của người cổ Lý Sơn và đó cũng chính là nét riêng truyền thống của cư dân cổ Sa Huỳnh.

Cùng với những đồ gốm nguyên và mảnh gốm, chúng tôi còn tìm được trong hố khai quật 1 dọi xe chỉ và 2 hạt chuỗi bằng đất nung. Chắc chắn cư dân cổ Xóm Ốc đã biết đến việc xe sợi dệt vải.

Ngoài ra trong hố khai quật tìm thấy 6.839 mảnh gốm phong cách in ô vuông Hán và 2.770 mảnh gốm Sa Huỳnh - Chăm, trong đó đồ gốm mang phong cách Sa Huỳnh - Champa có mặt từ buổi đầu của giai đoạn muộn. Gốm mang phong cách Hán xuất hiện sớm hơn một chút. Còn gốm Sa Huỳnh đã xuất hiện từ đầu và giữ vai trò chủ đạo trong tầng văn hóa. Trong quá trình phân loại thống kê gốm khó có thể phân biệt rạch ròi gốm Sa Huỳnh muộn với gốm Chàm sớm. Thực tế không thể có sự phân biệt và định dạng gốm Chăm, mà chủ yếu là dựa trên tiêu chí về kỹ thuật, có khác chăng là gốm mỏng và cứng hơn. Nên chúng tôi sử dụng thuật ngữ Sa Huỳnh - Chăm để chỉ loại gốm này Gốm văn in ô vuông với đường nét rõ ràng nhưng chưa sắc cạnh, thường có màu đỏ gạch non và màu ghi xám, xương gốm mịn, ít pha chất "phụ gia" hơn gốm Sa Huỳnh và độ nung thấp hơn gốm Hán điển hình, chúng tôi gọi đây là gốm mang phong cách Hán sự có mặt của gốm mang phong cách Hán và gốm Champa ở lớp trên trong tầng văn hóa đã chứng tỏ có sự chuyển biến từ nền văn hóa Sa Huỳnh đến nền văn hóa Champa mà yếu tố văn hóa Hán chỉ mang ý nghĩa chất "xúc tác" thúc đẩy nhanh sự chuyển biến đó.

Kết quả điều tra khảo sát và khai quật di chỉ Xóm Ốc trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã cho phép chúng ta nhận biết được di tích Xóm Ốc là một di chỉ cư trú xen lẫn mộ táng của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Với một tầng văn hóa dày từ 110cm đến 150cm, chỉ tính riêng trong hố khai quật 60m2 đã thu được hơn một chục chiếc nồi gốm, bình con tiện, bát đĩa mâm bồng cùng với hàng chục nghìn mảnh gốm bị vỡ từ những đồ đựng nguyên. Trong tầng văn hóa đồ gốm mang đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh giữ vai trò chủ đạo, xuyên suốt nhưng có diễn biến từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn. Ở giai đoạn sớm (độ sâu từ 80cm trở xuống) ñoă gốm mang phong cách gốm Long Thạnh như loại bình nồi miệng loe cổ ngắn đáy tròn - văn thừng tết lỏng, loại hình bình cổ cao có trang trí những băng hình tam giác song hành đối đỉnh và những họa tiết trang trí đẹp trên gốm bằng thủ pháp miết láng, khắc vạch, in ấn mép sò hay ống tròn hình cọng rạ. Bên cạnh loại hình và hoa văn gốm mang phong cách Long Thạnh, trên một vài đồ gốm ở giai đoạn sớm đã có hoa văn in ấn chấm kiểu zich zăc giống hoa văn trên gốm ở di chỉ Bích Đầm, thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Xóm Cồn. Đồ gốm mang phong cách Long Thạnh thường có độ dày, mỏng trung bình, màu trang trí chủ yếu là màu đỏ tươi và đỏ nâu, màu đen bóng và đen ánh chì. Song hành với kiểu gốm Long Thạnh, dường như muộn hơn một chút là những kiểu dáng đồ gốm vai gãy đát chọn vát nhọn, cũng với những mô típ nữa đường cong đặc trưng của đồ gốm Bình Châu. Hoa văn trang trí bằng thủ pháp khắc vạch, in ấn nét vẽ những đường song song ngắn bằng một loại bột mịn màu trắng. Mặc dầu xuất hiện sau đồ gốm kiểu Long Thạnh, nhưng đồ gốm kiểu Bình Châu lại tồn tại lâu dài với số lượng lớn hơn. Cùng với những loại hình đồ gốm nêu trên là những di vật đặc trưng kèm theo. Tại di chỉ Xóm Ốc đã phát hiện dược hơn một chục chiếc cuốc và rìu đá có hình dáng gần gũi với những chiếc cuốc, rìu đá của Bình Châu Long Thạnh. Đặc biệt gắn với đồ gốm kiểu Bình Châu là phương thức chôn huyệt đất và mũi tên dẹt có cánh chuôi ngắn bằng đồng. Nhưng phổ biến hơn vẫn là công cụ ghè đão làm từ vỏ trai tai tương (Tridacna) và công cụ nạo làm bằng nắp đậy ốc Mặt trăng (Turbo). Những công cụ này có gần một trăm tiêu bản, cùng với hơn hai trăm mũi nhọn và kim xương được chế tác từ xương xá và xương động vật rất gần gũi với những công cụ trong văn hóa Xóm Cồn. Đặc biệt tích tụ văn hóa của cư dân cổ Xóm Ốc cũng có quan hệ chặt chẽ với phương thức sống của cư dân cổ Xóm Cồn (Khánh Hòa). Người Xóm Ốc có nền kinh tế cơ bản: Hái lượm ốc sò và đánh bắt cá bằng lưới. Thống kê trong một lớp đất 20cm ở độ sâu 60cm - 80cm của hố khai quật đã có 483 đốt xương sống cá và 101 hàm răng cá, cùng với gần hai triệu vỏ ốc, vỏ sò. Điều đó một mặt nói lên thiên nhiên ưu đãi con người, mặt khác chứng tỏ người cổ Xóm Ốc trên đảo Lý Sơn đã biết định hướng phương thức sống là khai thác biển ven bờ và đi khơi xa bờ.

Như vậy, với những dữ liệu khảo cổ học thu được ở giai đoạn sớm của di chỉ Xóm Ốc đã có hai yếu tố văn hóa cấu thành nền văn hóa Sa Huỳnh Xóm Ốc đó là: Yếu tố Long Thạnh và yếu tố Bình Châu. Và xa hơn có sự ảnh hưởng của văn hóa Xóm Cồn với loại công cụ và đồ trang sức vỏ ốc ôû Mỹ Tường (Thuận Hải) với kiểu mộ chum táng hài cốt trẻ em, đồ tùy táng là hạt chuỗi vỏ ốc hoa. Yếu tố Long Thạnh có mặt từ lớp sớm nhất của di tích Xóm ốc, đóng vai trò là cội nguồn động lực thành tạo nên VHSH ở Xóm Ốc. Muộn hơn một chút, hiện diện kế sau trong tầng văn hóa của Xóm Ốc là yếu tố Bình Châu. Sự hiện diện xuyên suốt của yếu tố Bình Châu chứng tỏ Bình Châu là khâu nối giữa Sa Huỳnh sớm và Sa Huỳnh cổ điển như có người quan niệm (Ngô Sĩ Hồng 1987), hay nói đúng hơn là thông qua những bằng chứng khảo cổ học thu được ở di chỉ Xóm Ốc có thể nhận thấy được Bình Châu là một giai đoạn chuyển tiếp từ Tiền Sa Huỳnh đến Sa Huỳnh.Yếu tố Bình Châu không phải chỉ nổi trội ở di chỉ Xóm ốc, mà dường như xuất hiện phổ biến ở nhiều di tích thuộc nhiều vùng khác nhau ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ, góp phần rất lớn vào sự hình thành văn hóa Sa Huỳnh cổ điển. Trong giai đoạn muộn của di chỉ Xóm Ốc, bên cạnh gốm Sa Huỳnh muộn đã xuất hiện gốm Champa sớm, cùng với gốm văn in ô vuông phong cách Hán. Như trên đã trình bày, gốm Sa Huỳnh muộn ở đây vẫn mang phong cách Bình Châu nhưng cứng và thô hơn, màu sắc tô kém rực rỡ hơn phủ nhận sự xuất hiện của nhân tố văn hóa Champa ngay từ đầu giai đoạn muộn và sự tác động của yếu tố văn hóa Hán đến cư dân Sa Huỳnh muộn ở di chỉ Xóm Ốc cùng với hai niên đại cacbon phóng xạ cho phép đoán định khung niên đại của di chỉ này nằm trong khoảng ngót 3000 năm đến thế kỷ I sau Công nguyên

Những bằng chứng đó một lần nữa khẳng định cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc là cư dân bản địa, có trình độ phát triển cao và văn minh. Họ đã sống trong môi trường biển và biết ứng xử thích hợp trong điều kiện không gian biển, hải đảo, tiếp biến nhuần nhị các yếu tố văn hóa từ bên ngoài để phát triển mạnh mẽ các yếu tố nội sinh bên trong. Đồng thời trong hoạt động sống họ đã biết thay đổi của phương thức khai thác biển, săn bắt hái lượm từ ven bờ chuyển ra xa bờ tương ứng theo sự tăng tiến của số dân... Sự ứng xử thích hợp trong không gian biển và hải đảo đã đem lại kết quả là cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc đã bảo tồn cộng đồng và phát triển lâu dài từ trước đến những thế kỷ đầu Công nguyên trên vùng đảo Lý Sơn. Chính phương thức sống và thế ứng xử trước biển của người cổ Xóm Ốc đã tạo lập nên một đặc trưng riêng mang sắc thái loại hình văn hóa biển của văn hóa Sa Huỳnh.

Các cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học trên đảo Lý Sơn từ hai địa điểm Xóm Ốc và Suối Chình đã mở ra (hay nói đúng hơn) làm tăng thêm sức hút của một hướng nghiên cứu mới - hướng biển trong nghiên cứu bản sắc văn hóa Sa Huỳnh mà những sắc màu chính của nó là sự tổng hợp của 3 yếu tố văn hóa: Núi - Đồng bằng - Biển. Bên cạnh yếu tố đồng bằng với nghề nông trồng lúa nước là cơ tầng của nền văn hóa Sa Huỳnh thì sắc thái Biển của văn hóa này (qua tài liệu mới ở Xóm Ốc) cũng rất đậm đà nổi trội, hòa quyện nhuần nhuyễn vào các yếu tố khác và cũng được tôn lên rạng rỡ.

Cuộc đào ở Xóm Ốc và Suối Chình đã cho thấy: Cách đây khoảng chừng 3000 năm đã có những nhóm cư dân cổ đã từng sống lâu dài hàng ngàn năm trên các đảo ngoài khơi dọc duyên hải nước ta để lại các di tích văn hóa có các dạng văn hóa khác nhau, song đều mang sắc thái văn hóa Biển rất rõ và giữa chúng cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau được thể hiện ra trên các di tồn vật chất mà ngày nay chúng ta gặp thấy như các công cụ và đồ trang súc bằng vỏ nhuyễn thể có hình dáng, chức năng và cách chế tạo giống nhau được tìm thấy rải rác từ Thổ Chu (huyện đảo Phú Quốc) qua Hòn Cau (Vũng Tàu Côn Đảo), Bích Đầm (Khánh Hòa) đến Lý Sơn (Quảng Ngãi) và xa hơn nữa về phía Bắc mà chúng ta chưa có điều kiện phát hiện ra.

Các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở đảo Lý Sơn đã phản ánh nguồn gốc thành tạo văn hóa này là hợp tuyến, trong đó một nguồn hợp quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh là tuyến từ biển vào (nói một cách chặt cheõ hơn đó là sự tham gia của nhóm di tích phân bố trên các đảo ven bờ).

Các cư dân tiền sử trên đảo Lý Sơn đã sinh sống lâu đời, bám trụ lâu dài, với chiến lược kiếm sống của họ là khai thác hải sản và tận dụng biển khơi như một phương tiện qua lại trong suốt quan hệ giao lưu văn hóa rộng rãi của họ.

Mối quan hệ gắn bó với đất liền được thể hiện qua việc sử dụng những công cụ sản xuất như cuốc đá, vũ khí như mũi tên đồng phần cánh tô hồng hoàng hoặc tô chì kết hợp với các đồ án văn khắc vạch hình học rất sinh động trên những sản phẩm đồ gốm.

Các tài liệu của cuộc đào thám sát và khai quật VHSH ở đảo Lý Sơn còn nói lên mối quan hệ xa hơn, rộng hơn của người cổ Xóm Ốc và người Sa Huỳnh nói chung, mà nét nổi là với văn hóa Hán - Một trung tâm văn minh cổ đại của phương đông, mối quan hệ đó được truyền đến qua các văn hóa dương đại duyên hải Hoa Nam. Bằng chứng chắc chắn rõ ràng về mối quan hệ thoáng đãng, rộng mở đó là những đồng tiền ngũ thù thời Hán, những mảnh gốm và nồi táng trang trí hoa văn in kỷ hà - đặc trưng của gốm vùng Quảng Đông thời đại kim khí.

Niên đại tuyệt đối của VHSH Xóm Ốc được biết qua hai mẫu than xét nghiệm phóng xạ C14. 109cm (hố đất đen). Mẫu thứ hai được lấy ở độ sâu 80cm, nằm gần vết tích bếp, đá kè, xương rộng động vật, gốm Sa Huỳnh nhưng cũng rất gần vị trí của Tiền Đồng Ngũ Thủ (Đông Hán). Những mẫu than này được phòng xét nghiệm của Trường Đại học Quốc gia Canberra (Úc) phân tích niên đại C14, kết quả phân tích niên đại C14 như sau:

- Mẫu 1: 97XOHIL6a1 (109cm): 1910 ± 60BP

- Mẫu 2:: 97XOHIL5d1 (80cm): 1900 ± 60BP.

Hai niên đại C14 trên chỉ có tính chất tham khảo, về phương pháp phân tích loại hình học đã cho phép chúng ta nhận thức giai đoạn văn hoá di chỉ Xóm Ốc tồn tại trong khoảng 3000 năm cách ngày nay..



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương