Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


Các vấn đề bảo vệ và phân chia nguồn lợi biển và rừng của làng



tải về 1.22 Mb.
trang9/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   36

4. Các vấn đề bảo vệ và phân chia nguồn lợi biển và rừng của làng:


Trong nguồn lợi biển đáng kể nhất là nguồn lợi cá Trích từ thập niên 40 trở về trước, hàng năm đến kỳ tháng 7, 8, 9 cá Trích ngoài biển Đông tụ về các vũng nước lặng được bao bọc bởi những doi cát trải dài ở phía Tây, Nam và Đông của đảo. Nhiệm vụ theo dõi đàn cá về được giao cho thủ khoán (còn gọi là Xeo) sau đó báo cho ông Cả Làng biết. Ông Cả Làng sẽ tập trung dân làng định ngày đánh bắt cá. Hương ước của làng qui định, khi Cả làng chưa cho phép đánh bắt, nếu vi phạm sẽ bị phạt.

Khi nước triều rút, cá sẽ bị mắc cạn trong các vũng gọi là đầm ốc, dân làng Lý Hải và Lý Vĩnh trật tự thành 2 hàng dài ở trên và ở dưới vây đuổi cá chạy vào đầm ốc, sau đó quây tròn xung quanh để đánh bắt cá. Quy định của làng là chỉ được dùng chài, xúc vợt hoặc tay nhưng cấm tuyệt đối không được sử dụng lưới để bắt cá, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt thu lưới. Trong thời gian khai thác cá trích làng không cho dùng lưới bắt các loại cá lớn ở xung quanh đảo như: cá nháy, cá nhồng... mục đích để cho các loại cá lớn này đuổi cá trích chạy vào các gờ doi cát xung quanh đảo.

Sự phân chia nguồn lợi cá trích bắt được theo cách giản đơn, làng quy định khi dùng chài bắt cá, mỗi một lần chài thì phải đem lên bờ rũ chài, cá rơi ra ngoài thuộc về làng, cá còn nằm trong chài thuộc về người chài... Làng lấy cá đem bán sung tiền vào ngân qũy tế tự của làng. Riêng nếu người chài cá là ông thủ khoán (xeo), ông Giáp thì không phải nộp cá cho làng, đây được xem như là quyền lợi mà làng trả công. Ngoài ra nếu bắt cá bằng vợt hoặc dùng tay thì được miễn chia cho làng, xem đây là nguồn lợi trời ban mọi dân làng được hưởng. Do đó mới có câu truyền tụng dân gian: "Thượng Sơn lâm cấm, Hạ Hải đầm ốc, dữ dân đồng chi”. Có nghĩa là: "Cấm khai thác nguồn lợi rừng trên núi, nguồn lợi các đầm ốc dưới biền dân làng được quyền chia nhau khai thác”.

Vấn đề “Thượng Sơn Lâm Cấm” trong giai đoạn trước năm 1945, làng Lý Vinh và Lý Hải thực hiện việc bảo vệ nghiêm ngặt. Làng quy định cây cối trên núi cấm mọi người trong làng chặt phá, nếu ai có nhu cầu làm nhà cần đốn cây thì phải trình báo xin phép làng, nếu có hành động tự ý đốn cây làng sẽ chiếu theo hương ước mà nghiêm trị. Hình thức là cùm chân, gông cổ giam nơi chòi canh của làng, đồng thời người vi phạm phải nộp tiền phạt tương ứng kích thước cây gỗ bị chặt phá. Thủ khoán là người bảo vệ rừng, nếu phát hiện có sự xâm phạm liền báo cho cả làng để làng có biện pháp xử lý.


1/- Cơ cấu tổ chức Vạn:


1.1- Hoạt động của Vạn: Vạn nghiã nguyên gốc là bầy ghe đậu ở bến, sau đó các ghe hợp nhất lại với nhau thành một làng chài có bến nước riêng. Thời Nguyễn, Vạn là đơn vị hành chính cư trú của người làm nghề chài lưới, chuyên hoạt động trên sông biển.

Tại Lý Sơn có 2 Vạn: Vạn Vĩnh Thạnh ở về phía Tây đảo thuộc địa bàn của xã Lý Vĩnh có các bến: bến Ngoài, bến Đình, bến Đá. Vạn An Sơn sau đổi thành An Phú ở về phía Đông đảo thuộc địa bàn Lý Hải, ghe neo đậu ở bến Đình.

Thời Nguyễn tổ chức Vạn ở Lý Sơn hoạt động mạnh với các hình thức đánh bắt cá khai thác thủy sản bằng loại ghe bầu 25 thước trở xuống bằng các loại lươí đan bằng nhợ lấy từ vỏ cây gai đem bán ở các cửa Sa Cần, Sa Ky, Cửa Đại, cửa Thanh Khê, Hiệp Hòa (Chu Lai - Quảng Nam). Đặc biệt Vạn có những ghe bầu có chiều dài từ 35 thước trở lên dùng để chở các loại hàng hóa trao đổi buôn bán với nơi khác. Tại Lý Sơn các ghe bầu chở hàng hóa như: Đá vôi, mủ cây chai mắm (cây xác máu) để làm ghe sau đó mua gạo từ nơi khác đem về bán ở Lý Sơn. Một số ghe Vạn khác đi mang muối Sa Huỳnh và Tịnh Hòa chở vào trong Nam bán; đồng thời chở đá và sắt đem về bán cho thương nhân người Hoa ở Tam Kỳ (Quảng Nam). Như vậy hoạt động kinh tế của Vạn trên một bình diện không gian rộng và phát triển phồn thịnh.

Ngoài ra đặc biệt hơn, ở Lý Sơn có làng nghề chuyên đóng ghe bầu tại Bến Đá (Lý Vĩnh). Làng nghề đóng ghe bầu truyền thống ở Lý Sơn có thờ tổå nghề của làng nghề, đây là nơi qui tụ các nghệ nhân chuyên đóng ghe bầu. Từ năm 1947 thực dân Pháp khủng bố, tiêu hủy các phương tiện ghe bầu ở Lý Sơn khiến cho làng nghề đóng ghe bầu ở Lý Sơn không còn hoạt động, các thợ đóng ghe bầu phiêu dạt vào đất liền đến các nơi Phú Thọ, Tịnh Kỳ (Quảng Ngãi), Tam Kỳ (Quảng Nam) để tiếp tục nghề đóng ghe.

Như vậy, từ năm 1945 về trước, Vạn đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Lý Sơn trên ba phương diện: Khai thác biển, thương mại trên biển và nghề thủ công đóng ghe bầu, đan lưới. Đến nay những ngư dân Vạn Vĩnh Thanh và Vạn An Phú vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế huyện đảo.

2.2. Cơ cấu tổ chức của Vạn


Tổ chức Vạn được phân chia như sau:

- Người đứng đầu một Vạn là chủ Vạn. Chủ Vạn có vai trò quan trọng trong việc quản lý các thuyền hộ (cát lái - ngư dân) và trong việc tế tự ở các lăng Cá Ông, dinh Thủy Thần. Chủ Vạn là người được các cát lái (ngư dân) bầu, nhiệm kỳ chức vụ từ 1 năm đến 3 năm, tùy theo khả năng của người làm Chủ Vạn. Tiêu chuẩn để chọn chủ Vạn :

- Chủ Vạn là người có nhiều ghe, có hiểu biết, giàu kinh nghiệm đi biển và đánh bắt cá, khai thác thủy sản.

- Chủ Vạn phải là người đã có tham gia trong tổ chức Vạn. Tuổi của chủ Vạn từ 58 - 60 tuổi trở lên, có lẽ với khoảng tuổi này chủ Vạn trở thành người giàu kinh nghiệm sản xuất, chỉnh chu trong vấn đề tế tự.

- Chức chủ Vạn không có tính chất cha truyền con nối, song khi người cha làm chủ Vạn muốn con kế tục chức vụ của họ, thì cất nhắc con làm chấp sự Vạn sau đó làm trùm Vạn lúc đó mới có điều kiện để được cát lái bầu lên chức chủ Vạn.

Dưới chủ Vạn là Trùm Vạn làm nhiệm vụ phó, giúp đỡ Chủ vạn trong quản lý các thuyền hộ và làm nhiệm vụ bồi tế trong các cuộc tế lễ ở các lăng thờ cá Ông. Thông thường sau khi chủ vạn trước từ nhiệm thì người được các cát lái bầu kế nhiệm chức Chủ Vạn là Trùm Vạn.

Ngoài ra trong các cuộc tế lễ của Vạn còn có các chức vị sau: Điển lễ, Thủ Bổn, chấp tư lễ, chấp sự , các chức vị này tùy người có khả năng mà Chủ Vạn cùng các thuyền hộ, cát lái chỉ định bầu bán.

Điển lễ trong tế tự lăng Cá Ông là người đọc văn tế trong các buổi tế lễ Cá Ông, tiêu chuẩn để chọn điển lễ làø người có giọng đọc hay; đồng thời là người có tư cách đạo đức.

Thủ bổn: giữ nhiệm vụ thư ký và thủ qũy.

Chấp tư lễ: làm công việc xướng lễ theo Thọ Mai gia lễ trong nghi lễ tế tự ở lăng Cá Ông.

Chấp sự: có nhiệm vụ mời khách đến dự tế tự ở lăng Cá Ông.

Thuyền hộ,Cát lái: là tên gọi của các chủ ghe trong Vạn. Đặc điểm cơ bản của cát lái là có ghe và phương tiện đánh bắt thủy sản. Khi con cái của cát lái trưởng thành, lập gia đình thì cha mẹ phải cho mỗi người một chiếc ghe cùng phương tiện ngư cụ và một ít tài sản để cho con họ làm ăn. Thực tế càng về sau đã có nhiều thuyền hộ, cát lái giàu có, nhiều ghe. Đồng thời trong Vạn có những cát lái không có phương tiện ghe lưới; những người này cùng làm việc với chủ ghe, những ngư dân này gọi là “Bạn”. Mối quan hệ giữa chủ ghe và bạn không phải là quan hệ chủ tớ mà là quan hệ hợp tác, tất nhiên giữa bên có vốn và bên có sức lao động cùng làm việc, kết quả được phân chia theo tỉ lệ tứ lục, chủ ghe được 6 phần và bạn được 4 phần. Sự phân chia sản phẩm theo tỷ lệ tứ lục mang tính phổ biến chẳng những ở Lý Sơn mà còn có ở các Vạn chài Vùng duyên hải Quảng Ngãi. Đối với những cát lái có ghe bầu buôn bán chở hàng hóa trên biển thì sự phân chia sản phẩm hàng hóa bán được giữa chủ ghe và bạn theo tỉ lệ tứ lục. Trong cách phân chia có sự khác hơn; chủ ghe lấy 6 phần cho chi phí, bạn và chủ cùng chia nhau 4 phần.

Thực tế để duy trì trật tự ổn định, bổn Vạn đã ban hành những nghiêm lệ bắt buộc những thành viên trong Vạn tự giác chấp hành. Nghiêm lệ của Vạn bao gồm những quy định:

- Các cát lái và bạn có nghĩa vụ đóng góp tiền qũy của Vạn để chi cho việc tế tự ở các lăng Cá Ông và dinh Thủy Thần.

- Trong khi đi biển các thành viên trong ghe không được nói tục, không được cãi vã mất đoàn kết trong ghe, cát lái phải chịu trách nhiệm nội bộ của ghe mình. Nếu ghe nào phạm vào điều cấm trên thì phải giải thể bán ghe.

- Các thành viên trong Vạn đi biển gặp Cá Ông đi tu đó là điều may mắn phước lộc cho ghe, nên mang về đảo táng theo lễ nghi long trọng và trang nghiêm. Sau 5 năm quật cốt đóng quan xây lăng để thờ (nếu cá lớn) hoặc nhập vào lăng đã có (nếu cá nhỏ).

- Các thành viên của Vạn đi biển phải kiêng cử:

+ Trước khi đi biển, nếu thành viên có tang phải làm lễ rút chỉ tống táng theo nghi thức: rút 7 sợi chỉ khăn tang, để trên bè chuối thả trôi ra biển. Đồng thời nhằm tránh rủi ro, các ghe tuyệt đối cấm phụ nữ dưới 60 tuổi bước lên ghe nghề.

+ Trong ngôn ngữ thường ngày, Vạn bắt buộc các cát lái và bạn ở từng ghe nghề hoạt động trên biển phải gọi tránh từ ngữ vác vật dụng sinh hoạt hàng ngày như: Chén ăn cơm phải gọi là Đọi, Dĩa gọi là Đĩa, Mỏ gọi là Móc (ví dụ: mỏ neo gọi là móc neo), Buồm gọi là Cờ, Ngủ gọi là Giấc, Cá Voi chết phải gọi là Cá Ông đi tu.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương