Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang8/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   36


L
Bảng 6:
ÀNG - XÃ LÝ VĨNH




STT

Tên Dinh – Đền - Miếu

Ký hiệu bản đồ

Thuộc Làng - Xóm - Lân - Phụng sự

Thần linh được thờ

Ngày kỵ

Thuộc ghe

1

Miễu An Hòa

19

Lân An Hòa phụng sự - thôn Đông

Bạch mã Thái Giám + Thành Hoàng + Thổ Địa

2/2, 11/5

Rồng

2

Dinh Đụn

17

Thôn Đông

U Linh Sạ Nữ Vương

3/5

Rồng

3

Miễu Vĩnh Hòa

20

Lân Vĩnh Hoà phụng sự - thôn Đông - xóm Ốc

BaØ Thiên Y A Na + Hồng Vương Chúa Đông + Bà Chúa Ngũ Hành (Chính thờ Ngũ Hành)

25/2

Lân

4

Âm Linh Tự

26

Lân Vĩnh Lợi phụng sự - thôn Tây

Chúa Chưởng Oân Hoàng + Hoà Ôn Đại Thánh + Khương phụ tiên Sinh + Tam vị Thần Tiêu + Cô Hồn




Quy

5

Miểu Tân Thành

33

Lân Tân Thành phụng sự - thôn Tây

Thiên Y A Na + Ngũ Hành




Phụng

6

Dinh Lôi Công

34

Xóm Tây phụng sự – thôn Tây

Thần Sét - Thần Hỏa

26/6




7

Miễu Vĩnh Lộc

25

Lân Vĩnh Lộc phụng sự - thôn Đông

Bà Thiên Y A Na (có tượng thờ)

29/10




8

Dinh Bà

32

Xóm Tây phụng sự – thôn Tây

Bà Thiên Y A Na (có tượng thờ)

25/2




9

Dinh Bà Roi

16

Tộc Phạm phụng sự – thôn Đông

Húy Phạm Thị Điều linh ứng thời Thành Thái







10

Miểu Ông Thắm

31

Lân Vĩnh Thành phụng sự - thôn Tây

Thành Hoàng Võ Văn Khiết + Bạch Mã Thái Giám + Thổ Địa







11

Miễu Hội Đồng + Lăng thờ Thủy Thần

38

Xóm Bắc phụng sự

Sơn Thần và Thủy Thần







12


Đình Làng

22


Làng Lý Vĩnh phụng sự – thôn Đông

Thờ Lục tộc tiền hiền + Thần


Xuân thu nhị kỳ



ngồi trên ngai. Niên đại của hai pho tượng này có thể ở cuối thế kỷ 17, là ngẫu tượng thờ Thiên Y A Na sớm nhất của người Việt trên đảo Lý Sơn.

Thực ra tên gọi Thiên Y A Na được phiên âm từ PÔINƯNAGAR (1) tên vị thần mẹ Xứ Sở của người Chăm, còn gọi là PÔNAGAR. Người Việt có tục thờ Nữ thần, theo cuốn “Các Nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hải - Mai Thị Ngọc Chúc đã có đến 70 vị Nữ Thần Việt. Trong đó, vị Thần nổi bật nhất và điển hình là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị nữ thần này được xem là nữ thần Mẹ của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thánh Mẫu Liễu Hạnh có nhiều tên gọi: Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhất, Mẫu Liễu, Bà Chúa Liễu... Theo bước chân di cư của người nông dân Việt, bắt đầu từ Huế nơi điện Hòn Chén đến vùng Nam Trung Bộ; Thánh Mẫu Liễu Hạnh hòa nhập với tín ngưỡng thờ Nữ Thần Mẹ PÔNAGAR của người Chăm, sự hòa nhập này hình thành nên vị nữ Thần có nhiều tên gọi khác nhau như Thiên Y A Na, bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Tiên, hoặc người Việt chỉ nhắc đến từ “Bà” với sự kính ngưỡng và tin tưởng. Sự hòa nhập này phổ biến ở khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ, lan tỏa vào Nam Bộ với hình thức thờ Bà Chúa Xứ. Thực chất trong thần thoại Chăm, Nữ Thần PÔNAGAR là vị thần tối cao của Vương Quốc, là người dây dân trồng lúa, đem lại sự sinh sôi nảynở của muà màng và gia súc; là vị thần chở che đem lại sự thịnh vượng bình yên cho xứ sở.

Thực tế khi hóa thân thành Thiên Y A Na, trong các sắc phong, Nữ Thần PÔNAGAR bị kéo tụt xuống vị trí Thượng Đẳng thần, ngang với các vị thần khác. Nhưng trong ý thức tâm linh của người dân Việt ở miền Trung nói chung và hải đảo Lý Sơn nói riêng, nữ thần Thiên Y A Na vẫn giữ nguyên vai trò như vốn có trong thần thọai Chăm. Bà là vị thần tối cao trong các vị thần. Kết thúc muà màng nông, biển, người dân đảo Lý Sơn đều mang lễ vật đến tạ ơn Bà. Khởi đầu trong công việc sản xuất của nghề nông, chài dân làng cũng đều cầu xin Bà đem lại sự thịnh vượng trong mùa màng; thậm chí sự sinh sản trong chăn nuôi, người Việt ở đảo và đất liền giữ nguyên lễ cúng tạ Bà cầu mong mọi sự tốt lành.

Nữ thần Thiên Y A Na, là vị thần có nhiều quyền lực với khả năng trấn áp các thế lực siêu nhiên gây bất ổn trong cuộc sống con người. Từ quan niệm này, người Việt trên đảo đã có hình thức phối thờ Thiên Y A Na. Hình thức phối thờ nảy sinh,khi người dân đảo thờ các vị thần khác mà trong tâm thức luôn cảm thấy sự bất an. Ý nghiã của sự phối thờ của người Việt là sự tin tưỏng, cầu mong nữ thần Thiên Y A Na trấn áp chế ngự những thế lực siêu nhiên gây bất an cho cộng đồng.Vấn đề này được biểu hiện ở các miếu thờ Bà Chúa Ngũ Hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) đều có phối thờ Nữ Thần Thiên Y A Na. Người dân đảo tin rằng Bà Chúa Ngũ Hành là vị thần rất khó chế ngự ví như hỏa vượng rất dễ gây cháy nhà, thủy vượng gây thiên tai... do vậy cần thiết phải phối thờ Thiên Y A Na. Tại đình làng Lý Hải, Nữ Thần Thiên Y A Na ngự ở Hậu cung cũng nhằm chế ngự các vị thần khác có thể gây bất an cho cuộc sống cộng đồng làng.



Thần Ngũ Hành: Hiện tượng thờ Bà Chúa Ngũ Hành khá phổ biến ở trên đảo Lý Sơn, thống kê cho thấy có đến 4 địa điểm thờ Ngũ Hành trong đó Lý Vĩnh chiếm số lượng 3 địa điểm hầu hết đều là phối thờ Thiên Y A Na. Quan niệm thờ Bà Chúa Ngũ Hành hay Ngũ vị Tiên Nương (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) xuất hiện phổ biến ở các làng nghề của người Việt, do vậy sự thờ Ngũ hành, vị thần Việt, ở trên đảo Lý Sơn có lẽ đối với người dân biển, họ xem việc khai thác biển là một nghề. Ngôn ngữ thường dùng của họ là “làm nghề” tức làm biển, “ghe nghề” tức ghe đi biển.

Các vị Nữ Thần khác: Bà Chúa Yàng đưọc thờ ở bờ bioển phía đông đảo,sau này di chuyển lên phía lân Đông Hải. Từ “Yàng” trong ngôn ngữ MãLai có nghĩa là: Thần, Trời. Tuy nhiên tại đền thờ này không rõ vị thần nào được gọi là Yàng. Thần U Linh Sạ Nữ Vương được thờ riêng ở dinh của các xóm... Nữ thần Thủy Long truyền thuyết là con Long Vương, được thờ trong các dinh Vạn ở duyên hải Quảng Ngãi. Nguồn gốc của các nữ thần này chúng tôi đang nghiên cứu để làm rõ hơn.

CÁC NƠI THỜ NỮ THẦN

TT

Địa điểm

Tên nữ thần

Ghi chú

1

Lân Đông Hải - Lý Hải

Dinh thờ Bà Chúa Yàng




2

Lân Đông Thạnh - Lý Hải

Miểu thờ Thiên Y A Na

Vía 25/2

3

Lân Thái Bình - Lý Hải

Miểu thờ Ngũ Hành




4

Xóm Trung Hòa - Lý Hải

Dinh thờ Bà Thủy Long




5

Xóm Trung Yên - Lý Hải

Dinh thờ Bà Chúa Ngọc

Có cốt tượng

6

Xóm Đông - Lý Vĩnh

Dinh Đụn thờ U Linh Sạ Nữ Vương

Vía 25/2

7

Lân Vĩnh Hòa - Lý Vĩnh

Thờ Bà Ngũ Hành phối thờ Thiên Y A Na và Hồng Nương




8

Lân Vĩnh Lộc - Lý Vĩnh

Thờ Thiên Y A Na + Ngũ Hành

Có cốt tượng và 2 câu tả hữu, vía 19/10

9

Lân Tân Thành - Lý Vĩnh

Thờ Thiên Y A Na + Ngũ Hành




10

Xóm Tây - Lý Vĩnh

Dinh thờ Bà Thiên Y A Na

Vía 25/12 có cốt tượng

11

Đình làng Lý Hải

Phối thờ Bà Thiên Y A Na ở hậu cung

Có cốt tượng

12

Lăng Chánh - Lý Vĩnh

Phối thờ Tam Phủ + Ông Nam Hải




Thờ Tam Phủ: Quan niệm thờ Tam Phủ là của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, xem vũ trụ có ba phủ: Thiên Phủ. Sơn Phủ, Thoải Phủ do có ba vị nữ thần cai quản. Mẫu Thượng Thiên (hóa thân của Mẫu Liễu Hạnh, là vị Nữ Thần chuyên trách trông coi trên trời “Thiên Phủ”. Kế đến là Mẫu Thượng Ngàn, vị nữ thần chuyên cai quản vùng rừng núi gọi là Sơn Phủ hoặc Nhạc Phủ, sau chót là Mẫu Thoải vị nữ thần chuyên trách vùng sông, biển gọi là Thoải Phủ. Quan niểm thờ Tam Phủ là lọai hình khá đặc biệt trong việc thờ nữ thần ở Việt Nam. Hiện tượng thờ Tam Phủ xuất hiện ở Lăng Chánh thờ Cá Ông Nam Hải. Chứng tỏ sự hòa nhập giữa văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển - một hiện tượng khá độc đáo ở đảo Lý Sơn.

Ngoài ra ở Lý Sơn còn thờ chúa Ngu Man Nương ở trong đình làng Lý Hải và ở bàn thờ của một số gia đình trên đảo. Tên gọi Ngu Man Nương có thể phát xuất từ tên UMA, một vị nữ thần của Aán Độ Giáo, vợ của thần SHIVA. Trong hệ thống thần linh của Ấn giáo nữ thần UMA có quyền lực vô song, cai quản đất đai, theo quan niệm dân gian đó là vị chuá đất, để được bình an thì dân làng hàng năm phải cúng tế vào tháng 3 âm lịch.



Các vị thần bảo trợ trong nông nghiệp:

Đứng đầu là Thần nông, vị thần bảo trợ cho sự tốt tươi của mùa màng. Thần ông được thờ ở trên vùng thềm chân núi gần với vùng ruộng đất canh tác. Hàng năm vào tháng 8 ông Cả làng cùng dân làng tổ chức cúng tế thần nông. Lễ vật là bắp luộc cùng heo, gà; mục đích cầu mong sự tốt tươi cho mùa màng.

Các Sơn thần, Thổ địa được thờ trên núi .

Bạch Mã Thái Giám được thờ ở dinh thờ riêng của xóm

Ngoài ra trong làng còn thờ các vị thành hoàng bảo trợ cho cuộc sống yên bình cho dân làng, chẳng hạn miếu ông Thắm thờ Võ Văn Khiết là người có công trong việc bảo vệ và khai thác đảo Hoàng Sa thời Chuá Nguyễn. Trong xóm làng còn có Âm Linh Tự và các nghiã tự thờ các âm hồn.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương