Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang7/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   36

2. Chủ xóm:


Dưới làng là xóm, mỗi làng từ 2 đến 4 xóm. Đứng đầu xóm là chủ xóm, được dân làng kính nể, ông ta được dân trong xóm tín nhiệm bầu lên nhiệm kỳ 4 năm. Tiêu chuẩn chủ xóm là người trước đó đã làm thư ký trong xóm ,có hiểu biết chữ nghĩa, có đức độ và giàu kinh nghiệm. Việc biết chữ là quan trọng bởi chủ xóm phụ trách việc tế tự ở dinh của xóm, viết các văn tế cúng, đồng thời giúp dân chúng trong xóm viết các đơn bằng chữ Hán hoặc Nôm (xưa kia).

3. Chủ Lân:


Dưới xóm là Lân còn gọi là “Chòm

Lân hay Chòm là danh từ dùng để chư một nhóm khoảng 40 hộ gia đình tự giác liên kết nhau thành một chòm. Mỗi lân hay chòm có một đền miếu riêng để thờ. Phụng sự việc tế tự là Chụ lân, ông ta được bầu theo chế độ dân cử, 4 năm một lần tiêu chuẩn bầu chọn chủ lân trước đó đã làm thủ quỹ trong dân, có uy tín và hiểu biết.

Tất cả các vị cả làng, chủ xóm, chủ lân không có quyền lợi vật chất mà chỉ có những thỏa mãn về tinh thần chẳng hạn: Khi chết thì có trống trầu, đây là vinh dự lớn duy nhất ở trong làng mà chỉ dành riêng cho người làm ông Cả, ông chủ xóm, lân. Đồng thời họ được dân chúng trong làng kính trọng. Các vị Cả làng, chủ xóm, chủ lân đều có người giúp việc bồi tế gồm lý trưởng và hương bộ, đứng hầu tế cùng cả làng và giám sát phẩm vật cúng tế giúp việc cả làng là bồi tế trùm, hương bổn, chấp sự, hương dịch. Trùm do xóm cử lên làm nhiệm vụ mời dự cúng tế. Thương bổn: lo vấn đề thư ký, hương dịch: lo phẩm vật tế tự cùng với chấp sự.

- Giúp việc tế tự ở xóm làng cùng chủ xóm gồm:

Tri ấp, chấp sự, trùm giáp và thủ bổn. Tri ấp tướng ở vị trí bồi tế cùng chủ xóm, giám sát lễ vật cúng thần. Chấp sự làm nhiệm vụ mua sắm lễ vật. Trùm và giáp là hai người có nhiệm vụ đi mời dự cúng tế và làm các thứ vặt vãnh khác. Thủ bổn làm nhiệm vụ thủ quỹ, ghi chép thu chi tiền bạc.

- Giúp việc tế tự cho chủ lân (chùm) về cơ cấu cũng giống như ở xóm. Thực tế ở trong làng có 3 người làm việc có quyền lợi đất đai làng cho ai, đó là: Trùm, Giáp, Thủ khoản (Xeo).

Trùm và Giáp là người làm các việc linh tinh trong làng. Nhiệm vụ của Trùm là mời cúng bưng nước vào dịp tế tự ở làng và xóm. Nhiệm vụ của giáp là gõ mỏ, đi loa tuyên truyền thông báo trong làng và nấu nướng khi cúng tế ở làng và xóm. Để trả công, làng cắt đặt công cho Trùm và giáp mỗi người diện tích 1 sào 10.

Thủ khoán là người giữ gìn bảo vệ rừng, bắt giữ những người xâm phạm chặt phá. Thủ khoán cũng được làng trả công bằngviệc trích cắt đất cho canh tác xeo: là người bảo vệ nguồn cá trích khi chúng vào bờ ở các vũng bồi ven biển, đồng thời bắt giữ những người tự ý đánh bắt cá trích trước khi làng cho phép và đánh bắt các loại cá lớn ở ven bờ. Khi phát hiện cá trích về, ông Xeo có nhiệm vụ theo dõi đàn cá báo cho ông cả làng biết để định thời gian đánh bắt. Quyền lợi mà làng dành cho người làm xeo là khỏi phải phân chia nguồn lợi cá cho làng mà bản thân chài bắt được.



Tộc họ: Khi người việt đến khai phá vùng đảo Cù Lao Ré họ cư trú theo khu vực riêng của mỗi dòng họ. Đến nay dấu vết tàn dư này vẫn còn tồn tại, thậm chí có thể dễ dàng khoanh các khu vực cư trú riêng của mỗi dòng họ trên bản đồ. Thực tế ở đất liền cũng có sự cư trú này nhưng hiện nay đã dần phai nhạt không có sự phân biệt rõ ràng như ở trên đảo. Mỗi dòng họ có một chi phái riêng; đứng đầu tộc họ là tộc trưởng. Các dòng họ đều có nhà thờ riêng; thậm chí có khu mộ nghiã địa riêng đựơc chôn chung trong nghiã địa của làng. Các gia tộc hàng năm vào tháng 3 tổ chức lễ cúng việc lề. Lễ tế cúng này như giỗ họ ở đất liền. Con cháu trong họ tề tựu về làm lễ cúng ông bà tổ tiên, ôn lại truyền thống gia tộc, tăng cường mối tình tương thân đoàn kết. Nhìn chung các dòng họ ở Lý Sơn cư trú theo mô hình công xã láng giềng, với nhiều dòng cư trú trong một làng. Gia tộc và gia đình là nơi bảo lưu truyền thống, các giá trị đạo đức và văn hoá; trong giai đoạn hiện nay cần phải gìn giữ vàphát huy các mặt tích cực và tốt đẹp. (Xem bảng 2 & 3).

Bảng 2:





Laâm Ñoâng Haûi

- Theá boä xöông

caù voi

- Chuû haøn vaø



chuû vaïn ñoàng teá

-nt-




Bảng 3:



Lân ghe Rồng

(Xóm) Lân An Hòa

Chủ Lân tế Bạch Mã Thái Giám, Thành Hoàng, Thổ Địa

Lân ghe phụng

Lân Tân Thành

Chủ Lân tế thần YaNa và bà chúa Ngũ hành

(Tế Chính)


Như vậy khi khai khẩn lập nên làng xóm trên đảo Lý Sơn, người Việt đã tổ chức phân cấp từ Làng  Xóm Lân  Tộc họ  Gia đình, sự phân cấp này khá rõ ràng và người đứng đầu gắn với nghiã vụ tế tự thần linh; trong đó ông Cả làng là người có quyền hạn đặc biệt về thần quyền, cũng như giải quyết những tranh chấp dân sự trong làng.

Sau đây là mô hình của sự phân công trong tế tự mà chúng tôi đã khảo sát ở hai xã Lý Vĩnh (làng An Vĩnh cũ) và xã Lý Hải (làng An Hải cũ).

SƠ ĐỒ PHÂN CÔNG TẾ TỰ (Bảng 4)

C
Mua sắm, tế lễ


ả làng ------ Lý trưởng + Hương Bộ . Hương bổn- Hương dịch, Chấp sự - Trùm Giáp

(
Thư ký, thủ quỹ



mời dự tế, nấu nướng, sai vặt
Chủ tế) (Bồi tế)

Chủ xóm ------ Tri ấp + Biện ------ Thư bổn ------ Chấp sự ------ Trùm

(Chủ tế) (Bồi tế) (Thư ký, thủ quỹ) (mua sắm lễ vật) (mời cúng)

Chủ Lân -------- Tri ---------- Thư bổn ---------- Chấp sự ---------- Trùm

(Chủ tế) (Bồi tế) (Thư ký, thủ quỹ) (Mua sắm lễ vật) (mời)

Tộc trưởng ------------ các chi phái đồng tế.

(Chủ tế)

Ghi chú: Lo việc làng xóm còn có thầy Phù thủy, Trùm, Giáp Xeo, thủ khoán



2. Những quy định trong sinh hoạt cộng đồng Làng:

Thực tế những quy định của Làng trong sinh hoạt cộng đồng bao gồm các vấn đề về tế tự lễ nghi, bảo vệ và phân chia các nguồn lợi rừng, biển, mối quan hệ của các cá nhân trong Làng... tất cả đều nằm trong hương ước của hai làng An Hải (Lý Hải) và An Vĩnh (Lý Vĩnh). Tuy nhiên các bản gốc của hương ước đều không còn. Chúng tôi chỉ có thể ghi lại thông qua các lời kể của những bậc cao niên ở Lý Hải và Lý Vĩnh.



1. Vấn đề về tế tự lễ nghi:

Điều đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng ở đảo là vấn đề tế tự ở làng, xóm, lân. Trên đảo có gần 30 đình dinh lăng miếu đã phản ánh ý thức tâm linh của những người dân đối với thế lực siêu nhân. Thực tế việc nông, việc chài con người hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, trong quan niệm những gì học có được đều do phước lộc thần thánh ban phát. Chính vì vậy mà trong các nghi lễ tế cúng ở đình miếu lăng phải tuân theo khuôn mẫu thọ mai gia lễ phải có một ban tế tự gồm: Chủ tế, bồi tế, điển nghi, điển lễ, ở đình phải thêm học trò lễ (lễ sinh) và dàn nhạc hát âm tấu xướng. Những sự vi phạm bất kính với thần thánh thì phải chiếu theo lệ làng mà nghiêm trị. Chính vì vậy mà có truyền khẩu dân gian về ông họ Lê tự truất ngôi vị tiền hiền của làng Lý Hải bởi bà vợ buông lời bất kính với thần thánh trong lễ tế đình khi nói bánh ít là gai giống phân trâu... trong lễ hội đua ghe về hình thức là lễ hội hè vui chơi của làng nhưng trong nội hàm của lễ hội là sự diễn trò trước thần linh với ý nghĩa cầu mùa, cầu an. Do vậy nếu ghe đua nào không quay đầu vào đình hoặc vội trở đầu ghe để đua trước khi cả làng đánh trống thì bị xem là bất kính với thần thánh sẽ loại ra khỏi cuộc đua và bị đánh trước sân đình.

Chính sự nghiêm cẩn trong tế lễ khiến cho các đình lăng miếu của Lý Sơn vẫn giữ được những nếp xưa lề cũ trong sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng và truyền thống đó đã thấm sâu qua bao thế hệ người dân trên đảo. Trong tế lễ ở các đình dinh lăng miếu, lệ làng quy định:

- Số tiền ngân qũy dùng cho việc cúng đình và các lễ tế trong năm của làng, do làng trích ra từ các nguồn lợi thu được từ thủy sản như đánh bắt cá trích cùng lợi tức mà dân làng phải trích ra nộp từ nguồn dầu phộng, đồng thời Vạn cũng phải tự giác đóng góp vào việc cúng đình khi làng yêu cầu.

Nguồn lợi cá trích trước đây ở trên đảo rất phong phú, hằng năm từ tháng 7 đến tháng 9 chúng tụ về các đầm bãi ven đảo, dân làng dùng chài và tay để bắt cá, hàng quy định mỗi lần chài thì phải đem lên bờ rũ cho cá rơi xuống. Nếu cá còn mắc trong chài thì thuộc về người chài và các rơi ra ngoài chài thuộc về của làng. Cá đem bán sung tiền vào ngân quỹ của làng dùng để cúng tế.

Nguồn lợi thu từ dầu phộng theo phương thức sau: Cứ một người làm nông đóng thuế sưu thuế thì phải nộp số dầu phộng như sau:

- Lượng dầu bằng một nồi ba nộp cho triều đình

- Đồng thời phải nộp thêm lượng dầu bằng ba gáo dừa, trong đó phân ra: 1 gáo nộp cho làng để chi cho việc cúng tế và thắp đèn, 2 gáo nộp cho bộ máy chính quyền Lý trưởng và Ngũ hương để lo việc lương bổng.

- Việc cúng tế các dinh miểu ở xóm, lân do nhân dân tự nguyện đóng góp. Người dân ở xóm, lân nào thì đóng góp và dự tế cúng ở xóm và lân đó.

- Ngoài ra trong các lễ tế cúng thượng điền (Kỳ yên) vào tháng 8, lễ cúng thần này vào giữa năm và lễ tiết Thanh Minh vào tháng 3, tất cả dân làng tự làm mâm lễ vật mang đến đến để cúng tế thành linh.

Lễ cúng thượng điền sau khi mùa màng thu hoạch xong (còn gọi là lễ kỳ yên), mỗi gia đình trong làng đội một mâm cỗ gồm xôi và bánh tét đến cúng thần và tiền hiền tại đình làng. Sau khi cúng tế xong, mỗi gia đình được làng cắt cho một miếng thịt nhỏ gói trong lá đặt trên mâm xôi mang về.

Lễ cúng thần Nông tại miếu thần Nông trên núi, mỗi gia đình đội mâm cỗ đặt bắp chín nguyên trái đến cúng. Lễ cúng Thanh Minh Cô hồn ở nghĩa tự do xóm cúng và có nhiệm vụ thông báo cho dân làng biết, mỗi gia đình đội mâm lễ vật gồm xôi, bánh tét, hoa quả và có một tấm thẻ ghi tên người cúng. Sau khi cúng tế xong mỗi gia đình mang về.

Những quy định về tế tự của Làng:

Làng quy định nhiệm vụ cúng tế của cả làng ở đình, miếu Thần Nông, Sơn thần và các lễ tiết theo chu kỳ trong một năm của mùa màng. Trong tế lễ của làng, cả làng làm nhiệm vụ chủ tế cùng với các bồi tế (Lý trưởng, Hương bộ) và các vị chủ xóm làm nhiệm vụ tế lễ. Trước khi tế lễ ở đình, cả làng có nhiệm vụ gặp các vị ngũ hương và các chủ xóm để bàn định chặt chẽ theo chức sắc trong làng. Sự phân ngôi thứ trong tế lễ trong khu vực nhà tiền đường của đình làng như sau:

Tại gian giữa: Ông cả làng là chủ tế đứng phía trước ở vị trí trung tâm đối diện với hương án. Hai bên tả hữu của làng có 4 người lễ sinh đội mũ đi hoa quần trắng áo lụa đen thắt dây nịt điều, 2 người dâng đèn đứng phía trước và 2 người dâng mịch (đựng rượu và gói trầm) đứng phía sau.

Lý trưởng và Hương hộ là bồi tế đứng sau ông cả làng. Tiếp theo ở hàng sau là hương biển, hương dịch, hương kiểm, hương mục.

Tại gian hữu: Là chỗ đứng của tiền hiền làm nhiệm vụ đông phối.

Tại gian tả: Là chỗ đứng của hậu hiền làm nhiệm vụ tây phối.

Tại gian vách hữu là vị trí của chủ xóm (xóm Đông - ghe rồng, Xóm Trung Hòa - Ghe Lân) làm nhiệm đông giản. Tại vách tả là vị trí đứng của chủ xóm, xóm Trung Yên (Ghe Qui) và xóm Tây (Ghe Phụng) làm nhiệm vụ tây giản.

Tại cột hữu gian giữa là vị trí của điển lễ có nhiệm vụ xướng hưng bái, khởi chinh cổ, chước tửu... Chức điển lễ chọn từ con cháu tiền hiền, toàn vẹn con cái có nhân cách biết lễ nghĩa.

Tại cột tả gian giữa là vị trí của điển nghi làm nhiệm vụ đọc văn tế. Điển nghi chọn từ người có vốn chữ Hán có giọng đọc văn hay.

Quy định phần nhạc trong tế lễ là bộ bát âm gồm: trống, chiêng kèn, đàn cò, xập xõa, bồng, sanh, uyển.



L
Bảng 5:
ÀNG - XÃ LÝ HẢI


TT

Tên Đình làng

Ký hiệu bản đồ

Thuộc làng –

Xóm – Lân – Phụng sự



Thờ ai

Ngày kỵ

Thuộc ghe

1

Đình làng

7

Làng Phụng Sự – Thôn Đông

Thất tộc tiền hiền + thần

Xuân thu




2

Đền thần nông

8

Làng Phụng Sự – Thôn Đông

Thần Nông

Nhi kỳ




3

Nghĩa Tự

2

- nt-

Âm hồn







4

Miếu Hội Đồng

12

Làng Phụng Sự – Thôn Tây

Sơn Thần (bà chúa Yàng)







5

Dinh Bà Chúa Yàng

3

Xóm Phụng Sự – Thôn Đông

(Phi Phu nhân tôn thần)




Rồng

6

Dinh bà Thủy Long

6

Xóm Phụng Sự – Thôn Trung Hòa

Bà Thủy Long




Lân

7

Dinh Bà Chúa Ngọc

9

Xóm Phụng Sự – Thôn Trung Yên

Thiên Yana Ngọc nữ diễn phi

(thờ chính có cốt tượng)






Quy

8

Dinh Tam Tòa

11

Xóm Phụng Sự – Thôn Tây

Bạch mã Thái giám




Phụng

9

Miễu Đông Hải

1

Lân Phụng Sự – Lân Đông Hải

Thôn Đông (Lân cùng Vạn An phú đồng tế)



Cá Ôâng (Nam Hải Đặc tướng quân)







10

Miếu Đông Thạnh

4

Lân Đông Thạnh – Thôn Đông

ThiênYa na







11

Miếu Thái Hòa (Cây Đa)

5

Lân Thái Hòa – Thôn Đông

Ngũ hành







12

Miếu Chủ Thơ

10

Lân chủ Thơ – Thôn Tây

Thành Hoàng







13

Lăng Thủy Thần

13

Thôn Đồng Hộ

Thủy Thần








tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương