Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang14/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   36

2.2. Nhà Rường:


Bên cạnh những nhà tranh vách đất, cư dân Lý Sơn đã phát triển kiểu nhà Rường vách đất, mái lợp tranh, bộ khung nhà bằng gỗ, vỏ mái bằng tre. Thực sự kiểu nhà Rường này là sự dung hòa giữa kiểu nhà Rường truyền thống của miền Trung và bộ mái kết cấu tranh tre của kiểu nhà tranh vách đất đã mô tả ở trên, nhà Rường này còn gọi là nhà Rường không đủ gỗ còn gọi là nhà Sóng nga. Đặc điểm của loại nhà Rường này là bộ vì kèo không có trính chồng, không có hệ thống bảng lồng. Nhà Rường này có kết cấu 4 hàng cột chính bên trong và một hàng cột hiên bên ngoài với tổng số 30 cột, cột làm từ gỗ mít nài rất tốt. bốn hàng cột bên trong được phân bố như sau:

Giữa nhà có hai hàng cột cao to, với tổng số 8 cột gọi là cột cái, được chia ra với các tên gọi khác nhau: Hai cột trong phía đông gọi là nhứt đông hậu, hai cột trong phía tây gọi là nhứt tây hậu, hai cột ngoài phía đông gọi là nhứt đông tiền, hai cột ngoài phía Tây gọi là nhứt tây tiền. 8 cột cái này liên kết với kèo để đỡ toàn bộ trọng lực mái.

Hai hàng cột vách được chia ra với tên gọi như sau: Dãy cột vách sau nhà gọi là dãy cột hàng nhì hậu, dãy cột vách trước nhà gọi là cột hàng nhì tiền. Hai dây cột này để đỡ kèo nhì gác qua, cùng nằm trong dãy hai hàng cột này có 4 cột ở 4 góc nhà gọi là cột quyết để đỡ kèo quyết, chúng được phân chia thành đông hậu, tây hậu, đông tiền, tây tiền.

Bốn cột vách đông tây nằm bên dãy hai hàng cột cái gọi là cột đầm được phân chia thành đông hậu, tây hậu, đông tiền, tây tiền. Chúng có chức năng đỡ các kèo đầm thả xuôi từ cột cái.

Tổng số 30 cột phân thành 5 hàng đã chia ngôi nhà Rường thành 3 gian, hai chái và một hiên trước. Đồng thời hai hàng cột góc ở phía đông và tây nhà (gồm các cột cái, cột hàng nhì, cột quyết, cột đấm) được đóng vách gỗ tạo thành hai gian buồng gọi là đông phòng và tây phòng ( tương ứng với hai chái đông và tây). Đây là buồng ngủ của vợ chồng gia đình và con cái. 3 gian chính giữa nhà được thờ phụng, đặt phản gỗ, bàn tiếp khách. Con trai trong gia đình, khách đàn ông có thể ngủ ở đây. Dãy cột vách mặt trước nhà (hàng nhì tiền) gồm 4 cột được kè gỗ làm ngạch tạo thành 3 khuôn cửa để đặt 3 gian cửa bàn khoa bằng gỗ. Cấu tạo một gian cửa bàn khoa thường có 3 cánh rời liên kết nhau bằng chốt gỗ. Bệ dưới của mỗi cửa bàn khoa có ngỏng quay nhằm giúp cho việc mở đóng dễ dàng. Bệ trên đỉnh cửa có một chốt gỗ được tra theo chiều dọc, để đóng cửa. Mỗi cửa bàn khoa đều có chấn song nằm ở vị trí 1/3 cửa tính từ đỉnh, tác dụng để thông gió, quan sát bên ngoài, bên trong chấn song có một tấm gỗ kéo có thể đóng mở không cho bên ngoài nhìn vào. Mỗi gian cửa bàn khoa có cấu tạo bao áp cửa và trụ cánh dọc

Kết cấu kiến trúc của nhà Rường mái tranh vách đất tương đối đơn giản, kiểu kiến trúc của loại nhà này có hai phần: Phần bên dưới là bộ khung nhà Rường kết cấu các cột kèo, trính xuyên liên kết nhau theo lối chốt mộng. Phần bên trên là vỏ mái bằng tre lợp tranh sắp nóc giống như kiểu nhà tranh vách đất, các đòn tay tre gác lên kèo gỗ canh ác chạy xuôi qua các đầu cột gác qua hàng cột hiên.

Kèo gỗ này gác trên đều kèo hàng nhì, liên kết nhau bằng kết cấu khuông lồng. Bộ phận khuông lồng có 1 xuyên trường để đỡ tay kèo, 1 trụ khuông lồng để nâng xuyên trường gắn với một lá ngửa bên dưới nằm bên lưng kèo.

2.3. Nhà đắp (nhà lá mái):


Nhà đắp thực chất đó là kiểu nhà Rường, trền nhà lót ván đắp đất, mái đòn tay tre lợp tranh. Nhà đắp khác với kiểu nhà Rường đủ gỗ bởi số lượng cột nhiền hơn. Tổng số cột của Nhà đắp là 42 cột trong đó có 16 cột hiên phụ, 36 cột chính chia làm 7 dãy cột. Tính từ sau ra trước có hàng cột phụ hiên chái sau nhà, hàng cột vách sau gọi là dãy cột hàng nhì hậu, giữa nhà có 8 cột cái to cao chắc chắn với hai hàng cột, tiếp đến là dãy cột hàng nhì, dãy cột hàng ba và dãt cột hàng tư ở mặt tâm ngoài. Số lượng 6 hàng cột chính chia không gian ngôi nhà thành 5 lớp, tính từ trong ra ngoài: Lớp 1 đặt bàn thờ tổ tiên, lớp 2: lễ bái, lớp 3 và lớp 4 là nơi tiếp khách, lớp 5 là hiên ngoài. Giữa lớp 2 và lớp 3 ngăn cách nhau bởi hệ thống cửa bàn khoa bên trong, giữa lớp 4 và lớp 5 ngăn cách nhau bởi hệ thống cửa bàn khoa bên ngoài, nhà đắp có hai lớp cửa là kiểu nhà phòng thủ chống giặc Tàu ô, kiểu nhà này hiện nay ít thấy ở Lý Sơn, chỉ duy nhất còn lại đó là nhà ông Lê Lý ở xóm Trung Hòa, thôn Đông, xã Lý Hải. Đây là ngôi nhà còn giữ số lượng 42 cột

Phổ biến ở Lý Sơn loại hình nhà đắp có số lượng 28-30 cột, tức người ta bớt đi một hàng cột. Số lượng cột nhiều hay ít chỉ có tác dụng tăng thêm sự bền vững của ngôi nhà chứ không có nghĩa là nới rộng lòng nhà. sự bố trí các dãy hàng cột chia không gian ngôi nhà đắp thành 3 gian 2 chái, 3 gian giữa dùng thờ phụng tổ tiên, phía trước đặt phản gỗ, bàn ghế tiếp khách, hai gian chái ngăn vách ván làm thành 2 buồng gọi là đông phòng và tây phòng là chỗ ngủ của vợ chồng con cái trong nhà. Trước đây người ta dựa vào các chân cột để làm rầm hạ nhằm cất giấu đồ đạc chống lại sự cướp bóc của giặc Tàu Ô.

Kết cấu bộ vì kèo và mái của Nhà đắp được tạo dựng rất công phu. Kiểu vì kèo của nhà đắp là kiểu trụ chồng đầu choãi cánh dơi, đầu trụ chồng được cách điệu kiểu cánh dơi, cánh phụng, đế được cách điệu cánh sen rất đẹp. Vì kèo có hai tay kèo, kèo thượng đỡ thượng lương và xuôi về hai hàng cột cái, chốt mộng ở đầu cột, kèo hạ còn gọi là kèo nhì liên kết cột cái và hai hàng cột hàng nhì (tiền, hậu). Phía mặt tiền có hai kèo nối với cột hàng ba và hàng tư gọi là ngạo hàng ba (ngạo thượng) và ngạo hàng tư (ngạo hạ). Ở một số ngôi nhà chẳng hạn như nhà ông Trương Đạt thôn Đông, xã Lý Hải kết cấu ngạo hàng tư được thay thế bằng hệ thống trần gỗ gọi là bảng rui tàu chuyền đai, bề mặt được trang trí ô hộc và nhiều mô típ họa tiết khác nhau theo kỹ thuật chạm nổi.

Trên lưng kèo và ngạo có gắn các tấm ván gọi là có khoét lỗ để đặt các thanh rui chạy dọc ngôi nhà nhằm đỡ lớp ván gỗ. Trên lớp ván gỗ được đắp đất cỏ để làm trần. Trên đầu các cột được gắn các trụ chống bằng gỗ, người ta bao phủ các trụ này bằng các ụ đất, nhằm đỡ mái tranh che phủ bên ngoài.

Trong ngôi nhà có từ một đến hai hệ thống bảng lồng đó là bảng lồng thượng diện ngoại gắn trên đuôi kèo ở dãy cột hàng nhì tiền và bảng lồng hạ diện nội gắn trên đầu của hàng cột cái. Các bảng lồng gỗ được trang trí theo hai kỹ thuật đó là kỹ thuật chạm nổi và chạm thủng. Đồng thời để ngăn cách gian thờ phụng với gian tiếp khách bên ngoài, người ta làm bảng võng bằng gỗ gắn trên hàng cột cái bên trong, tại các góc của bảng võng gọi là con sẻ được trang trí theo kỹ thuật chạm thủng mô típ cá chép hoá rồng hoặc cánh phụng.

Bên trong nội thất của kiểu nhà Rường đắp đất có vô số các tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo, chúng được thực hiện từ bàn tay tài hoa khéo léo của người thợ theo hai kỹ thuật chạm thủng và chạm nổi. Nghệ thuật trang trí chạm khắc gỗ được thể hiện ở khắp mọi nơi, từ hệ thống bảng lồng, bảng rui tàu, bảng võng đến các kèo, trụ chồng,… với nhiều chủ đề trang trí khác nhau. Dưới đây chúng tôi mô tả một số tác phẩm chạm khắc gỗ tiêu biểu được thể hiện trên bảng rui tàu (trần gỗ ở hiên nhà) và trên hệ thống bảng lồng. Trên bảng rui tàu chuyền đai dạng ô hộc của nhà ông Trương Đạt xóm Đông - thôn Đông xã lý Hải có một số ô để mộc và một số ô trang trí chạm nổi theo các chủ đề. Có thể thống kê các trang trí chạm khắc gỗ trong ngôi nhà lá mái như sau:

* Phân loại theo kỹ thuật chạm thủng:

Song Điểu mô tả đôi chim Khổng Tước đang bay

Song Ngư mô tả đôi cá Lý ngư đang bơi trong làn nước.

Chữ hỷ và triền chi: mô tả dây leo và chữ Hỷ ý nói sự vui vẻ kéo dài.

Chữ thọ và triền chi: ngụ ý chúc thọ, trang trí trên bảng lồng.

Song ly chầu nhật: mô tả hai con Ly chầu mặt trời.

Chim Phụng: mô tả đầu, cánh và lông đuôi của chim phụng.

Liên áp: mô tả sen và đôi vịt

Mai Điểu: mô tả con chim đứng trên cành mai

Triền chi: mô tả dây leo ý chúc phúc

Chấn song con tiện

Đôi chim Đa Đa trong bụi cỏ biểu tượng cho tình yêu thương

Đôi Sóc biểu tượng cho phúc lộc

Chim Két biểu tượng cho niềm vui

Đôi Sếu biểu tượng cho sự chung thủy

Cá hoá long biểu tượng cho sự thịnh đạt

Bụi trúc biểu tượng cho sự cao khiết của người quân tử

Song Phụng: Biểu tượng cho sự an bình

Mai Điểu: Biểu tượng cho niềm vui hạnh phúc.

Nai Tùng: Mô tả đôi nai đứng dưới cây Tùng, biểu tượng cho phước lộc



*Phân loại theo kỹ thuật chạm nổi:

Con Ly: kỹ thuật chạm nổi

Cành đào kỹ thuật chạm nổi mô tả cành, lá và trái đào, trên có một hoành phi đề 4 chữ “Đào viên tam hội” (ba người gặp nhau ở vườn đào nói về ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi kết nghĩa trong vườn đào)

Cành trúc kỹ thuật chạm nổi mô tả cành và lá trúc trên có hoành phi đề “Trúc lâm thất hiền” (7 vị hiền sĩ trong vườn trúc)




tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương