Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN


CHƯƠNG III: VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ



tải về 1.22 Mb.
trang12/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   36

CHƯƠNG III:

VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ

Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN

I. DI SẢN VĂN HÓA KIẾN TRÚC


Lý Sơn là một hòn đảo yên bình giữa biển, chưa bao giờ bị tàn phá bởi chiến tranh, đồng thời nơi đây điều kiện sinh thái khí hậu tốt, do vậy trên đảo các di tích kiến trúc cổ được bảo tồn nguyên vẹn chu đáo.

Kiến trúc cổ trên đảo Lý Sơn rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Trên cơ sở công năng chúng tôi chia thành 2 nhóm cơ bản:

- Nhóm kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng sinh hoạt cộng đồng

- Nhóm kiến trúc nhà ở gia đình.


1. Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng sinh hoạt cộng đồng:


Bao gồm các loại hình đình, dinh, miếu, lăng, chùa được sử dụng trong mục đích tín ngưỡng, đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân trên đảo, ở từng loại hình có các chức năng riêng biệt khác nhau trong sự thờ phụng.

1.1- KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG:


Đình làng là sản phẩm văn hoá của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ, theo chân những người nông dân “Nam tiến” ở những thế kỷ XV, XVI, XVII. Đình xây dựng trên vùng đất mới vẫn bảo lưu được nguyên gốc, song kết cấu kiến trúc có khác hơn, giản lược và đặc biệt trong thờ phụng có sự đa dạng hơn. Ngày nay ở Quảng Ngãi tất cả các ngôi đình đều bị phá hủy trong thời gian chiến tranh, duy nhất hiện nay trên đảo Lý Sơn còn lại một ngôi đình gọi là đình làng Lý Hải. Thưở xưa trên đảo Lý Sơn có hai ngôi đình làng; là đình Lý hải và đình Lý vĩnh. Đình Lý Vĩnh bị Thực dân Pháp tàn phá khi chúng chiếm đóng đảo Lý Sơn, hiện nay trên đảo chỉ còn lại duy nhất đình làng Lý Hải. Thông qua kiểu kiến trúc, sự bố trí thờ phụng và lễ hội ở đình làng Lý Hải, ta có thể hiểu được ngôi đình làng ngày xưa của người Việt .

Cảnh quan bên ngoài của đình làng Lý Hải rất đẹp, có lẽ người xưa rất chú ý trong sự lựa chọn cảnh quan sinh thái cho ngôi đình làng. Mặt tiền đình làng quay về hướng đông nhìn ra biển khơi xanh mù tít tắp, đình lấy vũng eo của biển làm minh đường, phía bắc đình là núi Thái Lới sừng sững có dòng suối Chình chảy về làm tả Thanh Long, phía nam đình lấy Hòn Cò là hữu Bạch Hổ, bao quanh đình làng là vùng rừng dừa xanh ngát rất đẹp. Người Việt quan niệm đình là bộ mặt của làng, liên quan đến sự hưng thịnh suy vong của làng, do vậy việc chọn vị trí để xây dựng đình phải tuân theo thuật phong thủy, âm dương ngũ hành. Đó là đặc điểm chung của các ngôi đình trước đây của người Việt. Đình làng Lý Hải có một câu đối mang ý nghiã của thuật phong thủy, nội dung như sau:

Sơn xuyên chung tối tú

Hà hải hựu chơn linh”

Kiến trúc đình làng Lý Hải kết cấu theo hình chữ tam ( ) gồm đình thượng, đình trung và đình hạ hay còn gọi là tiền đường hậu tẩm. Đây là kiểu kết cấu chung của các đình làng ở Quảng Ngãi, tuy nhiên có một số đình chỉ kết cấu theo hình chữ nhị ( ) gồm đình thượng và đình hạ. các gian này liên kết với nhau bằng hệ thống kèo cầu đỡ máng xối, các đình thượng, trung, hạ đều có một bộ vì kèo trụ chồng đầu choãi cánh dơi, đây là kiểu thức chung phổ biến, các cánh dơi có thể cách điệu bằng nhiều dạng khác nhau hoặc để mộc, mặt trính hoặc mặt kèo cũng có thể trang trí hoặc để mộc.

Kiểu thức trang trí nội thất của đình làng không vượt ra khỏi quan niệm về sự quân bình âm dương mong ước một cuộc sống an bình vĩnh hằng không bị xáo trộn, luôn có nhiều may mắn phước lộc mang đến. Đây chính là tâm thức của người Việt sống hiền hòa trong các làng quê Việt Nam yên bình. Tâm thức này biểu hiện qua phong cách trang trí lưỡng long tranh nhật, Long phụng triều qui, Song nghê đăng đối tượng trưng cho âm dương quân bình, mô típ con dơi, trái đào,tượng trưng cho phúc, lộc, thọ.

Trong kết cấu thờ phụng, đình làng Lý Hải giống như mọi ngôi đình khác ở vùng miền Trung: Gian chính điện (đình thượng) thờ Tam Hoàng Ngũ Đế, Ngũ Hành Tiên Nương và thờ tiềân hiền, hậu hiền ở đình hạ (tiền đường). Điểm khác biệt so với mộ số nơi thì ở đình làng Lý Hải thờ Thiên Yana (tức thần PôI Nưnaga - nữ thần Uma của Chămpa) và hậu cung (đình thượng) và chúa Ngu Man Nương được thờ ở đình trung (chánh điện) là người giao đất cho người Việt, qui ước việc thờ cúng trong đình làng đối với ông.

Việc thờ phụng Thiên Yana và chúa Ngu Man Nương ở đình làng Lý Hải đã phản ánh lịch sử của đảo Lý Sơn mà khảo cổ học hiện nay dần soi sáng: Đó là bước phát triển của ba cơ tầng văn hóa. Văn hoá Sa Huỳnh, Văn hoá Chămpa và Văn hoá Đại Việt. Chắc chắn rằng sự cộng cư và tiếp thu vùng đất đảo Lý Sơn giữa người Chăm và người Việt diễn ra trong sự dung hợp, hòa huyết, những mảnh vỡ của Văn hoá Chămpa được dung hòa bảo bọc trong lòng của Văn hoá Đại Việt

Đây là những công trình mang tính chất tín ngưỡng để thờ các vị thần linh, thành hoàng và các vị nhân thần có công với dân với nước. Ở Lý Sơn người ta thường nói nôm na 24 tòa dinh miếu, tức xã Lý Hải có 12 dinh miếu và Lý Vĩnh cũng 12 dinh miếu, tuy nhiên con số này nhiều hơn (xem bảng). Các dinh miếu ở 2 xã Lý Vĩnh và Lý Hải được qui định mỗi xã có số dinh miếu tương ứng với tứ linh: Long, lân, qui, phụng, ý nghiã này liên quan đến sự thờ các ghe dùng để đua thuyền.

Đặc điểm chung trong kiến trúc của các dinh miếu ở Lý Sơn là chúng được xây dựng trên một bố cục thống nhất gồm tiền đường – chánh điện và hậu cung, nằm trên một trục thẳng. Đồng thời về phía bên tả có nhà bếp để nấu nướng và có nhà soạn để dọn các cổ mâm cúng tế. Ngoài ra còn có thêm hồ chứa nước để chứa nước ngọt. Đặc điểm chung thứ hai trong kết cấu kiến trúc các dinh miếu là vách được xây dựng bằng vôi vữa tam hợp rất dày và chắc chắn. Tùy theo quy mô mà một số dinh miếu có thể người ta làm bờ tường thành bao bọc, để bảo vệ, bờ tường này cũng được xây dựng bằng chất liệu vôi vữa tam hợp.

Hầu hết các dinh miếu đều tu bổ lại rất kiên cố trên cơ sở kết cấu vách chịu lực nên hầu như bộ khung gỗ bao gồm cột, kèo, trính xuyên giảm đi về số lượng, nghèo nàn về các kiểu thức trang trí chạm nổi, chạm lộng trên gỗ, duy nhất chỉ có đền thần Thiên Yana ở Lý Hải có bảng lồng ở chánh điện trang trí điêu khắc gỗ chạm thủng hình tượng đôi voi đực có ngà, mô típ Lưỡng long tranh châu với kiểu rồng mềm mại mình phủ hoa dây và mây lửa.

Các bộ vì kèo ở các dinh miếu là vì kèo trụ chồng đầu choãi cánh dơi, có từ hai đến ba tay kèo liên kết nhau qua đầu cột thả xuôi về mái hiên, các đầu cánh dơi hầu hết được để mộc, ở một số nơi như dinh thờ Thiên Ya Na ở Lý Vĩnh cánh dơi được cách điệu bằng hình tượng Song ngư (đôi cá chép quay đầu vào nhau).



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương