Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang11/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   36

4. Tín ngưỡng thờ thần của Vạn:


Tín ngưỡng thờ thần của Vạn, khác với Làng, Vạn thờ Cá Ông Nam Hải, thủy thần đồng thời còn có một sử lăng riêng goị là lăng Âm Hồn thờ những thuyền nhân đánh cá bị sóng gió tử nạn trên biển. Tục thờ Cá Ông có từ lâu đời của những ngư dân biển ở vùng duyên hải Miền Trung Việt Nam.

Người Chăm có truyề thuyết về nguồn gốc Cá Ông (Cá Voi) vốn là hóa thân của Vị thần tên là Cha – Aih – Va, có phép thuật tự biến mình thành Cá Voi. Thần Cha – Aih – Va còn có tên là Pô - Ri - I - Aêk cứu những ghe thuyền bị nạn trên biển đưa vào bờ an toàn (1).

Người Việt có truyền thuyết khác về Cá Ông (Cá Voi), trong truyền thuyết này nguồn gốc Cá Voi là hóa thân từ mảnh áo Cà Sa của Phật bà Quan Âm về những ngư dân chế do đắm ghe thuyền ngoài biển khơi, Phật Quan Âm xé áo Cà Sa thành muôn mảnh thả xuống biển hóa phép thành Cá Ông, lấy bộ xương Voi ban cho để Cá Ông có thân hình to lớn, lại ban phép thâu đường bơi thật mau để cứu những ngư dân lâm nạn (2).

Đầu thế kỷ XIX, trong Gia Định thành thùng chí, Trịnh Hoài Đức có viết về Cá Ông gọi là Nhân Ngư. Đây là tên Vua Minh Mạng ban cho loại cá có khả năng kỳ diệu này.

Cũng trong thời Minh Mạng, các đền thờ Cá Ông gọi là lăng được xxây dựng dọc theo duyên hải Trung Bộ, thuộc quyền thờ phụng tế tự của các Vạn Chài, đồng thời Vua Minh Mạng ban sắc phong thần, khắc hình tượng Cá Ông vào Nhân Đỉnh vào năm 1836 đời Minh Mạng thứ 17(3).

Tại Lý Sơn có 5 lăng thờ Cá Ông gồm một lăng của Vạn An Phú, 4 lăng của Vạn Vĩnh Thanh. (Xem bảng 5).

Cá Voi bị chết dạt vào bờ biển, ngư dân ở Lý Sơn gọi là “Ông đi tu” khác với cách gọi của ngư dân vùng duyên hải Quảng Ngãi gọi đó là “Cá Ông lụy”. Cách mai táng và cúng tế Cá Ông theo “Thọ mai gia lễ” như một con người. Cá được chôn ở bờ biển từ 5 - 7 năm (loại cá lớn), từ 2 -3 năm (loại cá nhỏ) sau đó cải táng lấy cốt đưa vào quan quách lập lăng thờ.

Người phát hiện Cá Ông chết đầu tiên gọi là Trưởng tử. Trong tế lễ bịt khăn đỏ, để tang trong 24 tháng. Tuy nhiên tế lễ Cá Ông thuộc nhiệm vụ của Chủ Vạn (Chủ tế) còn trưởng tử và trùm Vạn làm nhiệm vụ bồi tế.

Tế Cá Ông là nhiệm vụ chung của hai Vạn Vĩnh Thanh và An Phú, chi phí cho tế lễ do ngư dân trong Vạn đóng góp.

Ngoài ra các lăng thủy thần thờ thần nước được lập ở Hòn Bé và Đồng Hộ do chủ lăng đứng ra tế tự. Vạn cũng có phần tham dự tế lễ và đóng góp. Thực tế ở 2 điển thờ thủy thần, hầu hết ngư dân làm nghề khai thác các sản vật biển ở các bãi gành, vùng biển, xung quanh đảo bằng các loại ghe thuyền lưới nhỏ.

Hàng năm vào ngày 13/3 (al), vào tiết Thanh Minh, Vạn làm tế lễ ở lăng Âm hồn, nơi thờ các thuyền nhân đánh cá tử nạn trên biển.

Hoạt động khai thác biển của ngư dân trong chu kỳ từ tháng 2 đến tháng 8 9al), các tín ngưỡng nghề cũng diễn ra trong chu kỳ này. Bắt đầu từ ngày mồng một tháng hai (al), Ông Chủ Vạn và Trùm Vạn làm lễ cáo ở từng lăng thờ sau đó về lăng chánh để làm lễ tế gọi là lễ xuống nghề. Các hộ ngư dân mời thầy phù thủy làm lễ trấn yểm tẩy uế cho ghe của mình, đồng thời đem lễ vật ra khơi để cúng, ngoài ra học còn cáo tế ở các lăng với câu cầu nguyện: ”Thuyền con lái bạn vững vàng, tài lợi phân đa, chung hoàn màn vụ, con cung trần tạ lễ”. Sau lễ tế xuống nghề các ghe thuyền được phép ra khơi đánh cá. Đến ngày 26/8 (al) mãn mùa khai thác biển, Chủ Vạn cùng Trùm Vạn đi cáo các lăng thờ, sau về tại lăng Chánh làm tế lễ gọi là lễ lên nghề.

Sau lễ lên nghề có tổ chức hát hội theo lệ 3 năm 1 lần vào các năm dần, ngọ, tuất, mục đích tạ thần và cầu mùa.

Bảng 9: TÍN NGƯỠNG CỦA VẠN

TT

Địa điểm

Sắc phong của Cá Ông

Ghi chú

1

Lăng Cồn Tự – thôn Tây Đông xã Lý Hải – Vạn An Phú

Nam Hải Đại tướng quân

Còn gọi là Đông Hải Lân

2

Lăng Tân – thôn Đông Lý Vĩnh – Vạn Vĩnh Thanh

Nam Hải Đồng Đình Đại Vương. Giá phong thượng đẳng Thần. Ngày vía 8/1, 3/2, 3/5, 20 tháng Chạp.




3

Lăng Chánh – thôn Đông – Lý Vĩnh – thuộc Vạn Vĩnh Thanh

Nam Hải cự tộc Ngọc Lân sắc phong trung đẳng thần




4

Lăng Cồn – thôn Tây – Lý Vĩnh – thuộc Vạn Vĩnh Thạnh

Nam Hải Dã Xa Đại Tướng, quan tôn thần gia phong Thượng đẳng thần. Ngày vía 25/5.




5

Lăng Thứ – thôn Tây – Lý Vĩnh – thuộc Vạn Vĩnh Thanh

Nam Hải cự tộc đức ngư tôn thần. Ngày vía 25/5.




6

Dịch Âm Hồn – thôn Tây – Lý Vĩnh – thuộc Vạn Vĩnh Thạnh

Thờ các thuyền nhân bị tử nạn trên biển. Ngày vía 13/3 (al).




7

Lăng thờ Thủy Thần – Hòn Bé – thôn Bắc Phụng Sự.

Thờ Thủy Thần.





8

Lăng thờ Thủy Thần – thôn Đông Hộ phụng sự

- nt -







tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương