TRƯỜng đẠi học kinh tế Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 430.52 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích430.52 Kb.
#36464
  1   2   3   4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

********

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

=====================

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 62 34 05 01

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo:

1.1. Tên chuyên ngành:

+ Tiếng Việt: Quản trị Kinh doanh

+ Tiếng Anh: Business Administration

1.2. Mã số chuyên ngành: 62 34 05 01

1.3. Tên ngành:

+ Tiếng Việt: Quản trị Kinh doanh

+ Tiếng Anh: Business Administration

1.4. Bậc đào tạo: Tiến sĩ

1.5. Tên văn bằng:

+ Tiếng Việt: Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh

+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Business Administration

1.6. Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

2. Đối tượng dự thi và các môn thi tuyển:

2.1. Đối tượng được đăng kí dự thi:

2.1.1. Điều kiện về văn bằng và công trình đã công bố

Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành QTKD hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành QTKD (Chuyên ngành tốt nghiệp thạc sĩ được coi là chuyên ngành đúng của chuyên ngành đào tạo tiến sĩ khi mã số (tên gọi) của chuyên ngành này và chuyên ngành đào tạo thạc sĩ có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ QTKD trùng nhau; được coi là chuyên ngành phù hợp khi nội dung phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong chương trình đào tạo của chuyên ngành này và của chuyên ngành đào tạo thạc sĩ có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ QTKD khác nhau không quá 20% cả về nội dung và khối lượng kiến thức kĩ năng; khác nhau từ 20-30% được coi là chuyên ngành gần; khác nhau quá 30% được coi là chuyên ngành khác).



- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi. Trường hợp này thí sinh phải có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và phải dự thi theo chế độ đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại giái trở lên và có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại khá và có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.

2.1.2. Điều kiện thâm niên công tác:

Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.

2.1.3. Đạt các điều kiện như quy định tại Khoản 5, 6, 7 Điều 10 Quy chế Đào tạo Sau đại học ở ĐHQGHN được ban hành theo quyết định số 3810/KHCN, ngày 10/10/2007 của Giám đốc ĐHQGHN.

2.2. Hình thức tuyển sinh:

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHẦN II: KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu đào tạo

1.1 Về kiến thức:

Trang bị theo hướng chuyên sâu các kiến thức mới, cập nhật, hiện đại và mang tính lý luận và phương pháp luận cao về chuyên ngành QTKD trên nền tảng nâng cao và hiện đại hoá các kiến thức cơ sở có liên quan đã được giảng dạy ở bậc đại học (đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành QTKD) và ở bậc cao học (đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ). Theo phương hướng này, chương trình vừa chú trọng cung cấp kiến thức sâu các kiến thức QTKD, vừa chú ý cập nhật và nâng cao các kiến thức kinh tế học hiện đại với tư cách là các tri thức công cụ để phân tích các vấn đề kinh tế đương đại.



1.2 Về kỹ năng:

Nâng cao kỹ năng tư duy lý luận, phân tích và tổng hợp của nghiên cứu sinh; Hoàn thiện năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề QTKD nảy sinh về lý thuyếtđặc biệt trong hoạt động thực tiễn quản trị kinh doanh để có thể có những đóng góp mới vào việc bổ sung, phát triển lý luận quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, giúp cho nghiên cứu sinh có thể làm việc độc lập và sáng tạo, có năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

1.3 Về năng lực:

Sau khi tốt nghiệp, nghiên cứu sinh có thể làm việc với tư cách là chuyên gia có trình độ cao tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, hoạch định và tư vấn chính sách, các tập đoàn kinh tế.

Giúp nghiên cứu sinh phát triển và hoàn thiện các phẩm chất của nhà khoa học liên quan đến hoạt động nghiên cứu, tổ chức và quản lý.

1.4 Về nghiên cứu:

Nghiên cứu sinh có thể chọn để nghiên cứu một trong các vấn đề sau:

+ Các học thuyết QTKD và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.

+ Hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

+ Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

+ Phân tích và vận dụng các mô hình quản trị tài chính hiện đại vào các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Nghiên cứu và vận dụng các chuẩn mực quản trị công ty vào các công ty của Việt Nam.

+ Chiến lược marketing và thương mại cho các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bản sắc văn hoá quản trị ở các công ty .

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phân tích và đánh giá các mô hình quản lý của các ngành, các tập đoàn kinh tế.

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong các ngành kinh tế ở Việt Nam.



2. Nội dung đào tạo:

2.1 Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo:

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ QTKD :

+ Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ

+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ : 6 tín chỉ

Nghiên cứu sinh (NCS) phải thực hiện 3 chuyên đề tiến sĩ.

Mỗi chuyên đề có thời lượng 2 tín chỉ. Các chuyên đề được thực hiện bằng tự học và tự nghiên cứu của NCS dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học. Nội dung của các chuyên đề sẽ được NCS lựa chọn phù hợp với đề tài luận án và các hướng nghiên cứu chính của Khoa QTKD, được cụ thể hoá bằng một danh mục các chuyên đề mà Chủ nhiệm Khoa công bố hàng năm. Việc đánh giá và chấm điểm chuyên đề được thực hiện bằng cách NCS trình bày trước Tiểu ban chấm chuyên đề.

+ Luận án tiến sĩ phải là công trình khoa học độc lập, có những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn, thể hiện được khả năng độc lập, sáng tạo của NCS trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Luận án được đánh giá ở Hội đồng cấp bộ môn và được bảo vệ ở Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước.

+ Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ thuộc chuyên ngành gần với chuyên ngành QTKD.

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 26 tín chỉ

Trong đó:



+ Khối kiến thức bổ sung: 17 tín chỉ

Khối kiến thức bắt buộc: 15 tín chỉ

1. Các lý thuyết quản trị hiện đại: 3 tín chỉ

2. Quản trị chiến lược nâng cao: 3 tín chỉ

3. Quản trị marketing nâng cao: 3 tín chỉ

4. Quản trị nguồn nhân lực nâng cao: 3 tín chỉ

5. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: 3 tín chỉ



Khối kiến thức tự chọn: 2 tín chỉ

Chọn trong các môn sau:

1. Kế toán quản trị nâng cao

2. Quản trị sản xuất và tác nghiệp

3. Phân tích tài chính doanh nghiệp

4. Phân tích cho việc lập kế hoạch marketing



  • Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ

  • Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ

3 chuyên đề tiến sĩ

  • Luận án tiến sĩ:

Yêu cầu đối với chuyên đề tiến sĩ và luận án tiến sĩ giống như đối với NCS đã có bằng thạc sĩ QTKD.

  • Đối với nghiên cứu sinh có bằng cử nhân:

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 55 tín chỉ

Trong đó:



  • Khối kiến thức chung bắt buộc: 11 tín chỉ

  • Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 35 tín chỉ

Các môn học bắt buộc: 24 tín chỉ

Các môn học lựa chọn: 11 tín chỉ



  • Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ

  • Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ

3 chuyên đề tiến sĩ

  • Luận án tiến sĩ:

Yêu cầu đối với chuyên đề tiến sĩ và luận án tiến sĩ giống như đối với NCS đã có bằng thạc sĩ QTKD.

2.2. Khung chương trình

TT

Mã môn học

Tên môn học

(Ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ :

TS (LL/ThH/TH)*

Số tiết học:

TS (LL/ThH/TH)**

Mã số các môn học tiên quyết

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

I

Khối kiến thức chung

11










1

SGS 5001

Triết học

(Philosophy)

4

60(60/0/0)

180(60/0/120)




2

SGS 5002

Ngoại ngữ chung

(Foreign language for general purposes)

4

60(30/30/0)

180(30/60/90)




3

SGS 5003

Ngoại ngữ chuyên ngành

(Foreign language for specific purposes)

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

SGS 5002

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

35










II.1.

Các môn học bắt buộc

24










4

BSA 6001

Các lý thuyết quản trị hiện đại

(Modern management theories)

3

45(30/15/0)

135(30/30/75)




5

BSA 6002

Kinh tế học quản lý

(Managerial Economics)

3

45(30/15/0)

135(30/30/75)




6

INE 6002

Kinh tế lượng ứng dụng

(Applied Econometrics)

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




7

BSA 6003

Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao

(Advanced Corporate Finance Management)

3

45(20/25/0)

135(20/50/65)




8

BSA 6004

Quản trị chiến lược nâng cao

(Advanced Strategic Management)

3

45(20/25/0)

135(20/50/65)




9

BSA 6005

Quản trị Marketing nâng cao

(Advanced Marketing Management)

3

45(30/15/0)

135(30/30/75)




10

BSA 6006

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

(Business Ethics and Corporate Culture)

3

45(30/15/0)

135(30/30/75)




11

BSA 6007

Quản trị nguồn nhân lực nâng cao

(Advanced Human Resource Management)

3

45(30/15/0)

135(30/30/75)




II.2.

Các môn học lựa chọn

11/22










12

BSA 6008

Các thị trường và định chế tài chính

(Financial Institutions and Markets)

3

45(30/15/0)

135(30/30/75)




13

BSA 6009

Phân tích tài chính doanh nghiệp

(Financial Information Analysis)`

3

45(20/20/5)

135(20/40/75)




14

BSA 6010

Phân tích và quản lý đầu tư

(Investment Management and Analysis)

3

45(30/15/0)

135(30/30/75)




15

BSA 6011

Kế toán quản trị nâng cao

(Advanced Managerial Accounting)

3

45(15/15/15)

135(15/30/75)




16

BSA 6012

Phân tích cho việc lập kế hoạch Marketing

(Analysis for Marketing Planning)

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




17

BSA 6013

Quản trị sản xuất và tác nghiệp

(Production and Operation Management)

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




18

BSA 6014

Chuyên đề Quản trị kinh doanh

(Special topics in business administration)

2

30(0/30/0)

90(0/60/30)




19

SGS 8001

Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao

(Advanced Foreign language for specific purposes)

3

45(0/0/45)

135(0/0/135)




III

Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ

6/12










20

BSA 8001

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bản sắc văn hóa quản trị ở các tập đoàn kinh tế của Việt Nam

2

30(0/0/30)

90(0/0/90)




21

BSA 8002

Hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

2

30(0/0/30)

90(0/0/90)




22

BSA 8003

Các học thuyết quản trị kinh doanh hiện đại và vận dụng vào điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam

2

30(0/0/30)

90(0/0/90)




23

BSA 8004

Đổi mới chính sách đãi ngộ nhân sự của các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa gắn với các cam kết WTO

2

30(0/0/30)

90(0/0/90)




24

BSA 8005

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

2

30(0/0/30)

90(0/0/90)




25

BSA 8006

Chiến lược Marketing cho các tập đoàn kinh tế

2

30(0/0/30)

90(0/0/90)




V

Luận án














tải về 430.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương