UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030


PHẦN IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020



tải về 2.06 Mb.
trang11/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.06 Mb.
#19675
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21

PHẦN IV

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhà ở của tỉnh

1. Quan điểm phát triển nhà ở


- Chính sách phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre và là trách nhiệm của các cấp Uỷ, chính quyền, của cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm bảo đảm an sinh xã hội và góp phần ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở. Từng bước nâng cao chất lượng chỗ ở của các tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển đô thị, nông thôn bền vững theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với bản sắc địa phương.

- Phát triển nhà ở trên địa bàn phải đảm bảo sự bền vững, gắn với việc bảo tồn, phát huy di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đảm bảo có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, giữ gìn sự cân bằng sinh thái, bảo vệ cảnh quan, môi trường.

- Phát triển nhà ở phải tính đến tác động của biến đổi khí hậu, có giải pháp chủ động ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tầm nhìn dài hạn; trong đó, tập trung phát triển nhà ở, bố trí dân cư đô thị và nông thôn phù hợp với quy hoạch chung, tránh xa vùng bị sạt lở, chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu phát triển nhà ở

- Phấn đấu đến năm 2020 đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở của các tầng lớp dân cư với chất lượng, tiện nghi, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng thu nhập của từng hộ gia đình, cá nhân.

- Phấn đấu phát triển nhà ở đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; thu hẹp khoảng cách về chất lượng nhà ở và môi trường sống tại khu vực nông thôn với khu vực thành thị.

- Phát triển nhà ở phải đảm bảo mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở thích hợp và an toàn; tuân thủ quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, từng bước nâng cao chất lượng chỗ ở của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng yêu cầu phân bố dân cư và lao động; đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, sử dụng tiết kiệm năng lượng theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Quan tâm phát triển nhà ở cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng là người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực thường xuyên bị thiên tai với cơ chế, chính sách phù hợp nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội.

- Cơ chế, chính sách phát triển nhà ở phải được thực hiện đồng bộ với chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thu hút các nguồn lực tham gia phát triển nhà ở. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở; đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, của chủ đầu tư và người dân trong phát triển nhà ở; hình thành và phát triển thị trường bất động sản theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

II. Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020

1. Định hướng phát triển nhà ở đô thị


Theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030 toàn tỉnh có 47 đô thị, như vậy công tác phát triển nhà ở cần phát triển theo các hướng:

a) Tại đô thị lớn

- Tại đô thị lớn như thành phố Bến Tre và đô thị đang phát triển mạnh như thị trấn Mỏ Cày Nam, dự kiến phát triển nhanh và mạnh (đô thị Ba Tri, Bình Đại) cần đẩy mạnh phát triển nhà ở theo dự án để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường;

- Phát triển nhà ở có quy mô, cơ cấu, giá cả đa dạng đáp ứng nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại đa số bộ phận dân cư tại đô thị.

- Khu dân cư cũ:

+ Trong các khu dân cư cũ đối với những nhà ở cần sửa chữa, cải tạo, xây mới cần quy định rõ chiều cao, hình thức kiến trúc để tạo sự đồng nhất về mặt đứng công trình, tường nhà,...; nâng cấp cải tạo các khu nhà ở hiện có kết hợp với chỉnh trang đô thị;

+ Kết hợp giữa xây mới và cải tạo nhà ở góp phần chỉnh trang đô thị; cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hiện có, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng.

+ Thực hiện việc kè chống sạt lở và di dời, giải tỏa dãy dân cư tuyến sông, rạch, nhằm đảm bảo môi trường sinh thái, thông luồng giao thông thủy, tạo bộ mặt đô thị văn minh hiện đại.

- Phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm đô thị cần phải tuân thủ quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phát triển theo nguyên tắc sau đây:

+ Khai thác vai trò chủ đạo của loại hình kiến trúc thấp tầng kết hợp với hệ thống cây xanh và mặt nước cùng việc quy hoạch một số công trình cao tầng ở khu vực trung tâm đô thị cặp theo các kênh lớn để làm điểm nhấn trong đô thị.

+ Xây dựng các khu nhà ở tái định cư­ để đáp ứng nhu cầu giải phóng mặt bằng của các công trình xây dựng trên địa bàn.

+ Kết hợp phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội với cải tạo chỉnh trang đô thị và phát triển nhà ở, nâng cao chất lư­ợng chỗ ở.

+ Tạo môi trường sống trong sạch, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như trường học, sân chơi, sân tập thể dục ... nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

+ Dọc trên các tuyến đường chính xây dựng các công trình có chức năng sử dụng tổng hợp (nhà ở kết hợp với công cộng).

+ Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ, đặc biệt là các hệ thống ngầm dưới đất; cần tính toán định hướng phát triển lâu dài, tạo không gian mở và khoảng lùi phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm về giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác đến các lô đất ở.

b) Tại khu vực các thị trấn

- Phát triển nhà phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các khu vực đã đư­ợc đô thị hoá ổn định, việc thực hiện phát triển theo hướng giữ mật độ xây dựng thấp, đảm bảo yêu cầu nhà ở có vườn, cây xanh, tạo môi trường và cảnh quan đẹp .

- Cần quy hoạch, định hướng phát triển nhà ở theo mô hình khu dân cư đô thị tập trung, tránh tình trạng nhà ở và không gian đô thị chỉ phát triển bám dọc theo các trục giao thông đặc biệt là quốc lộ, tỉnh lộ.

2. Định hướng phát triển nhà ở khu vực nông thôn


- Phát triển nhà ở khu vực nông thôn gắn chặt và thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn mới; kết hợp hài hòa giữa phát triển nhà ở, khu dân cư mới với chỉnh trang nhà ở, hạ tầng hiện có, tôn trọng hiện trạng, đảm bảo phát triển bền vững cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý.

- Phát triển nhà ở nông thôn hướng tới mô hình dân cư tập trung, tránh tình trạng phát triển nhà ở manh mún, tự phát không phù hợp với quy hoạch. Gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao.

- Phát triển các khu dân cư nông thôn trên cơ sở triệt để tận dụng các điểm dân cư hiện hữu, khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, tiết kiệm và hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác, cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới, bảo vệ môi trường bền vững.

- Phát triển nhà ở phải tuân thủ quy hoạch xây dựng, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng tự phát;

- Phát triển nhà dựa theo quy hoạch mạng lưới các xã nông thôn mới, tập trung bố trí lại các cụm tuyến dân cư nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong quan hệ sản xuất - định cư.

- Phát triển nhà ở tại những khu vực có tiềm năng du lịch được xây dựng kết hợp với kinh doanh dịch vụ, du lịch và thương mại, đồng thời đảm bảo cho các hộ dân chuyển đổi nghề khi mất đất sản xuất.

- Huy động khả năng của các hộ gia đình, cá nhân kết hợp sự giúp đỡ hỗ trợ của cộng đồng và các thành phần kinh tế để thực hiện mục tiêu cải thiện nhà ở; thực hiện chính sách ưu tiên và hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở và gia đình nghèo.

3. Định hướng phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội


a) Nhà ở cho hộ có công với Cách mạng:

Hỗ trợ nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng thông qua việc hỗ trợ đối với người có công với cách mạng khi sửa chữa, xây dựng nhà ở từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn huy động từ cộng đồng nhằm mục đích từng bước cải thiện, nâng mức sống gia đình chính sách có công.

Thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cải tạo nhà ở cho đối tượng chính sách trên diện tích cũ của hộ gia đình đang ở. Trường hợp chưa có đất ở, thì căn cứ vào khả năng thực tế của địa phương (xã, phường, thị trấn) để hỗ trợ hoặc vận động hỗ trợ cho phù hợp.

Sau khi được hỗ trợ, các hộ được xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở phải đảm bảo diện tích tối thiểu đạt 30 m2(hộ độc thân đạt 24 m2) và đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng). Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước là 40 triệu/hộ xây mới và 20 triệu đồng/hộ sửa chữa, cải tạo. Trong đó vốn từ ngân sách trung ương cấp chiếm 95%, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh là 5%.

b) Nhà ở cho công nhân:

Giải quyết nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp theo hướng Nhà nước chủ động tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho thuê; đồng thời có chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính - tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế, gồm: Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ngoài khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc thuê mua đối với các hộ gia đình, cá nhân là công nhân lao động tại các khu công nghiệp

Vốn đầu tư xây dựng nhà ở công nhân được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hoá (từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân xây dựng); nguồn vốn bố trí từ ngân sách được hỗ trợ thông qua công tác lập quy hoạch, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào các khu nhà ở... Vốn ngân sách hỗ trợ cho việc xây dựng các khu nhà ở công nhân ước đạt khoảng 10% tổng mức đầu tư.

c) Nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn:

Thực hiện chính sách hỗ trợ để các hộ gia đình có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững theo nguyên tắc Ngân sách (trung ương và tỉnh) hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngân sách (trung ương hỗ trợ 90%, tỉnh bố trí đối ứng 10%) kết hợp với nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội và nguồn vốn huy động của cộng đồng, dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ;

Tiếp tục rà soát, thống kê hiện trạng nhà ở của hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới), đề xuất với Chính phủ, Bộ Xây dựng thực hiện trong thời gian tới.

d) Nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị:

Xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể đầu tư xây dựng nhà ở công vụ từ ngân sách để bố trí cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác và các đối tượng khác thuộc diện được nhà ở công vụ;

Xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ , trí thức, văn nghệ sỹ và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Trong đó, chủ động đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước để cho thuê, thuê mua;

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở cho thuê để giải quyết chỗ ở cho cán bộ, công chức, VC, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Cụ thể, triển khai đầu tư xây dựng các dự án nhà ở thu nhập thấp, nhà ở cho cán bộ, công chức tại các đô thị, đặc biệt là tại thành phố Bến Tre.



đ) Nhà ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, lực lượng vũ trang:

Chủ động đầu tư phát triển nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngân sách để cho thuê, thuê mua; hỗ trợ về nhà ở, đất ở, hỗ trợ về tài chính cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp cải thiện chỗ ở đặc biệt là tại các địa bàn khó khăn;

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp để bán, cho thuê, thuê mua đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp;

e) Giải quyết nhà ở cho học sinh, sinh viên:

Phê duyệt, tổng hợp danh mục dự án sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới ký túc xá cho sinh viên để triển khai thực hiện theo chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh thuê từ nguồn ngân sách (trung ương và địa phương) và nguồn vốn tự có của cơ sở đạo tạo. Chủ động bố trí kế hoạch ngân sách địa phương; đồng thời đề nghị bổ sung ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê;

Do việc phân bố các cơ sở đào tạo trên địa bàn thiếu tập trung, số lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo không nhiều. Mặt khác giai đoạn đến năm 2020, một số cơ sở đào tạo được di dời, xây dựng mới theo quy hoạch. Vì vậy việc xây dựng nhà ở ký túc xá cho học sinh, sinh viên sẽ được phê duyệt theo từng dự án cụ thể.

f) Nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam …):

Chính quyền quan tâm, chủ động, vận động đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn;

Hình thành phong trào, có tổ chức để huy động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn.

III. Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2030

1. Một số định hướng cơ bản

Giai đoạn 2021 - 2030, sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá trên địa bàn toàn tỉnh. Các đô thị hiện hữu có xu hướng mở rộng về quy mô, đồng thời hình thành các khu đô thị mới để tạo thành một hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh.

Với định hướng phát triển như trên, dự báo giai đoạn 2021 - 2030, việc tổ chức lại các đơn vị hành chính như chia tách huyện hoặc nâng cấp thị trấn thành thị xã sẽ kéo theo sự hình thành các đô thị và trung tâm huyện lỵ mới. Các đô thị này làm thành một hệ thống vừa mở rộng không gian ảnh hưởng tới vùng nông thôn trong tỉnh, vừa tạo sức hút để kéo theo các điểm đô thị khác trong vùng phát triển.

Dự báo năm 2030, tỉ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt từ 35 - 37%, diện tích đất đô thị sẽ chiếm khoảng 5,5 % diện tích tự nhiên của cả tỉnh.

Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhà ở trong giai đoạn này, định hướng phát triển nhà ở cần trên địa bàn tỉnh cần được thực hiện như sau:

a) Đối với khu vực đô thị:

- Trên cơ sở định hướng phát triển quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để tổ chức rà soát, điểu chỉnh quy hoạch chung các đô thị trong vùng của tỉnh, đặc biệt xem xét, nghiên cứu, dự báo quá trình phát triển đô thị hoá trên địa bàn để thực hiện các dự án phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Thực hiện việc quy hoạch hệ thống các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp chuyên ngành, các cụm công nghiệp vừ và nhỏ gắn với phát triển đô thị và nhà ở.

- Phát triển nhà ở cần quan tâm đến các nhóm đối tượng xã hội, đặc biệt là người thu nhập thấp tại đô thị và lực lượng lao động tại các khu công nghiệp.

b) Đối với khu vực nông thôn:

- Định hướng phát triển khu dân cư nông thôn trên cơ sở triệt để tận dụng các điểm dân cư sẵn có, khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, tiết kiệm và hạn chế việc sử dụng đất canh tác làm nhà ở.

- Phát triển nhà ở theo mô hình nông thôn mới kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.

- Xây dựng các điểm dân cư nông thôn gắn với vùng sản xuất, phù hợp với phong tục, tập quán và đặc điểm tự nhiên từng vùng.

- Tổ chức dân cư từng bước theo mô hình tập trung tại trung tâm xã và các điểm dân cư tập trung dạng thị tứ. Mỗi xã hình thành ít nhất từ 1 - 2 khu trung tâm và điểm dân cư nông thôn.



2. Tầm nhìn phát triển nhà ở đến năm 2030

- Gắn kết giữa phát triển nhà ở với quy hoạch vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030 hướng tới ngày càng nâng cao chất lượng nhà ở, tính tiện nghi sử dụng. Tạo sự hoà đồng giữa con người với môi trường tự nhiên, đồng thời đáp ứng thêm không gian, các hoạt động giao lưu, sinh hoạt cộng đồng dân cư trong các khu dân cư (không gian công viên, sân chơi, vườn hoa, đường dạo, thảm cỏ...đồng bộ, sạch đẹp).

- Áp dụng khoa học, công nghệ, trang thiết bị và vật liệu mới trong phát triển nhà ở để tạo điều kiện cho đại đa số người dân có chỗ ở đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng của mỗi hộ gia đình

- Đẩy mạnh việc phát triển nhà ở theo dự án, chú trọng phát triển nhà ở chung cư tại các đô thị lớn; phát triển nhà ở chuyển từ giai đoạn phấn đấu đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng sang giai đoạn hoàn thiện về tiện nghi và thẩm mỹ. Thu hẹp khoảng cách về chất lượng nhà ở tại khu vực nông thôn với khu vực thành thị, hướng tới chất lượng xây dựng và tiện nghi nhà ở khu vực nông thôn tương đương nhà ở khu vực đô thị.

- Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt mức 30m2 sàn/người (tương đương với chỉ tiêu quốc gia). Tỷ lệ nhà có chất lượng xây dựng và tiện nghi sinh hoạt đảm bảo đạt trên 80%.

IV. Cở sở cho việc dự báo nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh

1. Căn cứ dự báo nhu cầu nhà ở của tỉnh


a) Định hướng chính về phát triển về kinh tế - xã hội(14)

Tại Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 đã nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế, cụ thể cho tỉnh Bến Tre trong những năm tới như sau:



- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 13,8%/năm trong 10 năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,5%/năm. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.600 USD vào năm 2015 và khoảng 3.300 USD vào năm 2020; chỉ số HDI đạt khoảng 0,9.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30,3% - 27,4% - 42,3%; đến năm 2020 là 19,2% - 32,6% - 48,2%.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 575 triệu USD năm 2015 và khoảng 1,4 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân 20%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 13%/năm theo giá so sánh. Tiết kiệm trong dân năm 2020 đạt 22%GDP; chỉ số ICOR toàn thời kỳ khoảng 2,8.

b) Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở

Cơ sở đầu tiên và quan trọng chính là số liệu về thực trạng cũng như quá trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh trong khoảng 10 năm được đánh giá trên số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999; năm 2009 cùng kết quả điều tra khảo sát thực trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh vào đầu năm 2013.

Trên cơ sở chuỗi số liệu và các chỉ số như diện tích nhà ở bình quân trên đầu người, tổng diện tích nhà ở, tỷ lệ các loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và đơn sơ có thể đánh giá, xác định được tốc độ tăng trưởng, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh tại hai khu vực đô thị và nông thôn.

c) Dân số và đô thị hóa

Các chỉ tiêu và nhu cầu phát triển nhà cơ bản là để phục vụ nhu cầu do tăng dân số từ việc gia tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học. Khác với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối ổn định và dễ dự báo thì tỷ lệ tăng dân số cơ học lại phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hóa.

Theo thống kê tại 09 đô thị gồm: 1 đô thị loại III (thành phố Bến Tre), 08 đô thị loại V (Thị trấn Mỏ Cày, thị trấn Ba Tri, thị trấn Bình Đại, thị trấn Châu Thành, thị trấn Chợ Lách, thị trấn Giồng Trôm, thị trấn Thạnh Phú) của tỉnh Bến Tre thì dân số khu vực đô thị là 134.042 người, chiếm 10,58% dân số toàn tỉnh.

Từ các con số cụ thể về dân số khu vực đô thị và dự báo về tốc độ đô thị hóa trên địa bàn toàn tỉnh, do vậy có thể xác định được khá chính xác tỉ lệ tăng dân số cơ học.

d) Về thay đổi cơ cấu hộ gia đình

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tính đến 31/12/2012, dân số toàn tỉnh là 1.267.534 người với 363.951 hộ (bình quân 3,5 người/hộ), trong đó khu vực đô thị là 3,4 người/hộ), khu vực nông thôn là 3,5 người/hộ).

Theo số liệu thống kê, tại thời điểm năm 1999, bình quân nhân khẩu của một hộ gia đình tại khu vực đô thị nước ta vẫn ở mức cao, khoảng 4,5 người/hộ. Đến thời điểm 01/4/2009 (sau 10 năm), cơ cấu hộ gia đình ở nước ta đã có nhiều thay đổi (hầu hết các hộ gia đình chỉ có 02 thế hệ ở chung), bình quân nhân khẩu của một hộ gia đình tại khu vực đô thị chỉ còn là 3,7 người/hộ.

Trong thời gian tới với xu thế dân số trong độ tuổi từ 18-34 có sự tăng trưởng mạnh, cơ cấu hộ gia đình tại Bến Tre sẽ tiếp tục thay đổi với xu hướng bình quân nhân khẩu trong các hộ gia đình tiếp tục giảm. Dự báo bình quân nhân khẩu một hộ gia đình tính trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2015 vào khoảng 3,4 người/hộ và năm 2020 vào khoảng 3,3 người/hộ.

d) Do tăng diện tích bình quân

Hiện tại diện tích nhà ở bình quân tính theo đầu người cả tỉnh là 20,9 m2/người, tại khu vực đô thị là 21,8m2/người; tại khu vực nông thôn là 20,8m2/người.

Theo nghiên cứu chung và kinh nghiệm phát triển nhà ở các nước trên thế giới, nhu cầu cơ bản về không gian sinh hoạt trong nhà ở của mỗi người khoảng 30m2 và một hộ gia đình 4 người khoảng 100-120m2. Do vậy, khi diện tích nhà ở bình quân trên người chưa đạt mức 30m2/người thì các hộ gia đình vẫn có nhu cầu và xu hướng xây dựng, cải tạo để tăng diện tích nhà ở khi có điều kiện. Trong những năm tới, điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được dự báo sẽ có bước tiến đáng kể.

e) Nhu cầu về nhà ở của một số đối tượng xã hội

Ngoài ra việc dự báo tính toán nhu cầu chung nhà ở còn cần xác định nhu cầu cụ thể của các nhóm đối tượng xã hội đặc thù trên địa bàn tỉnh để có phương hướng, giải pháp đáp ứng cụ thể như: Cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang chưa có nhà ở; công nhân lao động tại các khu công nghiệp; sinh viên các cơ sở đào tạo và các hộ thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

2. Căn cứ xác định chỉ tiêu bình quân nhà ở


- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:

Năm 2012, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, giá nông sản, thủy sản giảm thấp, dịch bệnh trong nuôi thủy sản phát sinh, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, các công trình triển khai chậm do khó khăn về nguồn vốn và vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng …, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước tăng 6,61% (theo Nghị quyết của tỉnh là 10%) trong đó, nổi bật là công nghiệp - xây dựng tăng gần 14%. Đến năm 2015, dự báo GDP bình quân của tỉnh tăng khoảng 13%, và giai đoạn từ 2016 - 2020 đạt 14% năm.

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng đề ra, tổng mức đầu tư toàn xã hội của tỉnh cũng phải tăng theo tỷ lệ tương ứng. Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng nhà ở từ nay đến năm 2020 ước đạt bình quân khoảng 10% tổng GDP toàn tỉnh, trong đó tỷ lệ vốn xây mới nhà ở hiện trạng khoảng 60% (tỷ lệ cải tạo nâng cấp đạt 40%). Với giá xây dựng mới nhà ở bình quân đã tính hệ số trượt giá, tốc độ xây mới nhà ở đạt khoảng 0,6 m2/người/năm từ nay đến năm 2020.

- Phấn đấu chỉ tiêu nhà ở bình quân đầu người của tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 vượt chỉ tiêu quốc gia (theo chiến lược quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 thì chỉ tiêu nhà ở quốc gia đến 2015 là 22m2/người, đến năm 2020 là 25m2/người, đến năm 2030 là 30m2/người). Cụ thể đến năm 2015 là 22,6m2/người và đến năm 2020 là 25,4m2/người.

- Do nhu cầu nâng cao chất lượng tiện nghi và tăng diện tích sử dụng nhà ở của các hộ gia đình; đồng thời diện tích nhà ở xây dựng mới phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và phong tục, thói quen xây dựng nhà ở của địa phương. Dự kiến chỉ tiêu diện tích nhà ở trong thời gian tới như sau:

Đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân phấn đấu đạt 22,6 m2 trong đó đô thị là 25,0 m2, nông thôn là 21,9 m2.

Đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân phấn đấu đạt 25,4 m2, trong đó đô thị là 29,1 m2, nông thôn là 23,5 m2.

Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ nhà kiên cố đạt 55%, đến năm 2020 tỷ lệ nhà kiên cố đạt 75% trên toàn tỉnh.


3. Mục tiêu chung


- Phấn đấu đến năm 2020 đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở của các tầng lớp dân cư với chất lượng, tiện nghi, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng thu nhập của từng hộ gia đình, cá nhân.

- Quan tâm thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng là người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực thường xuyên bị thiên tai với cơ chế, chính sách phù hợp nhằm từng bước nâng cao chất lượng, diện tích nhà ở; tạo điều kiện để những người có khó khăn về nhà ở có chỗ ở an toàn; bảo đảm hoàn thành các mục tiêu cơ bản về nhà ở và an sinh xã hội.

- Phấn đấu phát triển nhà ở đủ về số lượng, bảo đảm chất; thu hẹp khoảng cách về chất lượng nhà ở và môi trường sống tại khu vực nông thôn với khu vực thành thị.

- Mở rộng khả năng huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở.


4. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn


a) Giai đoạn từ 2013 - 2015

- Chỉ tiêu diện tích bình quân: Qua tổng hợp số liệu hiện trạng về nhà ở tỉnh Bến Tre vào đầu năm 2013 cho thấy, diện tích nhà ở bình quân đạt 20,9 m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 21,8m2, khu vực nông thôn đạt 20,8m2.

+ Đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt 22,6 m2 trong đó đô thị là 25m2, nông thôn là 21,9 m2; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 6 m2 sàn/người.

+ Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng mới nhà ở đến năm 2015 là 1.504.662 m2 sàn tương đương với 25.559 căn, trong đó: nhà ở thương mại và nhà ở do dân tự xây vào khoảng 881.680 m2 tương đương với 11.281 căn (chiếm tỉ lệ 58,6%); Nhà ở dành cho các đối tượng xã hội vào khoảng 479.999 m2 tương đương với 11.789 căn (chiếm tỉ lệ 31,9%);

- Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội:

+ Phấn đấu đến năm 2015, 60% học sinh, sinh viên và 50% công nhân khu công nghiệp có nhu cầu về nhà ở được thuê chỗ ở.

+ Hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho 6.341 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

+ Hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho 4.862 hộ gia đình có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng.



- Chỉ tiêu về chất lượng nhà ở: Hiện tại tỷ lệ nhà kiên cố trên địa bàn tỉnh là 35,07%, nhà bán kiên cố là 49,71%, nhà thiếu kiên cố là 12,5%, nhà đơn sơ là 2,7%. Nhằm nâng cao tỷ trọng diện tích nhà ở kiên cố, giảm tỷ trọng nhà ở bán kiên cố, nhà đơn sơ; phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 55%; 35% nhà bán kiên cố, 8,5% nhà thiếu kiên cố; 1,5% nhà đơn sơ.

Chỉ tiêu chất lượng nhà ở đến năm 2015

STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2015

1

Nhà kiên cố

35,07%

55%

2

Nhà bán kiên cố

49,71%

35%

3

Nhà thiếu kiên cố

12,5%

8,5%

4

Nhà đơn sơ

2,7%

1,5%

5

Tổng

100%

100,0%

- Chỉ tiêu phát triển nhà ở chung cư: Theo kết quả điều tra, khảo sát thực trạng cho thấy thời điểm hiện tại, thói quen sở hữu nhà ở chung cư ở trên địa bàn tỉnh hầu như không có. Thực tế loại hình nhà chung cư chưa được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh xuất phát từ yếu tố: Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có đặc trưng là đất rộng, thói quen của người dân là sống trong những ngôi nhà vườn, nhà ven kênh rạch nên không thuận lợi cho xây dựng nhà ở cao tầng. Do đó trong giai đoạn 2013 - 2015 tới chưa tính tới việc phát triển loại hình nhà ở chung cư trên địa bàn tỉnh.

+ Thực hiện rà soát một số khu vực dân cư ven bờ sông, kênh rạch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân để đề xuất việc di dời, ổn định nơi ở cho các hộ dân; Thực hiện giải tỏa di dời đối với một số khu vực nhà ở lấn chiếm hành lang bảo vệ.

+ Tập trung rà soát, di dời các cơ sở chế biến hải sản tự phát nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường vào các khu quy hoạch chế biến hải sản.

b) Giai đoạn từ 2016 - 2020

- Chỉ tiêu diện tích bình quân:

+ Đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân phấn đấu đạt 25,4m2, trong đó đô thị là 29,1 m2, nông thôn là 23,5 m2; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8 m2 sàn/người.

+ Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng mới nhà ở giai đoạn này là 2.678.976 m2 sàn tương đương với 38.056 căn, trong đó: nhà ở thương mại và nhà ở do dân tự xây vào khoảng 1.344.163 m2 tương đương với 15.276 căn (chiếm tỉ lệ 50,17%); Nhà ở dành cho các đối tượng xã hội vào khoảng 992.596 m2 tương đương với 15.936 căn (chiếm tỉ lệ 37,1%).



- Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội:

+ Phấn đấu đến năm 2020, 80% học sinh, sinh viên và 70% công nhân khu công nghiệp có nhu cầu về nhà ở được thuê chỗ ở.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, hộ gia đình, chính sách, người có công, đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn trên cơ sở các cơ chế, chính sách đã ban hành nhằm đảm bảo đến năm 2020 xoá bỏ hoàn toàn nhà ở đơn sơ trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ tiêu về chất lượng nhà ở:

Đến năm 2015 tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 55%; 35% nhà bán kiên cố, 8,5% nhà thiếu kiên cố; 1,5% nhà đơn sơ, trong giai đoạn này tỉ lệ nhà kiên cố phấn đấu đạt 75%, nhà bán kiên cố đạt 20%, nhà thiếu kiên cố chỉ còn 5% và xóa bỏ hoàn toàn tỉ lệ nhà đơn sơ.



STT

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2020

1

Nhà kiên cố

55%

75%

2

Nhà bán kiên cố

35%

20%

3

Nhà thiếu kiên cố

8,5%

5%

4

Nhà đơn sơ

1,5%

0%

5

Tổng

100%

100,0%

- Chỉ tiêu phát triển nhà ở chung cư:

Dự kiến đến 2020 do quá trình đô thị dự kiến sẽ tăng nhanh dẫn đất quỹ đất để xây dựng nhà ở ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch chung đô thị tỉnh Bến Tre, đặc biệt là Thành phố Bến Tre dự kiến đạt chỉ tiêu đô thị loại II cần thiết phải quy hoạch phát triển một số khu vực để xây dựng nhà ở chung cư nhằm tạo điểm nhấn của đô thị.

Mặt khác cũng cần nghiên cứu phát triển mô hình nhà ở chung cư thấp tầng dành cho nhóm đối tượng người có thu nhập thấp khu vực đô thị, nhóm đối tượng cán bộ, công chức; đồng thời vận động khuyến khích người dân bỏ tâm lý sở hữu nhà ở riêng lẻ sang sử dụng mô hình nhà ở chung cư.

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nhà chung cư tại các dự án phát triển nhà ở đạt khoảng 15% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới tại các dự án. Trong đó Thành phố Bến Tre (đô thị loại II) đạt khoảng trên 40%.



c) Tầm nhìn đến năm 2030

Giai đoạn từ 2016 đến năm 2020 việc phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh hướng tới cả hai mục tiêu là tăng diện tích nhà ở và nâng cao chất lượng chỗ ở của người dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 nhu cầu về diện tích nhà ở của người dân đã cơ bản được đáp ứng nên giai đoạn này diện tích nhà ở bình quân theo đầu người không tăng nhiều hơn so với năm 2020 mà chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng nhà ở và hoàn chỉnh mô hình phát triển nhà ở. Do vậy, tầm nhìn phát triển nhà ở đến năm 2030 như sau:

- Khi nhu cầu về chỗ ở của đại bộ phận của người dân cơ bản được đáp ứng, việc phát triển nhà ở hướng tới ngày càng nâng cao tính tiện nghi, độc lập cho mỗi cá nhân, hộ gia đình (nhà ở khép kín, có đầy đủ không gian không chỉ phục vụ nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh mà còn đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt khác như nghiên cứu, học tập, thể dục thể thao, giải trí).

Tập trung phát triển mô hình nhà ở sinh thái (gắn với các không gian sinh thái đặc thù, đa dạng của tỉnh như biển…), các loại hình nhà ở tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.

- Chỉ tiêu diện tích bình quân:

Phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt 30m2/người, bằng với mục tiêu phấn đấu toàn quốc đến năm 2030.

- Chỉ tiêu nâng cao chất l­ượng nhà ở:

Phấn đấu đến 2030 nâng tỷ trọng nhà ở kiên cố chiếm tỷ trọng trên 90% số nhà ở trên địa bàn, còn lại tại một số khu vực đặc biệt khó khăn thì nhà ở được xây dựng là loại hình nhà ở bán kiên cố.



IV. Nhu cầu về nhà ở đến năm 2020

1. Các yếu tố để phát triển nhà ở của tỉnh


a) Định hướng chính về phát triển về kinh tế - xã hội

Trên cơ sở những định hướng về kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre, việc tính toán nhu cầu nhà ở đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, phải đáp ứng các yếu tố sau đây:

- Đáp ứng nhu cầu tăng dân số tự nhiên, dân số cơ học theo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre: Tốc độ tăng dân số bình quân 0,4%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 25% vào năm 2015 và khoảng 30% vào năm 2020

- Phấn đấu chỉ tiêu nhà ở bình quân đầu người của tỉnh đạt 22,6 m2/người vào năm 2015 và 25,4 m2/người vào năm 2020; đồng thời phải đảm bảo tổng vốn phát triển nhà ở và chỉnh trang, cải tạo nhà ở chiếm tỷ trọng không vượt quá 14% GDP của địa phương;

- Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng xã hội trong tỉnh bao gồm: nhà ở cho người có công với cách mạng; người nghèo khu vực nông thôn; người thu nhập thấp tại đô thị; nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; nhà ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp; nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp; nhà ở học sinh, sinh viên; các đối tượng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

b) Dự báo về dân số

Tổng hợp báo cáo của các địa phương về dân số năm 2013 và các phương pháp tính toán số liệu, dự báo dân số trên địa bàn tỉnh như sau:

Đến năm 2015 tổng dân số toàn tỉnh được dự báo là 1.287.641 người, đến năm 2020 dự báo dân số toàn tỉnh đạt 1.317.941 người. Những dự báo về mức tăng dân số là một trong những cơ sở quan trọng để xác định chỉ tiêu nhà ở trong từng giai đoạn.

c) Nhu cầu nhà ở

Nhu cầu về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong Chương trình này được dự báo dựa trên cơ sở về sự gia tăng dân số, quy hoạch chung xây dựng vùng tỉnh Bến Tre. Cụ thể là:

- Căn cứ vào số liệu thực trạng diện tích nhà ở bình quân tính theo đầu người được tổng hợp, báo cáo và điều tra khảo sát tại các địa phương;

- Căn cứ vào số liệu báo cáo thực trạng nhà ở tỉnh Bến Tre tháng 3 năm 2012 để tính toán nhu cầu nhà ở theo quy mô dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, 2030;

- Căn cứ số lượng các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.

- Sự gia tăng dân số dựa trên các yếu tố tác động như: tăng dân số tự nhiên, di dân cơ học và tỷ lệ đô thị hóa cùng với sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh

- Việc phát triển các khu nhà ở mới, cải tạo, chỉnh trang phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các đô thị sẽ kéo theo nhu cầu nhà ở phục vụ tái định cư cho các hộ dân theo nguyên tắc nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ;

- Căn cứ mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Căn cứ theo quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê.

- Căn cứ nghị quyết số 18/NĐ-CP ngày 20/4/2009 về một số cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

d) Các loại nhà ở được dự báo

- Nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị: Được đầu tư bằng vốn của các thành phần kinh tế để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo phương thức xã hội hóa; thực chất đây loại hình nhà ở thương mại có sự điều tiết của nhà nước về diện tích, giá cả, điều kiện và đối tượng được mua bán loại nhà này.

- Nhà ở thương mại: Là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường;

- Nhà ở công vụ để phục vụ cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện được điều động, luân chuyển công tác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về nhà ở và được tính toán theo tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ và số lượng cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu sử dụng nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận công tác;

- Nhà ở xã hội phục vụ cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân tại các khu công nghiệp, chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá chật chội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

- Nhà ở cho sinh viên phục vụ cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, (gọi chung là sinh viên) tại các cơ sở đào tạo theo quy định tại Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê;

- Nhà ở cho người nghèo được dự báo thông qua số liệu tổng hợp hộ nghèo thuộc diện điều chỉnh của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg.

- Nhà ở riêng lẻ do dân tự xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của mình theo các hình thức tự xây dựng nhà ở, thuê các tổ chức, cá nhân khác xây dựng nhà ở hoặc hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở;

e) Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở

- Nguồn vốn xây dựng nhà ở thương mại được huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các đối tượng có nhu cầu cùng đóng góp theo quy định của pháp luật.

- Nguồn vốn xây dựng nhà ở riêng lẻ là do các hộ dân tự huy động;

- Nguồn vốn xây dựng nhà ở bao gồm: nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị sử dụng nguồn vốn của các đối tượng thuê, thuê mua nhà ở xã hội, của các doanh nghiệp và một phần ngân sách của địa phương, riêng nguồn vốn dành cho nhà ở ký túc xá sinh viên được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách trung ương huy động từ trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ngân sách của địa phương.

- Nhà ở tái định cư được sử dụng từ nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư, một phần từ nguồn vốn ngân sách của địa phương và từ nguồn đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Nguồn vốn xây dựng nhà ở tái định cư cho các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở được thực hiện từ nguồn vốn Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 20/5/2011 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đề án bố trí dân cư tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (bố trí tái định cư cho dân vùng thiên tai), vốn huy động trong dân và các nguồn khác.



- Nguồn vốn hỗ trợ nhà ở cho người nghèo được hỗ trợ từ vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và vốn đóng góp của cộng đồng.

3. Chỉ tiêu nhà ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


Các số liệu khảo sát và dự báo các chỉ tiêu về nhà ở trong từng giai đoạn của toàn tỉnh được tính toán cụ thể như sau:

BIỂU CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH NHÀ Ở CỦA TỈNH QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Stt

Đơn vị hành chính

Hiện trạng dân số và nhà ở đến 31/12/2012

Dự báo dân số và nhà ở đến năm 2015

Dự báo dân số và nhà ở đến năm 2020

Dân số

Nhà ở

Dân số

Nhà ở

Dân số

Nhà ở

Người

Tổng DT nhà ở

DTBQ/người

Người

Tổng DT nhà ở (m2 sàn)

DTBQ /người

Người

Tổng DT nhà ở (m2 sàn)

DTBQ /người

1

2

3













10 

11




Toàn tỉnh

1.267.534

26.523.644

20,9

1.287.641

29.078.329

22,6

1.317.941

33.503.074

25,4




Khu vực đô thị

134.042

2.925.685

21,8

273.923

6.855.986

25,0

459.715

13.355.863

29,1




Khu vực nông thôn

1.133.492

23.597.959

20,8

1.013.717

22.222.343

21,9

858.226

20.147.211

23,5

1

Thành phố Bến Tre

117.927

2.470.841

21,0

131.931

3.120.068

23,6

137.239

3.698.813

27,0




Khu vực đô thị

64.870

1.394.290

21,5

77.671

1.980.608

25,5

81.458

2.443.740

30,0




Khu vực nông thôn

53.057

1.076.551

20,3

54.260

1.139.460

21,0

55.781

1.255.073

22,5

2

Huyện Mỏ Cày Bắc

110.997

2.527.946

22,8

112.299

2.702.366

24,1

114.295

2.943.659

25,8




Khu vực đô thị

6.591

144.565

21,9

7.190

179.750

25,0

31.874

924.334

29,0




Khu vực nông thôn

104.406

2.383.381

22,8

105.109

2.522.616

24,0

82.421

2.019.325

24,5

3

Huyện Mỏ Cày Nam

148.736

3.147.456

21,2

149.596

3.468.260

23,2

151.433

3.867.782

25,5




Khu vực đô thị

11.798

265.970

22,5

50.616

1.290.708

25,5

64.136

1.859.951

29,0




Khu vực nông thôn

136.938

2.881.486

21,0

98.980

2.177.552

22,0

87.297

2.007.830

23,0

4

Huyện Ba Tri

189.178

3.848.080

20,3

191.937

4.289.856

22,4

198.358

5.187.156

26,2




Khu vực đô thị

10.399

224.363

21,6

46.634

1.165.842

25,0

85.313

2.474.076

29,0




Khu vực nông thôn

178.779

3.623.717

20,3

145.303

3.124.015

21,5

113.045

2.713.080

24,0

5

Huyện Bình Đại

133.296

2.900.036

21,8

134.401

3.091.450

23,0

137.156

3.586.176

26,1




Khu vực đô thị

9.929

231.202

23,3

22.476

573.133

25,5

58.886

1.707.705

29,0




Khu vực nông thôn

123.367

2.668.834

21,6

111.925

2.518.317

22,5

78.270

1.878.471

24,0

6

Huyện Châu Thành

158.392

3.392.103

21,4

154.515

3.511.293

22,7

159.084

4.056.646

25,5




Khu vực đô thị

3.622

87.735

24,2

9.914

257.764

26,0

43.106

1.250.079

29,0




Khu vực nông thôn

154.770

3.304.368

21,4

144.601

3.253.529

22,5

115.978

2.806.567

24,2

7

Huyện Chợ Lách

110.963

2.266.555

20,4

112.231

2.452.692

21,9

112.821

2.764.104

24,5




Khu vực đô thị

7.644

183.868

24,1

7.944

210.516

26,5

37.607

1.090.590

29,0




Khu vực nông thôn

103.319

2.082.687

20,2

104.287

2.242.176

21,5

75.214

1.673.514

22,3

8

Huyện Giồng Trôm

169.469

3.741.026

22,1

171.107

3.935.459

23,0

174.409

4.360.221

25,0




Khu vực đô thị

9.873

209.461

21,2

27.292

641.360

23,5

30.278

847.780

28,0




Khu vực nông thôn

159.597

3.531.565

22,1

143.815

3.294.099

22,5

144.131

3.512.441

24,4

9

Huyện Thạnh Phú

128.577

2.229.601

17,3

129.624

2.506.887

19,3

133.146

3.038.518

22,8




Khu vực đô thị

9.316

184.231

19,8

24.187

556.306

23,0

27.057

757.609

28,0




Khu vực nông thôn

119.261

2.045.370

17,2

105.437

1.950.580

18,5

106.089

2.280.909

21,5

a. Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân

Đến năm 2015, dân số của tỉnh dự kiến là 1.287.641 người, chỉ tiêu bình quân diện tích nhà ở phấn đấu đến năm 2015 là 22,6m2/người, trong đó tại khu vực đô thị là 25m2/người, khu vực nông thôn là 21,9m2/người.

Đến năm 2020 dân số của tỉnh dự kiến là 1.317.941 người, chỉ tiêu bình quân diện tích nhà ở phấn đấu đến năm 2020 là 25,4 m2/người, trong đó tại khu vực đô thị là 29,1m2/người, khu vực nông thôn là 23,5m2/người. Các chỉ tiêu về phát triển nhà ở toàn tỉnh như sau:

Biểu: Các chỉ tiêu về diện tích bình quân nhà ở của tỉnh



Chỉ tiêu nhà ở của tỉnh (m2/người)

Năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

20,9 m2/người

22,6 m2/người

25,4 m2/người



b) Chỉ tiêu về chất lượng nhà ở

Việc xác định phân loại chất lượng nhà ở của Chương trình được thực hiện theo quy ước đã dùng trong cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cách phân loại này giúp cán bộ điều tra, thu thập số liệu thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn (hiện cơ quan quản lý nhà các địa phương đều thực hiện thống nhất theo quy định này), bao gồm: Nhà ở kiên cố; Nhà bán kiên cố; Nhà thiếu kiên cố; Nhà đơn sơ, theo đó:

- Nhà kiên cố: Là nhà có cả 3 thành phần (mái, cột, tường) được xây dựng bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà bán kiên cố: Là nhà có 2 trong 3 thành phần (mái, cột, tường) được xây dựng bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà thiếu kiên cố: Là nhà có 1 trong 3 thành phần (mái, cột, tường) được xây dựng bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà đơn sơ: là nhà mà cả 3 thành phần trên không được xây dựng bằng vật liệu bền chắc.

Theo đó, trong những năm tiếp theo chỉ tiêu về chất lượng nhà ở được dự kiến theo hướng Nâng cao tỷ trọng nhà ở kiên cố, giảm tỷ trọng nhà ở bán kiên cố, thiếu kiên cố, nhà đơn sơ.

Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đến năm 2020


STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

1

Nhà kiên cố

35,07%

55%

75%

2

Nhà bán kiên cố

49,71%

35%

20%

3

Nhà thiếu kiên cố

12,51%

8,5%

5%

4

Nhà đơn sơ

2,7%

1,5%

0%

5

Tổng

100%

100%

100,0%




tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương