UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030



tải về 2.06 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.06 Mb.
#19675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

II. Căn cứ pháp lý


- Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Căn cứ Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/11/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 09 tháng 6 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở;

- Công văn số 413/BXD-QLN ngày 20/3/2012 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở đến 2020 và tầm nhìn 2030;

- Căn cứ công văn số 2109/UBND-TCĐT ngày 15/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc xây dựng chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.


III. Phạm vi nghiên cứu


Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được nghiên cứu, dự báo nhu cầu, đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển đối với nhà ở tại khu vực đô thị và nhà ở nông thôn trên phạm vi địa bàn tỉnh. Trong đó đặc biệt quan tâm tới nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng xã hội: Người thu nhập thấp ở đô thị, hộ nghèo ở nông thôn và đô thị, hộ chính sách, cán bộ công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, sinh viên, học sinh... trên phạm vi toàn tỉnh.

IV. Mục tiêu và yêu cầu

1. Mục tiêu


- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nhà ở hiện nay trên địa bàn tỉnh và nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh đến năm 2020.

- Dự báo nhu cầu nhà ở của các nhóm đối tượng: người có công với cách mạng; người nghèo khu vực nông thôn; người thu nhập thấp tại đô thị; nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; nhà ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp; nhà ở sinh viên, học sinh và các đối tượng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh từng giai đoạn làm cơ sở lập kế hoạch phát triển phù hợp.

- Dự báo quỹ đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh.

- Xác định quy mô và các mô hình dự án điểm phát triển nhà ở.

- Làm cơ sở để quản lý công tác phát triển nhà ở và triển khai thực hiện các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh; thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở.

- Thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.


2. Yêu cầu


- Công tác phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre phải phù hợp với nhu cầu nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn; đảm bảo tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do các cấp có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.

- Chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu nhà ở xã hội phải được xác định là một trong những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với từng thời kỳ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Xác định quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

PHẦN II

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH BẾN TRE





I. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh

1. Vị trí địa lý


Tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn tọa độ địa lý từ 9o48’ đến 10o20’ vĩ độ Bắc và từ 105o57’ đến 106o48’ kinh độ Đông.

Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360,6 km2, chiếm 5,8% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển kéo dài trên 65km.

Ranh giới địa lý tỉnh Bến Tre được xác định như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền; Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên; Phía Đông giáp biển Đông.

Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Bến Tre là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh và 8 huyện Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách, Thạnh Phú.


2. Đặc điểm địa hình, đất đai


a) Về địa hình

Giống như phần lớn đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Bến Tre có nền đất yếu tại các vùng đất trũng, ngập nước, khu vực ven biển có các giồng cát.

Với đặc trưng vùng châu thổ bồi lắng phù sa mới của sông Cửu Long trên nền phù sa cổ, địa hình nhìn chung bằng phẳng và có khuynh hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với những giồng cát hình cánh cung trên địa bàn ven biển có cao hơn, được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển.

b, Về đất đai:

Theo Niên giám thống kế tỉnh Bến Tre năm 2011 thì tính đến ngày 1/1/2012 diện tích đất ở của tỉnh là 7.699 ha, chiếm 3,2% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất ở khu vực đô thị là 494 ha, đất ở khu vực nông thôn là 7.205 ha.

3. Đặc điểm về khí hậu, nguồn tài nguyên


a) Về khí hậu

Tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt trung bình tương đối cao và ổn định. Nhiệt độ bình quân hàng năm 26- 27oC và không có sự chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 5, 29,2oC ) và tháng mát nhất (tháng 11,25,2oC); nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong ngày khoảng 35,8oC và thấp nhất 17,6oC.

Lượng mưa phân hóa thành hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5-11 và mùa nắng từ tháng 12-4. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm

Địa bàn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió mùa Tây- Tây Nam thường xuất hiện trong mùa mưa, tốc độ trung bình 1,0 – 1,2 m/s; gió Đông – Đông Bắc (gió chướng) thổi theo từ biển vào, có tác động làm dâng mực nước triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm di chuyển các ngư trường khai thác cá sang các vùng khác khuất gió biển Tây, tốc độ trung bình <3 m/s.

Độ ẩm tương đối khá cao, trung bình 76 – 86%, trong đó các huyện ven biển có độ ẩm tương đối 83 -91%; độ ẩm phân hóa mạnh theo mùa chênh lệch giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất khoảng 15%.

b) Về tài nguyên

- Tài nguyên nước: tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua là: sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu. Hệ thống sông, rạch trong tỉnh còn là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi.

- Tài nguyên động vật, thực vật: Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như: cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm,…đây là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển.

- Tài nguyên biển: Bến Tre có một ngư trường rộng lớn với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương