UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030



tải về 2.06 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.06 Mb.
#19675
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

V. Thực trạng thị trường nhà ở


Được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự nỗ lực quyết tâm của toàn hệ thống chính trị địa phương đã tập trung mọi nguồn lực đưa ra những giải pháp đồng bộ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, đầu tư xây dựng mới nhiều công trình và mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm, đặc biệt là Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông được hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần rút ngắn được khoảng cách và thời gian lưu thông giữa các tỉnh thành trong khu vực, là tiền đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông trong thời gian vừa qua đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng đô thị và nông thôn tỉnh Bến Tre phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tham gia phát triển, cải thiện chỗ ở. Sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kết hợp với định hướng quy hoạch chung tại các đô thị của tỉnh đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà đâu tư, doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở để bán, đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cư.

Thị trường nhà ở của tỉnh hiện ở mức độ sơ khai do phần lớn người dân vẫn có thói quen tự tạo lập nhà ở trên diện tích đất của cha ông để lại. Trong quá trình đô thị hoá của tỉnh, việc đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán bước đầu đã được các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay do tình hình kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng đang gặp phải những khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc triển khai các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh cũng đã gặp những khó khăn nhất định đặc biệt là vấn đề về tài chính, tín dụng của các nhà đầu tư để triển khai thực hiện các dự án. Đồng thời việc khó khăn về kinh tế cũng đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập và tích luỹ của người dân dành cho việc tạo lập chỗ ở dẫn đến thị trường nhà ở hiện khá trầm lắng.

Trong thời gian tới, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre vẫn tiếp tục tăng, thu nhập bình quân đầu người gia tăng, việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng sẽ tiếp tục tạo tiền đề cho thị trường nhà ở tỉnh Bến Tre phát triển trong thời gian tới.


VI. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội


Trong những năm qua, Bến Tre đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội như xây dựng một số cầu lớn, đường giao thông, công trình thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, trung tâm cụm xã, trường học, cơ sở y tế, công trình nước sạch và nhiều công trình văn hoá xã hội khác. Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được nâng cấp tương đối khá, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và cải thiện đời sống dân cư.

1. Giao thông

a) Hệ thống đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm 4.150 km đường:

- Quốc lộ: Có 2 tuyến Quốc lộ 60 và 57 chạy qua với tổng chiều dài 149,348 km. Trong đó: QL60 dài 52,045 km; QL57 dài 97,303 km.

- Đường tỉnh: Có 6 tuyến với tổng chiều dài 169,3 km.

- Đường huyện: Trên địa bàn tỉnh có 42 tuyến đường huyện chiều dài 453,7km. Các tuyến đường huyện là những tuyến nhánh nối với các trục đường tỉnh theo dạng hình xương cá, đáp ứng nhu cầu giao lưu đi lại và thông thương hàng hóa từ xã đến huyện và giữa các huyện với nhau.

Đa phần các tuyến đường huyện có bề mặt rộng từ 3,5-5m, nền từ 5-6,5m, đạt tiêu chuẩn đường giao thông loại A theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92, - Đường đô thị: Tính đến nay, toàn bộ các tuyến đường đô thị đã được nhựa hóa. Hệ thống đường đô thị khu vực thành phố Bến Tre và thị trấn Ba Tri được chú trọng đầu tư phát triển.

- Hệ thống đường xã, thôn, ấp: Hệ thống đường xã, thôn, ấp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong những năm qua, tổng chiều dài các tuyến đường được xây dựng, nâng cấp láng nhựa và BTXM đạt trên 3.000 km. Có được kết quả như trên là nhờ chủ trương đúng đắn của tỉnh và các cấp trong việc huy động vốn từ nhân dân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài kết hợp với vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư giao thông. Từng bước góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đô thị Thành phố văn minh sạch đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu đi lại và lưu thông hàng hóa.

Nhìn chung, mạng lưới đường bộ của tỉnh phân bố tương đối đều trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm các huyện, từ trung tâm huyện đến các xã. Song chất lượng đường còn ở mức thấp, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp. Hệ thống cầu, cống được xây dựng ở nhiều giai đoạn khác nhau, nên sức tải trọng khác nhau và nhiều cầu có tải trọng nhỏ không còn phù hợp với nhu cầu vận tải hiện nay, cần thay thế cầu có tải trọng cao hơn; ở một số huyện còn nhiều vị trí chưa có cầu hoặc đập tràn gây khó khăn cho các phương tiện đi lại trong mùa mưa lũ.



b) Hệ thống đường thuỷ

Hệ thống đường thủy vốn là thế mạnh của tỉnh với chiều dài bờ biển 65km, tổng chiều dài sông của tỉnh có khoảng 4.600km với mật độ 2km/km2, trong đó sông cho tàu 1.000 - 2.000 tấn đi lại được có 168,7km, sông cho tầu 100 - 600 tấn có khoảng 62,06km; trên 4000 kênh rạch lớn nhỏ cho ghe thuyền từ 10 - 20 tấn. Trên địa bàn tỉnh có 6 tuyến kênh, sông do TW quản lý với tổng chiều dài 282,6km.



c) Hệ thống bến xe khách và bến phà(11)

- Hệ thống bến xe khách:

Hầu hết các huyện, thành phố đều có bến xe khách hoạt động nội tỉnh. Tỉnh đã khánh thành Bến xe khách mới của tỉnh đặt tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre ngày 04/12/2010 thuộc Sở Giao thông Vận tải Bến Tre quản lý. Là đầu mối giao thông đường bộ của tỉnh, phục vụ nhu cầu đi lại nội tỉnh và liên tỉnh của người dân. Ngoài ra, một số bến xe khách như bến xe Ba Tri, Mỏ Cày,… cũng góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại liên tỉnh của người dân.

-Hệ thống bến phà:

Toàn tỉnh hiện nay có 03 bến phà lớn đang hoạt động, gồm: phà Tân Phú, Phà Cầu Ván, Phà Cổ Chiên tại xã Thành Thới B.

Ngoài ra còn một số bến phà mới được đầu tư xây dựng như: Mỹ An - huyện Thạnh Phú, Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, Tam Hiệp - huyện Bình Đại và Bình Tân nối xã Định Trung (huyện Bình Đại – tỉnh Bến tre) với xã Phú Thạnh (huyện Tân Phú Đông - tỉnh Tiền Giang).

Tính đến 31/12/2012, tỷ lệ đường giao thông liên thôn, xã và đường trục chính cấp xã đã bê tông, cứng hoá được 80,3% trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Điện

Tỉnh Bến Tre được cấp điện từ hệ thống nguồn và lưới điện Quốc gia qua đường dây chính 110/220kV từ Mỹ Tho - Bến Tre, vận hành qua 3 trạm biến áp 110kV đặt tại ngã ba Tân Thành 65MVA, tại Mỏ Cày Bắc 50MVA và tại Ba Tri 25MvA.

Nguồn điện tại chỗ có một nhà máy điện Diesel đặt tại xã Mỹ Thạnh (Giồng Trôm) có công suất 10.500kW, nhưng công suất thực dụng khoảng 8.500 kW. Nguồn điện Diesel được hòa với mạng điện trung áp 15/22kV.

Nói chung, các tuyến đường đây 110kV hiện hữu và dự kiến trên địa bàn tỉnh Bến Tre chỉ được cấp điện từ một đường dây 110 kV độc đạo nên việc cấp điện trên địa bàn tỉnh không được an toàn và ổn định. Các trạm biến áp hiện cung cấp đủ cho cả tỉnh Bến Tre, nhưng trong những năm sắp tới các trạm này sẽ bị quá tải do nhu cầu phụ tải của các khu, cụm công nghiệp và mức tiêu thụ của cơ quan quản lý và tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng.

Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đạt 93,5% số hộ dân được cấp điện, số hộ chưa được cấp điện lưới chủ yếu sinh sống gắn liền với khu vực trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản cách xa khu vực dân cư tập trung.

3. Cơ sở văn hóa

Hoạt động văn hoá - nghệ thuật và thông tin ngày càng phong phú về nội dung và hình thức. Hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin được xây dựng ngày càng hoàn thiện, đến nay trong tỉnh có 1 Trung tâm Văn hoá tỉnh, 1 nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh, 1 nhà trưng bày thành tựu kinh tế - xã hội, 1 rạp chiếu bóng, 7 Trung tâm văn hóa huyện, 2 nhà thiếu nhi huyện, 28 nhà văn hóa xã, 132 điểm văn hóa xã, phường và 8 điểm văn hóa dành cho thiếu nhi; 2 đội nghệ thuật chuyên nghiệp và 9 đội văn nghệ quần chúng. Đến nay đã có 272.000 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 654 ấp được công nhận là ấp văn hóa, 19 xã văn hóa và 1.246 cơ quan trường học, đơn vị văn hóa.

Tính đến cuối năm 2012, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều đã có nhà văn hoá phục vụ công đồng dân cư.

Bến Tre có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị độc đáo được cả nước trân trọng như Bảo tàng Bến Tre, bia mộ, đài tưởng niệm các anh hùng, các nhân sĩ trí thức yêu nước như Nguyễn Thị Định, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản...; các địa danh nổi tiếng như làng du kích xã Định Thủy, các địa danh đã đi vào lịch sử của phong trào Đồng Khởi đầu tiên vào những năm 1960 với đội quân tóc dài ”Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang” lừng danh, khu di tích Vàm Khâu Băng là nơi tiếp nhận vũ khí được chi viện từ miền Bắc và Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển...

Các di tích cách mạng tiêu biểu của Bến Tre đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia bao gồm: Di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu; di tích lịch sử Đồng Khởi; di tích lịch sử chùa Tuyên Linh; di tích lịch sử đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam; di tích lịch sử Căn cứ cách mạng Y4; di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba Cây Da đôi; di tích lịch sử Đền thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng; di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Trác (nơi làm việc của đồng chí Lê Duẩn từ tháng 11/1955 đến tháng 3/1956); di tích cuộc thảm sát ở Cầu Hòa; di tích lịch sử mộ cụ Võ Trường Toản....

4. Cơ sở y tế

Mạng lưới y tế về cơ bản đã được xây dựng từ tỉnh xuống cơ sở xã, phường, từng bước đáp ứng yêu cầu cơ bản khám chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Trên địa bàn tỉnh có 185 cơ sở y tế khám chữa bệnh gồm: 11 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa, 160 trạm y tế xã, phường, trên 3 nghìn giường. Trong đó tuyến tỉnh có 04 bệnh viện chuyên khoa, 04 trung tâm y tế dự phòng, 1 Trường trung học Y tế, 1 Trạm kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm; tuyến huyện có 07 bệnh viện đa khoa, 08 phòng khám khu vực, các cơ sở y tế tuyến huyện có 730 giường; tuyến cơ sở có 164/164 xã, phường, thị trấn có trạm y tế (trong đó có 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 665 cơ sở y tế tư nhân.

5. Cơ sở giáo dục và đào tạo

- Giáo dục đào tạo được đầu tư tương đối toàn diện về cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỉnh đã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vào cuối năm 2005, 100% các huyện thị và các xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (tỉ lệ 96,87%), được công nhận hoàn thành vào năm 2006 và công tác phổ cập trung học đang được triển khai.

- Giáo dục mầm non: Hiện nay, tỉnh có 170 trường mầm non, mẫu giáo với 1.145 lớp và 1.317 giáo viên phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện, thành phố. Từ năm 2005 đến 2010, số lượng trẻ đi nhà trẻ và lớp mẫu giáo tăng từ 30.713 trẻ lên 36.357 trẻ.

- Giáo dục phổ thông(12): Năm học 2009 - 2010, hệ thống giáo dục phổ thông có 361 trường với 6.139 lớp học, trong đó trường tiểu học 191 trường (giảm 3 trường so với năm 2005); trường THCS có 140 trường (tăng 5 trường so với năm 2005); trường PTTH có 30 trường (giảm 10 trường so với năm 2005).

- Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo: Hệ thống cơ sở giáo dục chuyên nghiệp hiện mới có 1 trường Cao đẳng, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên đào tạo Đại học tại chức, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt khoảng 65%.

Hiện trạng mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Bến Tre(13)







Mức độ hoàn thiện hạ tầng (%)

TT

§¬n vÞ hµnh chÝnh
(**)


Nước sinh hoạt

Hệ thống Thoát nước

Bê tông, cứng hoá giao thông

Cấp

điện


Thu gom rác thải

Y tế

Giám dục

Văn hoá

Thương mại

 

Toàn tỉnh

66,4

52,5

80,0

93,5

46,3

70,0

x

x

x

1

Thành phố Bến Tre

83,2

67,5

81,8

99,8

73,5

78,0

x

x

x

 

Vùng đô thị

100

85,0

96,7

100

92,0

90,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

66,5

50,0

669

99,5

55,0

66,0

x

x

x

2

Huyện Mỏ Cày Bắc

69,0

52,0

79,0

98,5

42,5

72,5

x

x

x

 

Vùng đô thị

88,0

60,0

89,0

100

60,0

80,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

50,0

44,0

69,0

97,0

25,0

65,0

x

x

x

3

Huyện Mỏ Cày Nam

69,0

58,0

79,0

97,5

54,5

73,0

x

x

x

 

Vùng đô thị

80,0

70,0

88,0

100

69,0

78,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

58,0

46,0

70,0

95,0

40,0

68,0

x

x

x

4

Huyện Ba Tri

70,5

50,5

77,5

97,0

35,0

64,0

x

x

x

 

Vùng đô thị

89,0

60,0

85,0

100

46,0

78,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

52,0

41,0

70,0

94,0

24,0

50,0

x

x

x

5

Huyện Bình Đại

68,50

45,0

81,0

85,0

37,5

70,0

x

x

x

 

Vùng đô thị

81,0

55,0

88,0

100

56,0

89,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

56,0

35,0

74,0

70,0

19,0

51,0

x

x

x

6

Huyện Châu Thành

61,0

52,5

83,0

90,0

50,0

69,5

x

x

x

 

Vùng đô thị

72,0

65,0

94,0

100

67,0

80,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

50,0

40,0

72,0

80,0

33,0

59,0

x

x

x

7

Huyện Chợ Lách

57,5

49,5

80,5

92,5

37,5

71,0

x

x

x

 

Vùng đô thị

76,0

59,0

91,0

100

55,0

77,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

39,0

40,0

70,0

85,0

20,0

65,0

x

x

x

8

Huyện Giồng Trôm

56,0

50,0

78,0

94,5

54,5

67,0

x

x

x

 

Vùng đô thị

78,0

70,0

87,0

100

69,0

74,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

34,0

30,0

69,0

89,0

40,0

60,0

x

x

x

9

Huyện Thạnh Phú

62,5

47,5

80,5

87,0

31,5

65,0

x

x

x

 

Vùng đô thị

80,0

65,0

91,0

100

45,0

75,0

x

x

x

 

Vùng nông thôn

45,0

30,0

70,0

74,0

18,0

55,0

x

x

x


tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương