UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030


IV. Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội



tải về 2.06 Mb.
trang7/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.06 Mb.
#19675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21

IV. Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội


Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thì các nhóm đối tượng xã hội được hỗ trợ phát triển nhà ở bao gồm 8 nhóm: người có công với cách mạng; hộ nghèo khu vực nông thôn; người có thu nhập thấp khu vực đô thị; Cán bộ, công chức, viên chức, nhân sĩ, tri thức, văn nghệ sĩ; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp; Sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Các đối tượng đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam…).

a) Nhà ở công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Toàn Tỉnh Bến Tre có trên 8.720 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sử dụng trên 50.000 lao động. Số lao động này chủ yếu là lao động tại chỗ, phần còn lại là lao động từ các địa phương lân cận. Tuy nhiên, do cơ cấu chuyển dịch kinh tế vài năm trở lại đây mới chuyển dần sang công nghiệp nên nhà ở cho nhóm đối tượng này chưa được quan tâm.

Theo số liệu báo cáo rà soát, tổng hợp của UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 8.851 phòng cho thuê trọ với tổng diện tích nhà trọ là 149.453 m2. Tổng số người đang thuê trọ là 20.053 người, trong đó số công nhân đang thuê là 6.919 người, số còn lại chủ yếu là khách vãng lai, lao động thời vụ trên địa bàn.

Số lượng nhà ở trọ cho công nhân tại các khu công nghiệp chủ yếu tập trung tại huyện Châu Thành (có 02 khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp) với số lượng công nhân hiện đang thuê là 6.660 công nhân (chiểm 96,3%)

Kết quả khảo sát thực trạng nhà trọ trên địa bàn tỉnh cho thấy, ngoài nhà ở trọ cho công nhân tại khu công nghệp thuê, phần lớn số các phòng trọ khác chỉ dành các đối tượng khách vãng lai, lao động thời vụ trong các huyện thuê với thời gian ngắn hạn (dưới 6 tháng), được phân bố rải rác chủ yếu tại khu vực đô thị (thành phố Bến Tre và các thị trấn). Những nhà trọ này phần lớn là do người dân tự bỏ vốn ra xây dựng để cho thuê với điều kiện sống chật chội, tạm bợ, chưa đảm bảo an toàn và chất lượng nhà ở như: nhà không đủ ánh sáng, thông thoáng, không có trần chống nóng, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy... Những phòng trọ này chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. diện tích mỗi phòng từ 15- 20 m2 cho từ 3-4 người. Như vậy, diện tích ở bình quân là 5 m2/người, diện tích này tương đối thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt.



THỰC TRẠNG NHÀ Ở TRỌ CÔNG NHÂN, NHÀ Ở CHO THUÊ (9)

 

 

 

 

 

 

 

STT

Tên đơn vị hành chính

Tổng số phòng cho thuê trọ (phòng)

Tổng diện tích (m2)

Tổng số người đang thuê trọ (người)

Trong đó

Công nhân khu công nghiệp (người)

Đối tượng khác (người)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn tỉnh

8.851

149.453

20.053

6.919

8.631

 

 

 

 

 

 

 

1

Thành phố Bến Tre

3.428

54.507

7.955

239

3.213

2

Huyện Mỏ Cày Bắc

60

985

105

 

105

3

Huyện Mỏ Cày Nam

0

0

0

0

0

4

Huyện Ba Tri

536

9.239

1.391

0

1.391

5

Huyện Bình Đại

386

6.948

442

0

442

6

Huyện Châu Thành

4.388

75.861

10.062

6.660

3.402

7

Huyện Chợ Lách

53

1.913

98

20

78

8

Huyện Giồng Trôm

0

0

0

0

0

9

Huyện Thạnh Phú

0

0

0

0

0

Hiện trạng nêu trên cho thấy, nhà ở trọ trên địa bàn tỉnh đặc biệt là nhà ở cho công nhân hiện vẫn còn nhiều khu nhà chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về điều kiện sống cũng như diện tích ở. Bên cạnh khó khăn về nhà ở, đời sống tinh thần của công nhân còn hết sức nghèo nàn, hầu hết các công nhân không có điều kiện được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa; đây cũng là một trong những là nguyên nhân dễ phát sinh tệ nạn xã hội, làm mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng đến đời sống người công nhân. Do đó, trong quá trình đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, cần chú trọng phát triển xây dựng nhà ở đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, thiết kế nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn theo đúng quy định. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với chính quyền trên địa bàn nhằm chăm lo đời sống tinh thần, cải thiện chất lượng sống cho người công nhân, góp phần giữ gìn an ninh trật tự khu vực.

Theo dự báo đến năm 2020, tổng số công nhân tại các khu công nghiệp khoảng 49.500 người(10), trong đó số công nhân có nhu cầu thuê nhà ở ước khoảng 14.100 người. Như vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nhằm giải quyết nhu cầu thuê nhà ở ngày một gia tăng tại các khu công nghiệp này, đồng thời nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích chủ đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Trước mắt, cần triển khai đầu tư xây dựng 02 khu nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Giao Long và khu công nghiệp An Hiệp, tiếp theo sẽ là nhà ở cho công nhân của cụm công nghiệp An Thạnh – Khánh Thạnh Tân.

b) Nhà ở cho đối tượng chính sách, người có công với Cách Mạng:

Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc; Bến Tre là cái nôi của quê hương Đồng Khởi, mảnh đất anh hùng năm xưa đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề là một trong những tỉnh có nhiều đóng góp về sức người, sức của, là nơi bổ sung nguồn nhân lực cho chiến trường miền Nam và còn là một trong những đầu cầu tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường miền Nam theo đường biển. Sau chiến tranh, mảnh đất Bến Tre ngoài những thiệt hại nặng nề về kinh tế thì nỗi đau mất mát về con người là rất to lớn. Tính đến nay tỉnh đã có trên 83.000 người có công được ghi nhận, tôn vinh, được hưởng các trợ cấp ưu đãi và sự chăm lo của Đảng, nhà nước và các tầng lớp nhân dân, trong đó có trên 35.000 liệt sỹ với trên 15.000 thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 18.000 thương bệnh binh, trong đó có 3.190 thương bệnh binh nặng; 2.162 mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự của nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; trên 150 cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa ; 33 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trên 16.000 người và gia đình được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến các loại, trong đó có trên 11.000 người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng; trên 1.300 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; trên 4.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày,...

Những năm qua mặc dù điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" ở Bến Tre phát triển khá mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đã huy động được nguồn lực đáng kể từ sự hưởng ứng tích cực trong các tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, Bến Tre đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ ưu ái chí tình của Đảng bộ, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và những người con Bến Tre đang sinh sống, công tác ngoài tỉnh.

Bằng nguồn vận động từ Quỹ đền ơn đáp nghĩa và sự hỗ trợ đóng góp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, trong những năm qua tỉnh Bến Tre đã xây dựng được: Trung bình mỗi năm xây dựng trên 300 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng, trong đó ưu tiên giải quyết cho những gia đình có mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình có nhiều con hy sinh, thương bệnh binh nặng đang gặp khó khăn về nhà ở. Tính từ năm 1999 đến năm 2008 tỉnh đã xây dựng được 3.386 căn nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng với tổng số tiền vận động hỗ trợ khoảng 40.000 triệu đồng; từ năm 2009 cho đến nay xây dựng được 2.500 căn nhà tình nghĩa với tổng số tiền vận động hỗ trợ là 99.610 triệu đồng. Cụ thể:

Số

TT


Năm xây dựng nhà tình nghĩa

Số lượng nhà TN

đã xây dựng (căn)



Tổng số tiền

hỗ trợ ( Tr. Đồng)



01

Năm 2009

308

9.660

02

Năm 2010

482

13.000

03

Năm 2011

357

11.900

04

Năm 2012

1.041

50.410

05

06 tháng đầu năm 2013

312

14.640




Tổng cộng

2.500

99.610

Theo số liệu hộ gia đình có công với cách mạng khó khăn về nhà ở do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã kiểm tra, rà soát và tổng hợp báo cáo thì tổng số hộ gia đình có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở (theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 6 năm 2013): 4.862 hộ, trong đó số hộ được hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở là 3.212 hộ; Số hộ được hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở là 1.650 hộ.

Xuất phát từ tình cảm, trách nhiệm và thực tế của cuộc sống, cộng đồng, xã hội phải quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần "Đền ơn đáp nghĩa" đối với với những người và gia đình đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong thời gian tới, cần thực hiện việc hỗ trợ xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa nhà ở cho gia đình chính sách để đảm bảo cho các hộ gia đình này ổn định và có chỗ ở an toàn.

c) Nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở

Trong những năm qua, triển khai thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người nghèo có khó khăn về nhà ở. Được sự tập trung chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc của Ban chỉ đạo thực hiện quyết định 167 tỉnh Bến Tre, huyện ủy, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố và Ban chỉ đạo huyện, xã thực hiện tốt vai trò phối hợp giám sát, kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện, thể hiện sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong công tác xây dựng nhà ở cho người nghèo. Mạnh dạn cho chủ trương vận động xã hội hỗ trợ 7,8 triệu đồng/căn để nhà ở được xây dựng bền chắc khang trang hơn.

Chính quyền địa phương( cấp xã, thị trấn) đã chủ động liên hệ các Doanh nghiệp, các cơ sở cung ứng vật liệu xây dựng để vận động và thỏa thuận bảo lãnh mua chịu vật liệu xây dựng với hình thức trả chậm để hộ nghèo xây dựng nhà ở, đồng thời phân công từng thành viên theo dõi, kiểm tra trong quá trình xây dựng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.

Công tác huy động và giải ngân các nguồn kinh phí cũng được đặc biệt quan tâm chỉ đạo xuyên suốt, ngoài kinh phí của Trung ương, địa phương còn động viên hộ nghèo góp thêm vốn và vay Ngân hàng theo chính sách để hoàn chỉnh căn nhà khang trang, đảm bảo 03 cứng theo quy định.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) tích cực hỗ trợ với nhiều hình thức (tổ chức vận động kinh phí hỗ trợ, tham gia theo dõi, giám sát nghiệm thu nhà ở, thực hiện tháng thanh niên, góp công lao động xây dựng nhà ở...) đã góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.

Ngân hàng chính sách Xã hội tỉnh và huyện đã tích cực tuyên truyền và giải ngân vốn vay hỗ trợ hộ nghèo để làm nhà ở. Đến nay, về cơ bản số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn làm nhà ở đã được giải quyết (9.426 hộ được vay vốn làm nhà ở với tổng số tiền là 75,344 tỷ đồng).

Hộ nghèo được thụ hưởng chính sách về nhà ở đã tích cực đón nhận mức hỗ trợ của Chương trình. Ngoài ra còn góp thêm kinh phí, ngày công lao động cũng như vận động người thân, dòng họ hỗ trợ thêm kinh phí để xây dựng nhà ở bền chắc và khang trang hơn.

Phát huy phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, dân tự làm”. Với sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền, đặc biệt với sự tham gia hưởng ứng rất tích cực, hiệu quả của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, dòng họ và của chính người dân được hỗ trợ nên cuộc vận động đã đạt được kết quả cao. Trong 3 năm (2009 -2011) toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây dựng 11.371 căn nhà ở cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở đảm bảo chỉ tiêu 3 cứng với diện tích xây dựng bình quân khoảng 35 m2/căn.

Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 được thực hiện trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và tính nhân văn sâu sắc, giúp cho hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn từng bước nâng cao mức sống góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Chính sách này đã được sự quan tâm đồng thuận rất cao của cả hệ thống chính trị và trong nhân dân; nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đã giúp các hộ nghèo yên tâm lao động sản xuất, tự tin phát triển kinh tế, tạo điều kiện vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo. Thông qua việc thực hiện chính sách các địa phương đã khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ người nghèo, góp phần củng cố khối đại doàn kết toàn dân, xây dựng tình cảm gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng dân cư.



- Kết quả cụ thể trên địa bàn các huyện, thành phố như sau:
Kết quả hỗ trợ nhà ở cho hộ người nghèo giai đoạn 2009 - 2011


TT

Đơn vị

Kết quả thực hiện( căn nhà )

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng cộng

1

TP. Bến Tre

32

33

45

110

2

Châu Thành

196

620

509

1.325

3

Bình Đại

274

402

328

1.004

4

Giồng Trôm

460

530

429

1.419

5

Ba Tri

286

610

499

1.395

6

Chợ Lách

178

575

470

1.223

7

Mỏ Cày Bắc

222

614

500

1.336

8

Mỏ Cày Nam

394

700

567

1.661

9

Thạnh Phú

445

800

653

1.898




Tổng cộng

2.813

4.884

4.000

11.371

Theo số liệu báo cáo của UBND các huyện, Thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre, hiện trên toàn tỉnh có 36.146 hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có 6.341 hộ nghèo khó khăn về nhà ở cần được hỗ trợ (chiếm 13,9%) trên tổng số năm 2012. Những hộ nghèo này, tập trung chủ yếu ở nông thôn, phần lớn những hộ này là người già neo đơn, không có khả năng cải thiện thu nhập. Hầu hết nhà ở của các hộ này đều là những ngôi nhà đơn sơ, được làm bằng các vật liệu chất lượng thấp hiện đã xuống cấp cần phải xây dựng mới. Bên cạnh đó, hiện còn một số hộ hiện nay không có đất, phải ở nhờ đất của người khác và không đủ khả năng để sửa chữa, xây dựng nhà ở nếu không có sự giúp sức, hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng.

d) Nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang

Trong thời gian vừa qua, để đảm bảo cho cán bộ, công chức làm việc tại các Sở, Ban, ngành của tỉnh, tỉnh Bến Tre cũng đã bước đầu triển khai thực hiện xây dựng nhà ở công vụ trên địa bàn thành phố Bến Tre. Tuy số lượng nhà ở này không nhiều nhưng đã góp phẩn tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, yên tâm công tác.

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của Sở Nội vụ, UBND các huyện, Thành phố và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm 31/12/2012 trên địa bàn tỉnh có 32.872 cán bộ, công chức, viên chức. Phần lớn số cán bộ công chức, viên chức làm việc tập trung tại Thành phố Bến Tre (46,6%). Giai đoạn từ nay cho đến năm 2020, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức trẻ đang công tác hiện nay sẽ là đối tượng có nhu cầu rất lớn về chỗ ở. Như vậy, để đảm bảo cho lực lượng cán bộ công chức, viên chức an tâm công tác, thời gian tới tỉnh cần quan tâm đầu tư kịp thời và giải quyết chỗ ở cho các đối tượng này.

e) Đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trong những năm qua, bên cạnh công tác phát triển kinh tế, tỉnh Bến Tre cũng chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo, tri ân hộ gia đình chính sách, hộ có công, xây dựng, sửa chữa nhà tình thương, nhà tình nghĩa để đảm bảo chỗ ở cho các đối tượng. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều đối tượng chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam…) cần được sự quan tâm trong thời gian tới.

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các huyện, thành phố, tính đến ngày 31/12/2012 trên địa bàn tỉnh có 1.426 đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn là người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam…cần được hỗ trợ về nhà ở. Do các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn đa số không có khả năng tự chăm lo cho cuộc sống, thu nhập thấp nên cần thiết phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ cộng đồng và nhà nước để đảm bảo cho các đối tượng này có chỗ ở ổn định.

f) Nhà ở ven kênh rạch

Tỉnh Bến Tre có 4 sông lớn chảy qua là sông Đại, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp ba cù lao, với 46 kênh rạch chính có tổng chiều dài trên 300km. Từ năm 1990 đến nay đã có trên 100 ha đất bị sạt lở. Dự báo đến năm 2020, có thể 462 ha đất ven sông và đất cồn tiếp tục bị mất đi do tình hình sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các huyện, thành phố, trên địa bàn tỉnh có 8.928 căn nhà ven kênh, rạch có nguy cơ sạt lở với số nhân khẩu là 39.176 người. Dọc theo hai bên bờ kênh, rạch hiện còn tồn tại nhiều hộ dân đang sinh sống hiện nay, trong thời gian tới sẽ có nguy cơ bị sạt lở ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người dân, về dài hạn, tỉnh phải có kế hoạch cụ thể di dời các hộ dân ở khu vực nguy hiểm, bố trí các phương án tái định cư, để người dân được đảm bảo an toàn chỗ ở, sinh hoạt và sản xuất.

g) Nhà ở Ký túc xá học sinh, sinh viên

Theo số liệu báo cáo, hiện trên địa bàn Thành phố Bến Tre có khoảng 8.500 học sinh, sinh viên (trong đó hệ chính quy khoảng gần 4.000 học sinh) đang theo học tại 02 trường Cao đẳng và 03 dạy nghề trên địa bàn. Trong đó, số học sinh, sinh viên có nhu cầu ở nội trú khoảng 1.600 học sinh. Hiện số lượng học sinh, sinh viên được ở nội trú trong các khu ký túc xá nhà trường đạt khoảng 50% số lượng sinh viên có nhu cầu. Tuy nhiên, hầu hết các khu ký túc xá của các trường đều được xây dựng lâu năm, đến nay đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần phải sửa chữa, xây dựng mới.



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương