Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang22/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   64

3.2.1. Nhóm địa hình vùng núi


Phía tây khu vực nghiên cứu phân bố một số khối núi trung bình đến núi thấp được thành tạo do quá trình bóc mòn trên móng nâng dạng khối tảng kết hợp với dạng vòm trên nền các đá biến chất và xâm nhập rắn chắc, từ bắc xuống nam gồm ba khối núi cụ thể sau đây:

- Khối núi Chu Lai (núi Ông) nằm ở rìa tây bắc khu vực nghiên cứu, có chiều rộng tới 10km, kéo dài trên 50km theo phương á vĩ tuyến từ phía đông Trà My (Quảng Nam) tới tây Bình Sơn, thành tạo chủ yếu là các đá granit có cấu tạo gneis thuộc phức hệ Chu Lai. Khối núi có cấu tạo địa luỹ điển hình với đường sống núi dạng răng cưa sắc nhọn trên độ cao 1000 - 1200m ở phía tây đến 400 - 600m ở phía đông. Đó là phân thuỷ giữa các thung lũng chảy về sông Thu Bồn ở phía bắc và sông Trà Bồng ở phía nam, chúng cũng tạo nên ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Thuộc phạm vi nghiên cứu, khối núi chỉ còn tồn tại dạng sót với các đỉnh cao 200 - 300m.

- Phía tây đồng bằng Quảng Ngãi là vùng núi khối tảng - vòm Minh Long. Trong phạm vi vùng núi này, móng uốn nếp bị xuyên cắt bởi vòm xâm nhập có kích thước lớn thuộc phức hệ Bà Nà tuổi Kreta muộn. Các chuyển động tân kiến tạo có tính kế thừa tổ hợp với quá trình bóc mòn đã tạo nên khối núi dạng vòm Xuân Thu với các đỉnh cao trên 1000m nằm ở trung tâm của vùng. Phía bắc của vòm nâng này, quá trình phân cắt xâm thực mạnh dọc các đứt gãy phương tây bắc - đông nam đã tạo nên các dải núi khối tảng có sườn vách dốc trên 450 với quá trình đổ lở hiện đại chiếm ưu thế. Nằm kề phía đông, đông nam và nam khối núi vòm Xuân Thu là các dãy núi thấp (độ cao tuyệt đối trung bình 500 - 700m) có đỉnh lượn sóng thoải, kéo dài phương á kinh tuyến và đông bắc - tây nam. Đây là các dãy núi cấu trúc - bóc mòn trên các đá biến chất tuổi Protezozoi tương đối hiếm hoi của lãnh thổ. Sườn tây, tây bắc của các dãy núi thường có độ dốc trên 450 với nhiều vách dốc đứng, trái lại, sườn phát triển theo mặt lớp thường có độ dốc dưới 300. ở phần cực đông của vùng núi Minh Long, chuyển động nâng khối tảng tổ hợp với quá trình bóc mòn, mài mòn và xâm thực đã bóc lộ sâu sắc một thể batolit của phức hệ Hải Vân để tạo nên khối núi khối tảng cao 400 - 600m. Ngoài phần đỉnh khối núi, nơi các bề mặt san bằng tuổi Pliocen bảo tồn khá với lớp vỏ phong hoá ferosialit dày, diện tích chủ yếu của khối núi là các sườn dốc trên 450, quá trình đổ lở hiện đại phát triển mạnh làm lộ trơ các đá granit, tạo nên một tiềm năng lớn về vật liệu xây dựng cho khu vực.

3.2.2. Nhóm địa hình đồng bằng và gò đồi


Khác với đồng bằng Quảng Nam, trên đồng bằng Quảng Ngãi không thấy sự chuyển tiếp có quy luật từ núi - đồi - đồng bằng gò - đồng bằng phẳng theo hướng từ lục địa ra biển. Tại đây, liên quan với các chuyển động nâng hạ dạng khối tảng với xu hướng chung là nâng yếu đã hình thành địa hình gò đồi và đồng bằng nằm xen nhau ra tận bờ biển hiện đại. Cấu trúc địa chất - tân kiến tạo cũng tạo nên sự phân dị của đồng bằng theo chiều từ bắc xuống nam, tạo nên bốn vùng chính sau đây:

  • Vùng đồng bằng mài mòn - bóc mòn dạng gò đồi Bình Sơn.

Nằm ở đông bắc diện tích nghiên cứu, vùng này được giới hạn phía nam bởi thung lũng sông Trà Khúc. Do ảnh hưởng của các đới đứt gãy phương kinh tuyến, vùng có sự phân dị rõ ràng từ tây sang đông với ba dải địa hình sau:

- Nằm kế liền các khối núi phía tây là dải đồng bằng gò đồi Bình Khương - Phú Sơn có tính phân bậc được tạo bởi quá trình bóc mòn kiểu pediment hoá (các bề mặt cao 80 - 100m, 40 - 60m) và quá trình mài mòn với di tích các thềm biển cao 40 - 60m, 20 - 30m. Hoạt động xâm thực, xói mòn dọc các khe suối, mương xói đã tạo địa hình gò đồi thoải trên các bề mặt thềm này.

- Nằm giữa dải đồng bằng gò đồi Bình Khương - Phú Sơn ở phía tây và dải đồi thoải Vạn Tường phía đông là dải đồng bằng mài mòn tích tụ dạng gò thấp với các đồi núi sót Sơn Tịnh. Các đồng bằng dạng gò thoải Phong Niên và Baza hình thành trên các bồn trũng tuổi Pleistocen muộn và được lấp đầy bởi các trầm tích hạt mịn tướng vũng vịnh hệ tầng Hoà Bình và Phong Niên dày. Phần trung tâm của dải đồng bằng là các đồi núi thấp Trà Bình - Vĩnh Lộc tồn tại dạng đảo giữa các vũng vịnh cổ với các bề mặt thềm mài mòn 20- 30m, 40- 60m còn được bảo tồn tốt.

- Dải đồng bằng mài mòn - bóc mòn dạng gò đồi Vạn Tường nổi cao từ 30 - 60 m sát đường bờ hiện đại đã tạo nên một sự bất thường của đồng bằng ven biển Quảng Nam - Quảng Ngãi. Các bề mặt lượn sóng thoải cao 30 - 60m cấu tạo bởi đá bazan bị phong hoá mạnh với lớp đá ong dày khá phổ biến trên dải đồng bằng này không phải là bề mặt phun trào nguyên sinh mà chính là sản phẩm do hoạt động mài mòn của biển trong Pleistocen. Dạng địa hình do hoạt động núi lửa chỉ còn được bảo tồn với các đỉnh dạng mặt bàn cao 80 - 140m trên đỉnh các khối núi sót Thình Thình, Thiên Ấn... Cũng chỉ trên các bề mặt sót này mới tồn tại vỏ phong hoá alferit chứa bouxit. Đường bờ biển trong phạm vi dải đồng bằng này được định hướng khá thẳng theo các đứt gãy kiến tạo phương tây bắc - đông nam và á kinh tuyến với các klif dốc đứng cao trên 30 m cấu tạo bởi đá phun trào bazan.



  • Vùng đồng bằng xâm thực - mài mòn - tích tụ dạng gò thoải sông Trà Khúc.

Hoạt động của sông Trà Bồng, sông Vệ dọc các đới đứt gãy phương á vĩ tuyến và đông bắc - tây nam trên phông chung của móng nâng tương đối yếu dạng khối tảng tổ hợp với dao động mực nước đại dương đã tạo nên tính đặc thù của đồng bằng sông Trà Khúc. Đồng bằng có dạng tam giác châu không đối xứng với đỉnh là khu vực Nghĩa Thắng, cạnh phía bắc được kéo dài khá thẳng phương á vĩ tuyến dọc lòng sông Trà Khúc, về phía nam, tam giác châu sông Trà Khúc mở rộng về đông nam và hoà nhập với tam giác châu sông Vệ.

Về hình thái, đồng bằng có tính phân bậc khá rõ theo chiều từ tây sang đông và chiều xa dần lòng sông. Từ chân sườn núi ra phía biển, các bậc địa hình có độ cao thấp dần, bắt đầu là các thềm mài mòn 20 - 30m và 40 - 60m được bảo tồn tốt với địa hình dạng gò thoải. Khu vực tây thị xã Quảng Ngãi, tây thị trấn Sông Vệ là bề mặt đồng bằng gò lượn sóng thoải cao 8 - 15m cấu tạo bởi các trầm tích hỗn hợp sông biển của hệ tầng Đà Nẵng. Từ thị xã Quảng Ngãi tới thôn Hoà Bình - núi Đá Bạc là địa hình tương đối phẳng, được cấu tạo bởi tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen trung và các thế hệ bãi bồi sông. Tính phân bậc địa hình trên bị phá vỡ bởi sự xuất hiện các bar cát thuộc các thế hệ khác nhau. Bar cát tuổi cuối Pleistocen muộn tồn tại dạng sót với địa hình dạng vòm, nổi cao 10 - 15m, tạo nên một đê thiên nhiên, là giới hạn phía đông cho các hoạt động của sông. Giữa đê cát này và đê cát hiện đại giáp bờ biển là một dải trũng được định hướng theo một đới sụt dọc đứt gãy phương á kinh tuyến, được lấp đầy bởi thành tạo hỗn hợp sông - biển - đầm lầy tuổi Holocen.



  • Đồng bằng tích tụ - mài mòn dạng lượn sóng thoải Mộ Đức - Đức Phổ.

Dọc dải ven biển từ sông Vệ tới Đức Phổ, lại một lần nữa phát triển cấu trúc đặc trưng của dải đồng bằng ven biển Trung bộ Việt Nam, đó là cấu trúc của hệ đầm phá - đê cát (lagoon - bar) phát triển song song với đường bờ hiện tại. Khác với khu vực phía bắc, hệ đầm phá - đê cát ở đây đã được cố định từ cuối Pleistocen muộn, các thành tạo Holocen chỉ kế thừa và chồng phủ lên thành tạo cổ.

Các dạng địa hình của đồng bằng đều được kéo dài trên 20 km theo phương tây bắc - đông nam, phân dị theo quy luật chung của hệ đầm phá - đê cát, từ tây sang đông gồm: thềm mài mòn 40 - 60 m và mài mòn - tích tụ 20 - 30m tồn tại dạng những mảnh sót hẹp bám sát chân sườn núi với chiều rộng chỉ đạt vài trăm mét. Chiếm diện tích lớn hơn cả là thềm tích tụ vũng vịnh cao 8 - 15m cấu tạo bởi trầm tích hệ tầng Phong Niên, đó là bề mặt lượn sóng, nghiêng thoải từ chân sườn núi về phía đông. Trung tâm đồng bằng phân bố dải địa hình phẳng, hơi trũng, được thành tạo do các thế hệ đầm phá tuổi Holocen với ba bậc địa hình: 4 - 6m, 2 - 3 m và 1 - 2 m phân bố đối xứng qua đáy trũng hiện đại. Cũng như đồng bằng sông Trà Bồng, đê cát thiên nhiên đông Mộ Đức với độ cao 10 - 15 mét kéo dài liên tục trên 30 km đã tạo nên một bức tường thiên nhiên che chắn đồng bằng Mộ Đức trước những biến động của biển cả và chính đê cát cổ này còn được giới hạn với bờ biển hiện tại bởi một thế hệ đê cát do gió cao trên 15 mét nằm kế liền phía đông và song song với chúng. Mặc dù có nhiều mặt tích cực, song cấu trúc đầm phá - đê cát cũng tạo nên một số khó khăn cho cuộc sống dân sinh, đặc biệt là sự úng lụt trong phạm vi phía tây các đê cát.



  • Đồng bằng mài mòn - tích tụ Sa Huỳnh

Từ mũi Sa Huỳnh tới Vĩnh Tuy, nhiều dải đồi núi lấn sát ra bờ biển, tạo nên dải đồng bằng nhỏ hẹp nhất chạy dọc theo bờ biển của tỉnh Quảng Ngãi. Dải đồng bằng này cũng như bờ biển tại đây có phương kéo dài á kinh tuyến. Hình thái chung của đồng bằng gắn liền với cơ chế thành tạo chúng, đó là các doi cát nối đảo có chiều rộng chỉ vài chục tới vài trăm mét ở phía ngoài, phân cách các đồng bằng nhỏ hẹp nguyên là các vũng vịnh cổ với biển hiện đại. Bờ biển trong vùng có xu hướng chung là xói lở và hiện tại, nhiều vách xói đang lấn sát đường Quốc lộ 1 A.


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương