Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


Các dạng địa hình tích tụ



tải về 1.68 Mb.
trang21/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   64

3. Các dạng địa hình tích tụ


Bao gồm các dạng địa hình phát triển trên trầm tích bở rời Đệ tứ nằm ở bậc địa hình có độ cao <70m.

Theo nguồn gốc thành tạo có thể chia ra các kiểu địa hình:



  1. Địa hình tích tụ - xâm thực

Địa hình tích tụ - xâm thực phát triển trên trầm tích bở rời gồm các bề mặt tích tụ các trầm tích aluvi, deluvi, proluvi phát triển ở các thung lũng sườn núi có kiểu tích tụ nón phóng vật hoặc tạo thành bề mặt bán bình nguyên trước núi (đồng bằng trước núi khu vực Tịnh tây Tịnh Bình - Nghĩa Kỳ) độ cao từ 50 - 70m. Trầm tích cấu thành bề mặt núi thường hỗn tạp: tảng, cuội, sạn lăn, sét, cát màu vàng, xám. Bề mặt địa hình này hiện tại đang bị chia cắt xâm thực bóc mòn bởi các dòng chảy mặt tạo thành nhiều gò, đống...

- Thềm tích tụ - xâm thự bậc II (aQI): là những mảnh thềm sông cổ sót lại ở độ cao 50 - 70m, ở khu vực Nghĩa Kỳ, Bình An. Trầm tích của mặt thềm là cuội tảng, cát sạn màu vàng. Hiện tại bề mặt này cũng đang bị chia cắt.

- Thềm tích tụ - xâm thực bậc III (amQII- III): đó là bề mặt khá bằng phẳng và hơi nghiêng về phía thung lũng sông. Thềm bậc III khá phổ biến trong vùng đồng bằng Quảng Ngãi, nằm ở độ cao 30 - 40m. Mặt thềm được tích tụ bằng trầm tích hỗn hợp sông biển, tuổi Pleistocen giữa - muộn (QII- III) với thành phần là cát, bột, cuội, sét màu vàng, xám vàng. Hiện nay bề mặt thềm cũng đang bị xâm thực mạnh.

b. Địa hình tích tụ.

- Thềm tích tụ bậc II - Thềm biển Pleistocen muộn (mQIII): Phân bố ở ven biển từ Mộ Đức - Đức Phổ, Sa Huỳnh, độ cao 10 - 15m, bề mặt thềm khá bằng phẳng và hơi nghiêng ra phía biển. Trầm tích phủ mặt là cát, cát bột màu xám vàng, vàng tuổi Pleistocen muộn.

- Thềm tích tụ bậc I - nguồn gốc sông biển (amQIV2): Bề mặt thềm nằm ở độ cao 4- 5m phổ biến ở khu vực thị xã Quảng Ngãi, đó là các bậc thềm bậc I của các hệ thống sông Trà Bồng, Trà Khúc, Vệ... Bề mặt thềm khá bằng và hơi nghiêng về phía thung lũng sông. Trầm tích cấu tạo nên bậc thềm là cát bột, sét màu xám.

- Thềm tích tụ bậc I - nguồn gốc biển (mQIV2): Phân bố diện hẹp ở vùng Tịnh Khê, Tịnh Thiện nằm ở độ cao 4,5- 5m. Mặt thềm rộng vài trăm mét, kéo dài vài km. Trầm tích cấu tạo nên thềm là cát trắng, trắng xám, thành tạo vào giai đoạn biển tiến Flandrian.

- Các bề mặt tích tụ trầm tích lòng sông, bãi bồi sông ven biển (a, am QIV3): Đây là các bề mặt tích tụ trầm tích hiện đại phát triển dọc theo các hệ thống sông suối trong vùng, các bãi bồi thường có độ cao 1- 3m được thành tạo từ các trầm tích cát, bột, sét màu xám, xám nâu.

- Các bề mặt tích tụ trầm tích biển gió hiện đại (mvQIV3): Phân bố dọc bờ biển Quảng Ngãi từ vụng Dung Quất tới mũi Ba Làng An, từ Đức Lợi đến Sa Huỳnh. Bề mặt này có độ cao từ vài mét đến hàng chục mét, thường tạo thành nhiều cồn, đụn cát. Trầm tích bao phủ bề mặt này chủ yếu là cát hạt mịn - trung màu xám trắng đến xám vàng. Trong tầng trầm tích này thường chứa nhiều sa khoáng biển.


4. Các bậc thềm


Như đã trình bày ở trên, trong vùng tồn tại 2 loại bậc thềm:

a. Bậc thềm sông

- Thềm bậc I, độ cao 4 - 5m tuổi Holocen giữa (QIV2)

- Thềm bậc III, độ cao 30- 40m tuổi Pleistocen giữa muộn (QII- III)

(thềm bậc II vắng mặt hoặc chuyển từ thềm biển bậc II)

- Thềm bậc IV, độ cao 50 - 70m, tuổi Pleistocen sớm (QI)

b. Bậc thềm biển

- Thềm bậc I, độ cao 4- 5m, tuổi Holocen giữa (QIV2)

- Thềm bậc II, độ cao 10- 15m, tuổi Pleistocen muộn (QIII2)

- Thềm bậc III, độ cao 30- 40m, tuổi Pleistocen giữa - muộn (QII- III)

(Bậc thềm III về nguồn gốc thường là thềm hỗn hợp giữa sông và biển)

5. Đường bờ biển


Trong vùng có 3 kiểu đường bờ chính:

- Đường bờ mài mòn: phát triển trên đá gốc gắn kết, gồm các đá phiến kết tinh hệ tầng Khâm Đức, các đá magma xâm nhập phức hệ Hải Vân, Bà Nà, các đá bazan hệ tầng Đại Nga. Kiểu đường bờ này có thể gặp ở vụng Dung Quất, mũi Ba Làng An, Sa Huỳnh. Đường bờ có đặc trưng thường tạo vách dốc đứng (Klif), tạo mũi nhô, phần lộ dưới biển thường phát triển các rạn san hô. Quá trình động lực xảy ra ở đây chủ yếu chịu tác động mài mòn do sóng biển.

- Đường bờ xói lở: Đây là kiểu đường bờ khá phổ biến trong vùng, phát triển hầu hết trên đường bờ biển tỉnh Quảng Ngãi. Có thể gặp ở các trạm bờ thuộc vụng Dung Quất, từ mũi Ba Làng An đến Sa Huỳnh. Kiểu đường bờ này phát triển trên trầm tích bở rời (thường là trầm tích cát). Do được cấu thành từ trầm tích dễ bị xói lở nhất, nhiều đoạn bờ tạo vách xói lở cao (một vài mét). Tốc độ xói lở hàng năm có thể một vài mét.

- Đường bờ tích tụ - xói lở: gặp ở các vùng cửa sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ. ở đó thường có sự xen kẽ giữa đoạn bờ xói lở và đoạn bờ bồi tụ.


3.2. Địa hình đồng bằng Quảng Ngãi và vùng kế cận


Nằm ở rìa bắc khối nâng Kon Tum, quá trình thành tạo địa hình vùng đồng bằng Quảng Ngãi chịu tác động mạnh của các chuyển động khối tảng phân dị trên nền đá cứng rắn, hoàn toàn mất tính biến dạng dẻo trong Tân kiến tạo. Sự biến động khí hậu sâu sắc trong giai đoạn Neogen - Đệ tứ và liên quan đến nó là dao động của mực nước Đại dương cũng có tác động mạnh tới quá trình phát triển địa hình ở đây. Tổ hợp của các quá trình ngoại sinh có tính chu kỳ theo sự biến thiên khí hậu trên nền chuyển động nâng hạ khối tảng với biên độ khác nhau của vỏ Trái đất đã tạo nên tính đa dạng và phân hoá của địa hình khu vực Quảng Ngãi.

Sự phân dị địa hình thể hiện khá rõ theo hướng từ tây sang đông, phản ánh mối quan hệ tương hỗ giữa các chuyển động Tân kiến tạo với các quá trình ngoại sinh mà quá trình này có liên quan trực tiếp với dao động mực nước Đại dương trong giai đoạn Neogen - Đệ tứ, được thể hiện bởi hai nhóm địa hình lớn có diện tích tương đương nhau: nhóm địa hình vùng núi trung bình - thấp khối tảng ở phía tây và nhóm địa hình đồng bằng - gò đồi ở phía đông. Ranh giới của hai nhóm địa hình này có dạng uốn lượn theo đai cao của địa hình, được quy định khá rõ bởi hệ đứt gãy phương tây bắc - đông nam từ suối Sâu (tây Bình Khương) qua Baza, Nghĩa Thắng đến Mộ Đức. Mỗi nhóm địa hình trên lại có sự phân dị từ bắc xuống nam với ranh giới là hệ đứt gãy sâu Hưng Nhượng, phản ánh tính kế thừa của các chuyển động Tân kiến tạo trên bình đồ cấu trúc cổ trong việc tạo địa hình hiện tại.

Đặc điểm chính của các nhóm địa hình như sau.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương