Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Tầng cấu trúc đá gốc rắn chắc



tải về 1.68 Mb.
trang20/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   64

2.6.6 - Tầng cấu trúc đá gốc rắn chắc


Tầng cấu trúc này nằm rải rác trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Chúng là những đồi núi sót nhô cao, có thành phần khác nhau: bao gồm cát, bột két, đá phiến sét, đá phun trào bazan, đá xâm nhật granit... phân bố ở khu vực Dung Quất, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức... Nhìn chung, tầng cấu trúc này là tầng có độ bền vững lớn nhất và hầu như không bị xói mòn bởi dòng chảy cũng như sóng biển tác động vào chúng.

Tóm lại. Vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi là vùng có sự tác động của các hệ thống sông lớn: Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu và sự hoạt động của sóng biển đã đào bới qua nhiều thời kỳ khác nhau đã tạo nên một vùng có cấu trúc phức tạp.

Theo khả năng thấm nước, độ bền vững của và sự tồn tại của chúng trong khu vực có thể chia thành 3 nhóm:

- Nhóm các tầng cấu trúc không có khả năng thấm nước có sức chịu xói mòn cao giữ vai trò như là những bức tường chắn chống xói lở. Đó chính là tầng cấu trúc đá gốc.

- Nhóm các tầng cấu trúc có khả năng thấm nước yếu, giữ vai trò như những tầng chắn nước bao gồm tầng cấu trúc sét, sét pha… có khả năng làm giảm tác động xói lở của dòng chảy sông ngòi và sóng biển.

- Nhóm các tầng cấu trúc có khả năng thông nước và tạo áp bao gồm các tầng cấu trúc cát hạt trung- mịn, cát pha. Cấu trúc này rất dễ bị biến dạng, phá huỷ gây xói lở mạnh dưới tác động của dòng chảy sông ngòi và sóng biển. Đây cũng chính là tầng cấu trúc có diện lộ lớn nhất và nằm thành dải chạy dài dọc theo bờ biển Quảng Ngãi.


  • Kết luận chương II.

Quảng Ngãi nằm trong vùng có kiến trúc địa chất rất đa dạng, lịch sử vận động và phát triển kiến tạo khá phức tạp. Vùng đồng bằng ở Quảng Ngãi được hình thành và phát triển trên các nền đá đa nguồn gốc, có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Chúng được bồi đắp bởi 4 hệ thống sông chính là Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu. Trên địa hình đồng bằng ở Quảng Ngãi có các bậc thềm biển cao từ 4m đến 30m và các bậc thềm sông cao từ 4m đến 70m, mang dấu tích của quá trình phát triển lâu dài. Vùng bờ biển hiện đại có 3 kiểu đường bờ có đặc điểm khác nhau là bờ mài mòn (trên vách đá cứng), bờ xói lở - bồi tụ (chiếm chủ yếu bờ đồng bằng thấp) và bờ bồi tụ - xói lở (nằm ở các vùng cửa sông). Các quá trình xói lở - bồi tụ phát triển mạnh và gây ra tai biến khi chúng có tác động trực tiếp tới đời sống của con người.

Kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất bằng phương pháp thăm dò địa chấn ở các vùng trọng điểm khác nhau, cho thấy vật liệu bề mặt ở đồng bằng ven biển Quảng Ngãi chủ yếu là các trầm tích Đệ tứ bở rời (gồm các loại cát từ cấp hạ nhỏ đến hạt thô và rất thô) rất dễ bị biến đổi bởi ngoại lực tác động (như dòng chảy, sóng, gió và hoạt động nhân tạo). Các loại trầm tích này phân bố theo lớp dày rất khác nhau như ở ven biển Sa Huỳnh có độ dày từ 1.5m đến 12m, trung bình dày từ 5- 6m; ven biển cửa Mỹ Á từ 4- 12m, trung bình 7- 8m; ven biển cửa Lở từ 12- 18m, trung bình 14- 16m và ven biển cửa Đại từ 12m đến >30m... Vật liệu có nguồn gốc phá huỷ từ các loại trầm tích bở rời tham gia chủ yếu vào chu trình chuyển động vật chất dưới tác động của dòng chảy và sóng biển trong đó có quá trình bồi tụ - xói lở ven biển.

Điều kiện mặt đệm địa chất giữ vai trò phông nền và rất quyết định xu hướng phát triển các kiểu địa hình trên bề mặt; chúng thường đóng góp gián tiếp vào các tai biến xói lở - bồi lấp ven biển cũng như các tai biến trong sông và trên các địa hình đồi núi thông qua các hoạt động địa động lực hiện đại. Vì vậy khi nghiên cứu các giải pháp khắc phục, không thể không tính đến những điều kiện nền móng địa chất vì nó là yếu tố cơ sở hết sức quan trọng, làm nền tảng đảm bảo ổn định và bền vững lâu dài của các công trình trong qui hoạch phát triển kinh tế -xã hội.

CHƯƠNG III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN

VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN TẠO Ở QUẢNG NGÃI




3.1 - Khái quát chung.


Giống như các đồng bằng miền Trung khác, vùng đồng bằng Quảng Ngãi nhỏ và hẹp, bề mặt địa hình nghiêng dốc về phía biển Đông. Đồng bằng Quảng Ngãi phát triển trên nền đá gốc phức tạp có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Chúng được bồi đắp bởi 4 hệ thống sông chính: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu. Các hệ thống sông này đều bắt nguồn từ vùng núi cao phía tây (Ngọc Linh) và đều đổ vào biển Đông.

Địa hình trong vùng có thể chia thành các bậc chính sau đây (Bản đồ phân bậc hình):

- Bậc địa hình độ cao >800m: miền núi phía tây bắc của vùng đồng bằng;

- Bậc địa hình cao 500- 700m: miền núi phía tây và tây nam của vùng đồng bằng;

- Bậc địa hình cao 200- 400m: vùng núi phía tây nam của vùng đồng bằng;

- Bậc địa hình cao 70- 200m: vùng núi thấp ven rìa đồng bằng, các núi sót ở phía đông bắc và trung tâm đồng bằng Quảng Ngãi;

- Bậc địa hình 30- 70m: bề mặt đồng bằng cấu tạo chủ gồm gò đồi thấp;

- Các bậc địa hình <30m: bề mặt đồng bằng cấu tạo từ trầm tích Đệ tứ và hiện đại.

Dựa vào hình thái nguồn gốc, có thể phân chia vùng nghiên cứu thành các dạng địa hình chính sau đây:

1- Địa hình xâm thực bóc mòn trên nền đá cứng


Địa hình này bao gồm phần lớn diện tích vùng đồi núi phía tây, tây nam, tây bắc của vùng có độ cao > 200m. Dạng địa hình này phát triển trên các đá biến chất xâm nhập cổ (đá phiến kết tinh, granitgneis ) thuộc hệ tầng Xa Lam Cô, hệ tầng Sông Re, hệ tầng Khâm Đức phức hệ Chu Lai hoặc các đá xâm nhập trẻ phức hệ Hải Vân... Địa hình bị chia cắt bởi 2 hệ thống đứt gãy chính theo phương tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam tạo nên các kiến trúc khối tảng (Block).

Hầu hết các đỉnh núi có dạng tròn hoặc dạng nhọn và có dạng răng cưa, địa hình phân cắt mạnh với nhiều hệ thống khe suối chia cắt. Trắc diện ngang của các sông suối có dạng chậu và chữ “V” chiếm ưu thế, ở kiểu địa hình này có hai bậc địa hình chính: 200 - 400m và 500 - 700m.


2. Địa hình bóc mòn trên đá gắn kết


Đó là dạng địa hình phát triển trên các khối núi sót thuộc đồng bằng Quảng Ngãi và có độ cao 70 - 200m. Bề mặt địa hình phát triển trên các đá phiến kết tinh hệ tầng Khâm Đức, các đá xâm nhập granit phức hệ Hải Vân, các đá bazan hệ tầng Đại Nga. Đây là kiểu địa hình đồi núi thấp, các đỉnh núi thường tròn nhỏ, quá trình bóc mòn bề mặt xảy ra mạnh mẽ.


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương