Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


Khu vực cửa Mỹ Á (sông Trà Câu)



tải về 1.68 Mb.
trang16/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   64

3. Khu vực cửa Mỹ Á (sông Trà Câu)


Tiến hành đo 4 tuyến; do phần phía nam cửa sông là núi đá, cấu trúc địa chất đã rõ nên toàn bộ các tuyến chỉ được ở phía bắc của cửa sông (vùng 1, xã Phú Quang huyện Đức Phổ).

- Tuyến ngang số 1 bắt đầu từ bến thuyền, qua sân Trạm Biên phòng đi ra bãi biển. Tuyến này dài 220 m, cắt tuyến trục số 2 tại cọc số 265 m.

- Tuyến trục 2 bắt đầu từ cửa sông đi lên bắc theo bờ biển dọc theo sườn đông của dãy núi sau đó từ cọc 220 m ngoặt sang tây 15 độ. Tuyến dài tổng cộng 440 m.

- Tuyến ngang số 3 dài 110 m được bố trí ngay chân núi, dưới đền thờ.

- Tuyến ngang số 4 dài 110 m vuông góc với tuyến trục số 2 tại đầu mút phía bắc.

II- Tại ven biển Sa Huỳnh


Chúng tôi đã tiến hành đo địa chấn trên 7 tuyến khác nhau ở vùng Sa Huỳnh. Do điều kiện địa hình ngoài thực tế có nhiều chướng ngại vật như các công trình nhà ở các khu dân cư. Các tuyến đo địa chấn tại Sa Huỳnh, có ký hiệu từ T- 1 đến T- 7 được bố trí như sau:

- Khu vực xung quanh Khách sạn Du lịch (tuyến T- 1 đến T- 4 và T- 7),

- Khu vực sạt lở ven biển thôn Long Thạnh - xã Phổ Thạnh (tuyến T- 5 đến T- 6).

+ Tuyến T- 1: nằm trên núi dọc theo đường lên trạm tiếp sóng viba. Tuyến đo bắt đầu từ sườn núi, đi qua đường sắt và kết thúc ở Quốc lộ 1A (cạnh hàng rào của khách sạn Du kịch).

+ Tuyến T- 2: nằm trong ranh giới của khách sạn Du lịch gồm 2 đoạn nằm vuông góc với nhau, do đó chúng được xử lý và phân tích riêng rẽ: đoạn 1 đi qua cổng chính của khách sạn Du lịch bắt đầu từ Quốc lộ 1A và kết thúc ở bờ biển; đoạn 2 bắt đầu từ đầu đường lên phòng Lễ tân của khách sạn và đi dọc bờ biển.

+ Tuyến dọc T- 3: cắt vuông góc với bờ biển thuộc địa phận thôn Tấn Lộc thuộc xã Phú Châu. Tuyến đo bắt đầu từ sát mép nước biển, đi qua cồn cát (cao khoảng 6 m so với nước biển), qua nghĩa trang của thôn Tấn Lộc và đi theo đường đất ra đến Quốc lộ 1A.

+ Tuyến T- 4: thực chất là phần nối tiếp của tuyến T- 3, ở bên kia của quốc lộ- 1A tuy có phương lệch lên sườn núi phía Tây Bắc. Tuyến đo bắt đầu từ sau chùa Hải Châu thuộc thôn Tấn Lộc về phía đường sắt.

+ Tuyến số T- 5: có phương lệch hướng Bắc 300, bắt đầu từ bờ biển đi qua cồn cát lớn, cao trên 10 m đi tiếp qua khu dân cư ra bờ đầm Nước Mặn thuộc địa phận thôn Long Thạnh - xã Phổ Thạnh.

+ Tuyến T- 6: nằm cách tuyến T- 5 khoảng 800 m về phía Bắc, bắt đầu từ bờ biển qua Lăng Ông - thôn Thạnh Đức- 1, cho tới chân núi.

+ Tuyến T- 7: là tuyến đo bổ sung ở vùng gần khách sạn Sa Huỳnh. Tuyến đo bắt đầu từ chân núi hướng ra phía đường sắt. Điểm nổ cuối cùng ở tuyến T- 7 nằm ngay trên đường sắt.

Xử lý số liệu địa chấn

Các băng địa chấn được chuyển từ máy địa chấn thăm dò sang máy tính điện tử thông qua cổng RS- 232 bằng phần mềm MENU, sau đó được xử lý bằng 2 chương trình (phần mềm) là REFRACT và SIP.

Phần mềm REFRACT do hãng Bison Instruments cung cấp. Băng sóng địa chấn có khả năng được phóng to, thu nhỏ hoặc biểu diễn bằng nhiều cách sao cho làm nổi bật sóng có ích giúp cho việc liên kết sóng được dễ dàng hơn. Sau đó máy dựng và vẽ ra biểu đồ thời khoảng và được nhớ riêng vào tệp tin (file) có khuôn dạng (.TXE). Việc tính toán mặt cắt bao gồm độ sâu đến ranh giới khúc xạ và giá trị vận tốc của các lớp cũng được thực hiện khi có 1 hoặc nhiều cặp biểu đồ thời khoảng xuôi và ngược cho một đoạn tuyến ứng với một trạm máy. Cũng có thể tính được mặt cắt khi ta chỉ có một biểu đồ thời khoảng đơn độc, khi đó ta nhận được mặt cắt với các lớp song song phẳng ngang. Trước khi dựng mặt cắt có thể đưa vào các số liệu về vận tốc và độ cao địa hình mặt quan sát. Lát cắt địa hình dưới sâu được tính trên cơ sở biểu thức của thời gian sóng tới của mô hình song song phẳng ngang.

Phần mềm SIP do hãng phần mềm Rimrock Geophisics (Mỹ) sản xuất. Ngoài các tính năng như phần mềm thứ nhất trong xử lý băng sóng, bộ chương trình SIP còn có chế độ thu phóng (zoom) riêng cho từng cửa sổ trên 1 kênh riêng biệt và thực hiện phép lọc tần số hay làm trơn riêng từng kênh hoặc toàn bộ băng sóng. Vận tốc sóng được tính cả trên biểu đồ thời khoảng cũng như tổng hợp trên các biểu đồ thời khoảng xuôi - ngược (phương pháp Hopson- Overton). Kết quả phân tích định lượng được tính trên cơ sở tính mô hình tia sóng ở mặt khúc xạ trên cùng (gần mặt đất nhất) so sánh với biểu đồ thời khoảng ở lớp tương ứng và chọn độ sâu mặt khúc xạ sao cho sai số nhỏ nhất (thường phải dưới 10%) bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Sau đó phần mềm (bằng phương pháp toán học) hạ tất cả các đầu thu cũng như điểm nổ xuống mặt trên của lớp thứ 2 và tất cả lại tiếp tục như đối với lớp thứ nhất (phương pháp bóc lớp). Quá trình lặp lại cho đến lớp dưới cùng. Cả 2 phần mềm trên được sử dụng bổ sung cho nhau để có thể đưa ra kết quả khảo sát một cách đáng tin cậy nhất.

Phân tích kết quả thăm dò địa chấn

Các tuyến đều được biểu diễn từ nam lên bắc hay từ tây sang đông. Tại từng khu vực ta nhận được kết quả sau:


I. Khu vực cửa Đại (sông Trà Khúc)


Tại đây, do độ sâu nghiên cứu thiết kế của phương pháp, nơi nào đá gốc nằm quá sâu, sóng địa chấn không với tới, chúng tôi chỉ nhận được lát cắt 2 gồm lớp; chỉ những chỗ đá gốc nhô lên đến độ sâu khoảng 20 m trở lên, ta mới có lát cắt 3 lớp.

- Lát cắt tuyến 1 đến độ sâu 20 - 30 m có thể chia làm 2 phần rõ rệt: phần đầu từ đầu tuyến đến cọc 285m là lát cắt 2 lớp với lớp cát khô nằm trên lớp thứ 2 là cát ngậm nước. Từ cọc 285m đến cuối tuyến là mặt cắt 3 lớp: lớp trên cùng là lớp cát khô, lớp thứ 2 nằm dưới là cát ướt lẫn với các sản phẩm phong hoá của đá gốc, lớp dưới cùng là đá gốc.

Trên cả tuyến, lớp cát khô trên cùng có vận tốc (V) ổn định và nằm trong khoảng 353 - 457 m/s, riêng ở cuối tuyến do địa hình dốc xuống nên lớp cát này có độ ẩm cao hơn làm cho vận tốc tăng lên một chút, đến 548 m/s. Độ sâu đến đáy lớp này cũng tương đối ổn định và nằm trong khoảng 2 - 7 m, ở đầu tuyến và điểm quanh cọc 470 m đáy lớp nhô lên đến độ sâu 2 - 3m, còn ở các cọc 155 và 220 m nó lại chìm xuống đến độ sâu 7 - 8 m.

Lớp thứ 2 ở phần đầu tuyến có lẽ liên quan đến lớp cát ướt nằm trong nước ngầm. Vận tốc sóng ở đây không lớn và khá ổn định trong khoảng 1100 đến trên 1400 m/s. Riêng ở phần cuối tuyến giá trị vận tốc lớn hơn một chút - trong khoảng 1500 đến 1700 m/s cho thấy ở đây lớp này ngoài cát ướt còn có mặt các sản phẩm phong hoá của đá gốc.

Lớp thứ 3 như đã trình bày ở trên, chỉ có mặt ở phần cuối tuyến tạo thành 1 khối có kích thước khá lớn đến trên 200 m trên tuyến. Với giá trị vận tốc không lớn: 3000 đến 3500 m/s cho thấy đây là lớp đá gốc hoặc có thành phần không phải granit hoặc nếu là granit thì chúng là lớp granit cổ bị nứt nẻ. Độ sâu đá gốc ở đây thay đổi khá mạnh, chìm dần xuống phía nam từ 16 đến 23m.

- Tuyến 2 thể hiện lớp đá gốc ở phần cuối tuyến (từ cọc 55 m đến hết tuyến) và cũng có đặc điểm tương tự như ở tuyến 1: lớp trên cùng có bề dày ít thay đổi nằm trong khoảng 6 m, bề mặt đá gốc cũng chìm xuống về phía nam. Vận tốc tuyền sóng địa chấn ở lớp cát khô nằm trong khoảng 400 - 500 m/s, lớp thứ 2 có vận tốc 1100 - 1200 m/s đặc trưng cho tầng cát ướt. Khối đá gốc có vận tốc 3100 - 3500 m/s cũng đặc trưng cho khối đá gốc đã xác định trên tuyến 1. Độ sâu đến khối đá gốc này từ trên 30 m ở phía nam nhô lên về phía cuối tuyến đến độ sâu 19 m.

- Tuyến 3 nằm cắt tuyến 1 ở phần đầu tuyến (cọc 235 m) nên cũng chỉ thể hiện là một mặt cắt 2 lớp. Lớp trên cùng là cát khô với vận tốc 400 đến trên 500 m/s. Dưới lớp này là cát ướt với vận tốc V cao hơn, từ 1200 - 1500 m/s. Độ sâu đáy lớp thứ nhất là 5 - 9 m, hơi nhô lên ở phần giữa và cuối tuyến.

- Tuyến 4 nằm bên kia cửa sông thể hiện một khối nhô lên của đá gốc từ cọc 14 m đến hết tuyến. Lớp cát khô trên mặt có bề dày thay đổi trong khoảng 5 - 7 m với vận tốc 385 m/s. Lớp thứ 2 với vận tốc 1102 m/s là lớp cát bão hoà nước. Khối đá gốc với vận tốc trên 4000 m/s có thể liên quan đến đá có độ rắn chắc cao hơn so với khối đá gốc phát hiện được ở phía nam. Khối này từ độ sâu lớn ở hai đầu tuyến nhô lên đến độ sâu nhỏ nhất là 22 m ở đoạn giữa các cọc 70 - 100 m.

- Tuyến dọc 5 cũng thể hiện khối nhô lên của đá gốc ở vị trí các cọc từ 85 đến 175 m, còn ở các vị trí khác chỉ là mặt cắt 2 lớp. Lớp cát khô trên cùng có vận tốc thay đổi trong khoảng 400 - 600 m/s với độ sâu tăng dần từ đầu tuyến đến cuối tuyến và biến đổi mạnh hơn tương đối so với các tuyến khác, dao động trong khoảng từ 2 m đến 9 m. Lớp thứ 2 có vận tốc thay đổi cũng khá mạnh từ 1200 đến gần 1800 m/s thể hiện thành phần không chỉ có cát ướt mà còn có mặt các sản phẩm phong hoá khác của đá gốc. Khối đá gốc với vận tốc 4536 m/s tương tự như ở tuyến 4 với bề mặt nhô lên đến độ sâu 20 m ở vị trí các cọc 110 đến 160 m.

- Tiếp theo tuyến dọc 5 là tuyến dọc số 6 chỉ thể hiện là lát cắt 2 lớp với độ sâu của lớp cát khô tiếp tục xu thế chìm dần về phía bắc cuối tuyến: từ 5 m ở đầu tuyến chìm xuống đến độ sâu 12 m ở cuối tuyến. Vận tốc trong lớp cát khô khá ổn định trong khoảng 400 m/s, còn vận tốc trong lớp thứ 2 giảm từ đầu đến cuối tuyến từ 2400 m/s đến 1200 m/s.

- Tuyến ngang số 7 cắt qua điểm mút cuối tuyến 6 cũng là lát cắt 2 lớp với V của cát khô là 486 m/s và 1900 m/s ở lớp thứ 2.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương