Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Nghiên cứu mặt đệm địa chất một số khu vực trọng điểm bằng phương pháp Địa vật lý



tải về 1.68 Mb.
trang15/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   64

2.5- Nghiên cứu mặt đệm địa chất một số khu vực trọng điểm bằng phương pháp Địa vật lý


Nghiên cứu chi tiết điều kiện mặt đệm địa chất khu vực ven biển Quảng Ngãi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm cung cấp thông tin về cấu trúc nền móng và cấu trúc bên trong của các khối địa chất; đánh giá khả năng kháng xói của chúng trước tác động của các nhân tố ngoại lực. Do tư liệu địa tầng các lỗ khoan địa chất phân bố thưa và không đồng nhất, chúng tôi đã lựa chọn giải pháp sử dụng phương pháp Địa vật lý với việc ứng dụng kỹ thuật thăm dò địa chấn. Đây là phương pháp kỹ thuật hiện đại đã được Viện Địa chất ứng dụng trong nhiều nghiên cứu về tai biến đổ lở, xói lở, trượt lở trên các loại địa hình khác nhau. Phương pháp này cho phép thực hiện thăm dò diện rộng trên các địa hình có cấu trúc phức tạp và những nơi khó tiến hành khoan. ưu điểm quan trọng của phương pháp thăm dò địa chấn là thực hiện được khối lượng công việc lớn với những chi phí hợp lý.

Thực hiện nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp địa chấn với thiết bị thăm dò kỹ thuật số Bison- 5000 của Hoa Kỳ. Thiết bị này có thể thực hiện được 10 chế độ đo thăm dò khác nhau với việc gây nổ nhân tạo.

Công tác thăm dò địa chấn được tiến hành trong hai đợt: vào tháng 9/2000 (khu vực Sa Huỳnh) và tháng 8/2001 (các vùng cửa sông chính ở Quảng Ngãi). Đặc điểm của công việc thi công thực địa là các tuyến đo đều nằm trên địa hình phức tạp. ở Sa Huỳnh các tuyến đi qua nhiều khu dân cư đông đúc, đường sắt đường bộ nhộn nhịp cộng với họat động của sóng biển... tạo nên phông nhiễu thường trực rất cao. Tương tự như vậy, ở các vùng cửa sông tập trung đông dân cư và nhiễu do sóng biển là những yếu tố cản trở chính. Vì vậy các đợt khảo sát thăm dò địa chấn được tiến hành vào thời kỳ sóng biển tương đối lặng. Ngoài ra, để khắc phục những khó khăn do điều kiện khách quan chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp kỹ thuật đặc biệt, như sử dụng một số bộ lọc tần số thích hợp trong cả quá trình thu sóng địa chấn và giai đoạn xử lý phân tích số liệu.

Mục tiêu của công tác khảo sát thăm dò địa chấn

- Xác định sự phân bố các lớp đất đá ở dưới sâu, trong đó chú ý đến đáy của lớp phủ phong hoá. ở đây có thể tạo nên mặt trượt tới độ sâu hàng chục mét.

- Thông qua các tham số địa chấn liên hệ với thành phần vật chất của đất đá để mô phỏng chúng và đánh giá mức độ rắn chắc của đất đá một cách định tính.

Tiền đề địa chất - địa vật lý của thăm dò địa chấn

Khu vực nghiên cứu là nơi phát triển các thành tạo xâm nhập axít thuộc phức hệ bị phong hoá cao, tạo nên địa hình phân cắt mạnh:

- Trên vùng núi: nằm bên dưới là đá granit rắn chắc và ở phần trên là granit nứt nẻ hoặc các tảng lăn;

- Vùng chân núi: phần trên cùng là các sản phẩm phong hoá hoặc trầm tích thềm sông - thềm biển, bên dưới là tầng phong hoá.

- Vùng đồng bằng và các cửa sông: thường có lớp vỏ Đệ tứ khá dày và móng đá gốc chìm sâu.

Tất cả các lớp này đều nằm trên mặt đá gốc rắn chắc; các lát cắt địa tầng đặc trưng gồm 3 lớp rõ rệt:

Trên cùng là lớp bở rời gồm đất trồng, hay sản phẩm phong hoá triệt để của đá gốc hoặc bồi tích, phổ biến nhất là cát hạt trung và cỡ hạt thô. Đặc tính của lớp này là có vận tốc chuyền sóng địa chấn (VTSĐC, ký hiệu là V) nhỏ hoặc rất nhỏ, biến động trong khoảng V= 300 - 600m/s.

Lớp thứ 2 là lớp trung gian nằm giữa hai lớp trên và dưới với VTSĐC vào khoảng V=1200 m/s đến > 2000 m/s, có liên quan đến tầng phong hoá nứt nẻ ở các mức độ khác nhau; vận tốc V thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng sét cũng như độ ẩm của chúng.

Lớp thứ 3 là đá gốc là granit rắn chắc có mật độ lớn và VTSĐC cao, V=4000 đến >6000 m/s, biên độ dao động lớn phụ thuộc vào thành phần thạch học, tuổi địa chất và điều kiện thành tạo của chúng.

Ranh giới giữa các lớp cơ bản trên đều là các mặt khúc xạ mạnh do vận tốc tăng theo chiều sâu với độ phân dị lớn.

Bố trí các tuyến đo tại các khu vực trọng điểm

I- Tại các khu vực cửa sông (cửa Đại, cửa Lở và cửa Mỹ Á)


Chúng tôi đã tiến hành đo 20 tuyến địa chấn ở cả 3 khu vực, trong đó có 7 tuyến ở khu vực cửa Đại (sông Trà Khúc), 9 tuyến ở cửa Lở (sông Vệ) và 4 tuyến ở Cửa Mỹ Á (sông Trà Câu). Do điều kiện địa hình và chuớng ngại vật như các công trình nhà cửa nên một số tuyến đo không được đặt một cách chính xác như dự kiến. Việc bố trí tuyến đo bảo đảm nguyên tắc là cắt qua vùng quan tâm của các nhà địa chất và cố gắng bố trí đo qua một số vị trí lộ đá gốc nếu có thể được nhằm xác định trực tiếp tham số vật lý của đá gốc và tầng phong hoá. Vị trí và phương vị các tuyến đều được xác định trên bản đồ địa hình và la bàn địa chất. Các tuyến địa chấn bao gồm:

1. Khu vực cửa Đại (sông Trà Khúc)


Đo 7 tuyến, các tuyến 1 - 3 nằm ở bãi bồi phía nam thuộc địa phận xã Nghĩa An (Tư Nghĩa), các tuyến 4 - 7 nằm ở bãi bồi phía Bắc thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh).

- Tuyến 1 dài 550 m, gồm 2 đoạn: đoạn đầu dài 110m chạy dọc theo bãi biển bắt đầu từ Trạm Biên phòng ra biển có phương bắc - nam. Sau đó bỏ qua 100m tuyến lại đi trên đường trong xóm, qua Trạm gác Biên phòng và ra đến cửa sông.

- Tuyến 2 theo phương đông - tây nằm vuông góc với tuyến 1 và cắt tuyến 1 ở điểm 315 m, nam trạm gác 10m. Tuyến dài 165m.

- Tuyến 3 là tuyến ngang dài 165m cắt tuyến 1 ở điểm 235m.

Các tuyến 4 - 7 nằm ở bên thôn Cổ Luỹ bắc thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh.

- Tuyến 5 và tuyến 6 là các tuyến chạy dọc theo cồn cát, tuyến 5 bắt đầu từ cửa sông chạy dọc theo bãi biển theo mức nước thuỷ triều cao nhất và kéo dài 385m, tiếp theo là tuyến 6 không đi ngay trên bãi biển mà chạy dọc theo giữa cồn cát trên bãi muống biển, tuyến dài 265m.

- Tuyến 4 là tuyến ngang cắt tuyến 5 ở điểm 130m. Tuyến dài 110m.

- Tuyến 7 cũng là tuyến ngang dài 55 m cắt tuyến 6 ở điểm 10m.


2. Khu vực cửa Lở (sông Vệ)


Khu vực khảo sát này chiếm khối lượng đo đạc lớn nhất và cũng có nhiều tuyến đo nhất, do các doi cát cửa sông rất rộng và địa hình biến động mạnh bởi dòng chảy và sóng gió ven bờ.

- Tuyến trục số 1 dài 1100 m có phương bắc - nam chạy dọc theo đường bờ biển bắt đầu từ ngã ba Trạm Biên phòng đi ra biển và đi lên phía bắc, qua bốt gác Biên phòng và kết thúc ở ngay cửa sông.

- Tuyến 2 là tuyến ngang dài 55 m cắt qua tuyến 1 ở cọc 215m.

- Tuyến ngang 3 dài 55 m cắt vuông góc với tuyến 1 ở cọc 550 m.

- Tuyến ngang 4 cũng dài 55m cắt tuyến trục 1 tại cọc 825 m.

- Tuyến ngang 5 dài 55 m cắt tuyến trục 1 ở cọc 1045 m phía nam bốt gác biên phòng 10 m.

Các tuyến từ 6 đến 9 nằm bên bờ bắc của Cửa Lở. Chúng được phân bố như sau:

- Tuyến 6 là tuyến trục dài 330 m, đi theo phương nam lên bắc

- Tuyến ngang 7 dài 55m là tuyến đi sát dọc theo cửa sông, đi qua đầu mút phía nam của tuyến dọc 6.

- Tuyến ngang số 8 dài 55 m cắt qua tuyến trục 6 ở cọc 110 m, đầu phía tây của tuyến là bến sửa chữa tàu thuyền.

- Tuyến ngang số 9 dài 110 m cắt qua đầu mút phía bắc của tuyến trục 6.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương