Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang11/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   64

9. Trầm tích sông (aQI)


Các trầm tích sông Pleistocen hạ phân bố dạng dải trên nền các đá cổ ở khu vực phía tây, tây bắc đồng bằng Quảng Ngãi, thường có độ cao 50 - 70m. Chúng bao gồm chủ yếu là cát, cuội, sỏi, bột sét, đôi nơi có lẫn ít tảng lăn ở phần dưới. Bề dày trầm tích thay đổi từ 2 - 5m.

+ Phụ thống Pleistocen trung - thượng

10. Trầm tích sông - biển (amQII- III)


Các trầm tích này phân bố ở dạng dải đồng bằng hẹp có độ cao bề mặt 30 - 40m ở các khu vực Phú Hoà, An Thuyết, Xuân Yên,... với tổng diện tích khoảng 200 - 300km2. Thành phần trầm tích gồm cát, bột, sét, ít cuội sỏi và dăm sạn, thường có màu xám sáng, xám vàng, gắn kết khá tốt. Bề dày thay đổi trong khoảng 10 - 15m.

11. Trầm tích sông (aQII- III)


Phân bố rất hạn chế ở Hưng Nhượng, dạng mảnh thềm sót với diện tích khoảng 1 km2. Mặt cắt gồm phía dưới là cát sạn, cuội, chuyển lên trên là bột sét. Trầm tích có màu nâu vàng, nhiều nơi phong hoá tạo các kết vón laterit dạng hạt đậu. Bề dày khoảng 4 - 6m. Các trầm tích Pleistocen trung - thượng có nơi quan sát thấy nằm trên mặt bào mòn của các đá trước Kainozoi, trong một số lỗ khoan, chúng phủ không chỉnh hợp trên các trầm tích sông tuổi Pleistocen sớm (aQI).

+ Phụ thống Pleistocen thượng

12. Trầm tích biển (mQIII2)


Chúng phân bố dạng dải thềm có độ cao tương đối khoảng 10 - 15m, kéo dài từ Văn Bản về nam tới vùng Mộ Đức. Hệ tầng chủ yếu là cát hạt trung đến thô lẫn ít bột và sét, màu xám vàng tới vàng nghệ, gắn kết yếu bởi keo hyđroxyt sắt màu nâu. Bề dày thay đổi 10 - 20m. Trong các trầm tích này, rải rác thấy ít mảnh vỡ sò điệp đã bị vôi hoá yếu dễ vỡ vụn. Tại vùng Tam Kỳ và đồng bằng Hội An - Đà Nẵng đã phát hiện được nhiều tập hợp Foraminifera và bào tử phấn hoa cho tuổi Pleistocen muộn.

Thống Holocen

+ Holocen trung

Các thành tạo Holocen trung chiếm phần lớn diện tích đồng bằng Quảng Ngãi và dải đồng bằng dọc ven biển vùng Mộ Đức - Đức Phổ và được chia thành hai kiểu nguồn gốc sau:


13. Trầm tích biển (mQIV2)


Trầm tích này được các tác giả Nguyễn Văn TrangĐặng Văn Bào mô tả đưới tên gọi “tầng Nam Ô (mQIV1- 2 no)”. Trong vùng nghiên cứu, các trầm tích biển Holocen trung lộ hạn chế dưới dạng thềm cao 4 - 6m, phân bố ở cửa sông Sa Kỳ (tây Mũi Ba Làng An) và một ít ở đông bắc Khê Tây, với tổng diện tích khoảng 2 km2; bề dày 2 - 6m. Hệ tầng gồm cát thạch anh màu trắng , hạt trung, độ chọn lọc và mài tròn tốt. Cát trắng Holocen trung nằm không chỉnh hợp trên cát vàng Pleistocen thượng và các đất đá có tuổi cổ hơn.

14. Trầm tích sông - biển (amQIV2)


Trầm tích sông - biển chiếm phần lớn diện tích đồng bằng Quảng Ngãi, tạo nên bề mặt địa hình có độ cao 3 - 5m nghiêng thoải về phía biển. Hệ tầng gồm phía dưới là cát, sạn lẫn ít bột mầu xám nâu, xám sẫm, có nơi xám vàng, chuyển lên là bột, sét - bột, đôi nơi lẫn ít mùn hữu cơ nên có mầu sám sẫm, còn đa số có mầu xám vàng, nâu vàng, xám sáng. Phần trên chứa các mảnh vỏ sò hến, vi cổ sinh và tảo. Bề dày trầm tích thay đổi trong khoảng 10 - 12m.

+ Holocen thượng


Các thành tạo Holocen thượng trên phạm vi Quảng Ngãi được chia thành 3 kiểu nguồn gốc:

15. Trầm tích biển - gió (mvQIV3)


Phân bố trên các bãi biển hiện đại, kéo dài từ vịnh Dung Quất qua Ba Làng An tới Sa Huỳnh, theo hướng nam - đông nam, có độ cao 4 - 6m đến 10m. Hệ tầng gồm cát màu vàng nhạt, xám sáng, ít cuội sỏi (nơi gần các vùng lộ đá gốc), các mảnh sò ốc. Bề dày khoảng 2 - 4m. Tại khu vực Bình Hoà, Ba Làng An lộ ít gờ đá vôi san hô có diện tích không lớn . Trên đê cát vàng nhạt ở Sa Huỳnh đã phát hiện di chỉ văn hoá cổ (văn hoá Sa Huỳnh) với tuổi đồng vị C14 khoảng 3000 năm.

16. Trầm tích sông - biển (amQIV3)


Trầm tích này được gọi là “Điệp Huế” (Nguyễn Văn Trang và nnk, 1986). Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông dọc ven biển từ Ba Làng An tới huyện Đức Phổ, gồm bột sét màu xám sẫm, có mùn thực vật, Foraminifera và Mollusca; có chiều dày từ 5 - 25m.

17. Trầm tích sông (aQIV3)


Trầm tích sông phân bố dọc các sông suối trong vùng, dạng các bãi bồi thấp hoặc doi giữa sông. Hệ tầng gồm cát, cuội, sỏi, ít bột sét ở phía trên. Dày khoảng 1,5 - 10m. Hệ tầng gồm cuội, sỏi có thành phần hỗn hợp. Ở các khu vực hạ lưu chúng có độ mài tròn tốt, thường được dân địa phương khai thác làm vật liệu xây dựng.

18. Đệ tứ không phân chia (Q)


Nguồn gốc chủ yếu tạo kiểu trầm tích này là tàn tích và sườn tích. Đá bị phân huỷ tại chỗ hoặc được vẫn chuyển không xa, phân bố ven sườn núi rìa phía tây đồng bằng. Thành phần trầm tích chủ yếu là đá tảng, cuội sạn, có chỗ là sét bị laterit màu nâu vàng loang lổ; độ dày 3 - 10m.

2.2. Các thành tạo magma xâm nhập.

Các thành tạo magma xâm nhập khá phổ biến ở Quảng Ngãi, bao gồm các đá tuổi khác nhau từ Arkeinozoi đến Kainozoi.


1. Phức hệ Tu Mơ Rông (PR1 tnr)


Trong phạm vi Quảng Ngãi, phức hệ này gồm các khối nhỏ dạng thấu kính nằm chỉnh hợp với các đá biến chất bị migmatit hoá hệ tầng Sông Re, lộ ra ở Tà Mó - Kỳ Tôn, Sơn Hà - Hà Giá và Hưng Nhượng. Chúng chủ yếu bao gồm plagioganit, granit migmatit và granit. Các thành tạo granitoiđ của phức hệ được xem là sản phẩm của hoạt động migmatit hoá, granit hoá các đá trầm tích, trầm tích - phun trào phức hệ Ngọc Linh. Tuổi của phức hệ được xếp vào Paleoproterozoi dựa trên cơ sở tuổi đồng vị 2300 triệu năm của plagiogranit migmatit nam khối Tà Má (Sông Re) và luận điểm cho rằng chúng là sản phẩm granit hoá, migmatit hoá các đá phức hệ Ngọc Linh có tuổi Paleoproterozoi.

2. Phức hệ Tà Vi (vPR3 tv)


Phức hệ bao gồm các khối nhỏ dạng thấu kính lộ ra ở vùng Tà Vi thuộc phiá tây bắc Quảng Ngãi, trong diện lộ của hệ tầng Khâm Đức; chúng chủ yếu gồm gabro, gabroamphibolit, đá bị granit hoá không đồng đều.


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương