Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


Nghiên cứu biến động cửa Mỹ á bằng phương pháp trắc địa



tải về 1.68 Mb.
trang8/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   64

Nghiên cứu biến động cửa Mỹ á bằng phương pháp trắc địa


Các đợt khảo sát và đo trắc địa khu vực cửa Mỹ á được tiến hành vào tháng 8/2001 và tháng 12/2001, trên 05 tuyến đo bố trí dọc bờ biển và trên các doi cát cửa sông, gồm 04 mặt cắt ngang bãi biển (có ký hiệu từ E1 đến E4) và 01 mặt cắt dọc doi cát bên bờ bắc (ký hiệu E1a). Các tuyến đo bố trí cách nhau từ 130- 200m.

Kết quả xử lý các tư liệu đo trắc địa cho thấy trên các mặt cắt ngang bãi biển đều xuất hiện tượng xói lở ngang với cường độ nhẹ ở vùng bãi thấp. Độ dày lớp xói lở từ 0,3 – 0,6m. Ngược lại, trên bãi cao (phía đỉnh cồn) được bồi tụ nhẹ từ 0,1 – 0,3m. Tại mặt cắt dọc doi cát cửa sông (E1a), địa hình mặt bãi bồi ít biến động do mùa mưa năm 2001 trên sông Trà Câu ít nước, không có dòng chảy lũ lớn từ vùng núi tràn về.

Tóm lại, cửa Mỹ Á có vị trí vai trò quan ở ven biển huyện Đức Phổ. Những biến động lòng dẫn cửa Mỹ Á do hiện tượng bồi lấp gây khó khăn lớn cho ghe tàu ra vào tránh gió và luồng giao thông thuỷ có địa hình đáy phức tạp, có nhiều đá ngầm chặn luồng. Cường độ phát triển doi cát cửa sông và gây ra tai biến bồi lấp phụ thuộc vào hoạt động của dòng chảy lũ, cường độ sóng gió và dòng chảy ven bờ. Quá trình di chuyển bùn cát ven biển bên bờ bắc cửa Mỹ Á tham dự vào quá trình bồi tụ ở cửa sông. Hiện tượng bồi tụ mạnh trở thành tai biến bồi lấp cửa sông, như thường thấy ở các cửa sông khác như cửa Đại (sông Trà Khúc), cửa Lở (sông Vệ), cửa Lại Giang (tỉnh Bình Định), cửa Đà Nông (tỉnh Phú Yên). Vì vậy cần sớm có các biện pháp chỉnh trị khu vực cửa sông Mỹ Á, nhằm cải tạo và ổn định một luồng giao thông thuỷ quan trọng ở huyện Đức Phổ.

4- Ven biển Sa Huỳnh


Hiện tượng xói lở ven biển Sa Huỳnh diễn ra mạnh mẽ vào năm 1999- 2000, có ảnh hưởng lớn tới các khu vực dân cư, khách sạn Du lịch và các tuyến giao thông đường sắt - đường bộ đi qua. Đặc biệt vào cuối năm 1999, cùng thời gian mưa lũ xảy ra hết sức nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, thì hiện tượng nước dâng cao bất thường và sóng lớn đã gây ra xói lở mạnh ven biển Sa Huỳnh, trong đó có khu vực thôn Long Thạnh (xã Phổ Thạnh) làm đổ và hư hại nhà nhiều nhà dân ven biển. Hiện tượng xói lở bờ còn xảy ra trên tuyến ven biển cửa Sa Huỳnh - khách sạn Du lịch - thôn Tấn Lộc tới núi Bầu Nú. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn là vùng bờ xói lở nằm kề cận tuyến đường sắt Bắc Nam và tuyến Quốc lộ 1A. Hiện tượng xói lở tiếp tục xảy ra vào giữa tháng XII- 2000 tại khu dân cư bên cạnh tuyến luồng tàu ra vào cửa Sa Huỳnh đã làm đổ sập 5 ngôi nhà, trong đó có Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Huỳnh thuộc Đồn 304. Ngoài ra, hiện tượng bồi luồng tàu vào cửa Sa Huỳnh đã gây khó khăn cho ghe thuyền của ngư dân ra vào trong khu vực đầm Nước Mặn. Cần lưu ý, ngoài ghe thuyền của địa phương còn có nhiều tàu thuyền của ngư dân các địa phương khác đến neo đậu, tránh gió và nhập hàng.

Khi theo dõi diễn biến của hiện tượng biến động đường bờ biển trong nhiều năm, chúng tôi đã phân tích hiện trạng của đường bờ biển qua các tư liệu bản đồ địa hình và ảnh hàng không trong khoảng 35 năm, từ năm 1965- 1998 để đánh giá diễn biến của tình trạng xói lở - bồi tụ ven biển Sa Huỳnh. Từ các tư liệu trên chúng tôi tiến hành thành lập Bản đồ biến động vùng bờ biển Sa Huỳnh. Trên bản đồ này chia ra 4 khu vực có đặc điểm biến động khác nhau và đề cập đến tính chất xói lở - bồi tụ từng khu vực, bao gồm

- Khu vực ven biển các thôn Long Thạnh - Thạnh Đức,

- Ven bờ đầm Nước Mặn,

- Ven bờ cửa Sa Huỳnh,

- Ven biển từ cửa Sa Huỳnh tới núi Bầu Nú.


4.1- Ven biển thôn Long Thạnh - Thạnh Đức (xã Phổ Thạnh)


Bờ biển các thôn Long Thạnh - Thạnh Đức là vùng bờ vũng vịnh hở, bờ dạng lõm có chiều dài 2.5km. Thực tế đây là doi cát cao, phát triển kéo dài nối các đảo (địa hình Tombolo). Xét về mặt hình thái, ở đây ít có khả năng xảy ra di cư bùn cát dọc bờ tới các đoạn bờ khác do bị khống chế bởi các sườn núi dốc chạy ra sát mép nước tại thôn Long Thạnh (3) ở phía Bắc và thôn Thạnh Đức(1) ở phiá Nam. Trong điều kiện đường bờ có cấu trúc lõm, cán cân bùn cát ven bờ được bảo toàn cao và chỉ có khả năng xảy ra di chuyển bùn cát cục bộ dọc bờ và di chuyển ngang do sóng vỗ. Hiện tượng biến động đường bờ trong khoảng thời gian 1965- 1998, xảy ra chủ yếu trên đoạn phía Bắc với vùng bờ xói dài 400m, rộng trung bình 15m (tối đa 40m); ngược lại phía bờ Nam được bồi tụ nhẹ.


Hình 1.2 : Biến động bờ biển Long Thạnh - Thạnh Đức trong thời gian 1965- 1998

Hiện tượng xói lở - bồi tụ cục bộ phạm vi nhỏ còn xẩy ra trên các đoạn ngắn thuộc chân núi ở hai đầu của vùng bờ lõm. Vào tháng 12- 1999, xảy ra hiện tượng nước dâng bất thường kèm theo sóng lớn do gió mạnh đã gây ra xói lở mạnh mẽ đoạn bờ phía bờ Bắc (các thôn Long Thạnh 3, 4). Đợt nước dâng và sóng lớn này không chỉ gây xói lở mạnh mẽ đới bờ mà còn làm đổ sập nhiều ngôi nhà kiên cố nằm sát bên đường bờ cát cao. Theo số liệu điều tra trong dân, sau trận xói lở tháng 12- 1999, có 18 hộ dân thôn Long Thạnh phải di rời sang phía bờ đầm Nước Mặn.

Bờ cát bị xói đã tạo thành các bậc thềm có độ cao từ 1.5 - 2.2m và rộng từ 40- 60m. Sau đó, các bậc thềm bờ cát tiếp tục bị sóng và gió san phẳng dần (ảnh 1.9- 1.10). Trong thời gian 1 năm từ tháng XI/1999 đến tháng XI/2000, bờ biển Long Thạnh tiếp tục bị xói lở với tốc độ nhẹ.



Ảnh 1.9: Khu vực dân cư thôn Long Thạnh sau đợt xói lở lớn tháng XII- 1999

Kết quả đo trắc địa tại 8 mặt cắt ngang bãi (từ C1 đến C8) trong tháng 8 và tháng 11/2000, cho thấy biên độ biến động thẳng đứng xảy ra mạnh mẽ trong thời kỳ có sóng gió hướng Đông và Đông Bắc hoạt động; biên độ xói thẳng đứng từ 0.6m đến 2.2m (tương đương tốc độ xói 0.2m đến 0.5m/tháng). Biên độ biến động lớn nhất ghi nhận được trên mặt cắt C7 đạt tới 2.6m (tương đương tốc độ xói lở thẳng đứng đạt tới 0.7m/tháng).





Ảnh 1.10: Địa hình bờ biển thôn Long Thạnh biến đổi sau tháng 12- 1999

Sau thời kỳ xói lở rất mạnh vào cuối năm 1999, hiện nay trạng thái đoạn bờ biển Long Thạnh đã tạm thời ổn định hơn. Tuy nhiên cũng thấy rằng, hiện tượng xói lở xẩy ra ở Long Thạnh vào tháng 12/1999 không phải vào thời điểm cực đoan nhất, tức là chưa phải xẩy ra trong trường hợp bão kèm theo nước dâng + sóng lớn + triều cường.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương