Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN MẶT ĐỆM ĐỊA CHẤT VÀ



tải về 1.68 Mb.
trang10/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   64

CHƯƠNG II

ĐIỀU KIỆN MẶT ĐỆM ĐỊA CHẤT VÀ

HOẠT ĐỘNG ĐỊA ĐỘNG LỰC HIỆN ĐẠI

Lịch sử phát triển địa chất trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, nên nền địa chất ở Quảng Ngãi rất đa dạng về tuổi, thành phần thạch học và cấu trúc kiến tạo. Trên nền địa chất đó, cấu trúc các đơn vị địa mạo cũng hết sức phong phú, nhất là các kiểu địa hình và lịch sử phát triển của chúng.


II. 1 - Địa tầng

2.1.1 - Giới Arkeinozoi

1. Hệ tầng Xa Lam Cô (AR xlc)


Các thành tạo biến chất lộ ở khu vực Giá Vực, nam và đông nam huyện lỵ Ba Tơ đã được xếp vào hệ tầng Xa Lam Cô, bao gồm các đá gneis biotit, gneis biotit - granat - corđierit - silimanit, đá phiến thạch anh - biotit - plagioclas - hypersthen, gneis hai pyroxen và các thấu kính hoặc lớp mỏng amphibolit, đôi nơi có đá phiến hai mica. Bề dày của hệ tầng dày khoảng 1000m. Trên bình đồ cấu trúc, hệ tầng có quan hệ tiếp xúc kiến tạo với phức hệ Ngọc Linh qua đứt gãy Ba Tơ - Giá Vực. Trên cơ sở thành phần vật chất, mức độ biến chất, các đá mô tả trên được xếp vào hệ tầng Xa Lam Cô, phức hệ Kan Nack, Tuổi Arkei.

2. Hệ tầng Đăk Lô (AR đl)


Ở Quảng Ngãi, hệ tầng Đăk Lô có diện lộ nhỏ ở phía tây nam huyện lỵ Ba Tơ, Nằm kẹp giữa hai đứt gãy phương đông bắc - tây nam và á kinh tuyến. Các đứt gãy này cũng là ranh giơí kiến tạo giữa hệ tầng Đăk Lô và hệ tầng Xa Lam Cô. Hệ tầng bao gồm chủ yếu các đá gneis biotit - silimanit - corđierit - granat, gneis biotit - granat, đá phiến thạch anh - biotit - silimanit, lớp mỏng quarzit hạt thô bị migmatit hoá mạnh, đá phiến plagioclas - điopsit - thạch anh - graphit, lớp mỏng đá hoa calciphyt. Bề dày của hệ tầng khoảng 1000m. Dựa vào thành phần thạch học, tổ hợp cộng sinh khoáng vật tiêu biểu có thể thấy các đá của hệ tầng Đăk Lô có thành phần nguyên thuỷ là trầm tích lục nguyên giàu nhôm xen kẽ với trầm tích carbonat, phân biệt khá rõ với các thành tạo lục nguyên xen bazan của hệ tầng Xa Lam Cô. Đối sánh với các thành tạo biến chất ở Kan Nack, sông Ba, có thể xếp các đá đang mô tả vào hệ tầng Đăk Lô, phức hệ Kan Nack tuổi Arkei.

2.1.2 - Giới proterozoi

3. Hệ tầng Sông Re (PR1 sr)


Các thành tạo biến chất hệ tầng Sông Re lộ ra đầy đủ ở Sông Re (thượng nguồn sông Trà Khúc), ở phía tây Quảng Ngãi và phía đông Sơn Hà. Đá của hệ tầng Sông Re bị migmatit hoá mạnh mẽ, phổ biến là dạng đường, dạng mạch, dạng ruột… và bị các hoạt động đứt gãy và các đứt gãy trượt bằng qua nhiều giai đoạn phân cắt thành các khối tảng, gây khó khăn cho việc tính chiều dày. Ước tính hệ tầng có chiều dày khoảng 3000m. Hệ tầng Sông Re bao gồm chủ yếu là anđesit, đacit, trầm tích lục nguyên và một ít bazan. Về quan hệ địa tầng, hệ tầng Sông Re có quan hệ kiến tạo với hệ tầng Xa Lam Cô, phức hệ Kan Nack qua đứt gãy Ba Tơ - Gia Vực và có quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Tắc Pỏ.

4. Hệ tầng Tắc Pỏ (PR1 tp)


Nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Sông Re là các đá biến chất của hệ tầng Tắc Pỏ. Chúng phân bố ở vùng tây và tây nam Sơn Hà, Mang Xim, Tắc Pỏ và Nước Xa. Kết quả phân tích thành phần hoá học và tổ hợp cộng sinh khoáng vật, có thể khôi phục được thành phần nguyên thuỷ của hệ tầng như sau:

- Phần dưới: chủ yếu là các đá trầm tích lục nguyên chứa các lớp phun trào bazan, anđéit, đacit.

- Phần trên: chủ yếu là trầm tích lục nguyên giàu sét xen các lớp đá vôi, sét vôi.

Hệ tầng Tắc Pỏ có tiếp xúc kiến tạo với hệ tầng Khâm Đức tuổi Neoproterozoi - Cambri sớm, đồng thời nằm chỉnh hợp lên trên hệ tầng Sông Re tuổi Paleoproterozoi.


5. Hệ tầng Khâm Đức (PR2- 3 kđ)


Ở Quảng Ngãi, hệ tầng Khâm Đức phân bố thành một dải nhỏ phương á vĩ tuyến ở phía bắc đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi, có thành phần tương ứng với các phân hệ tầng dưới và giữa.

- Phân hệ tầng dưới (PR2- 3 2) lộ một dải hẹp, kẹp giữa hai đứt gãy ở phía tây Trà Leng, gồm các lớp đá phiến amphibol và đá phiến hai mica; dày 2000m.

- Phân hệ tầng giữa (PR2- 3 2) theo mặt cắt thượng nguồn sông Tranh (Nậm Nin), vùng Hưng Nhượng (tây bắc Quảng Ngãi), phân hệ tầng giữa đặc trưng bằng đá phiến thạch anh - mica, gneis mica, có granat - silimanit, xen trong đó là lớp mỏng hoặc thấu kính amohibolit; độ dày của phân hệ tầng khoảng 600m.

2.1.3 - Giới paleozoi


Hệ cambri - silur

6. Hệ tầng Đăk Long ( - S đlg)

Phân hệ tầng dưới ( - S đlg1) lộ ra bên bờ phải thượng nguồn sông Trà Bồng. Mặt cắt bao gồm

- Tập 1: đá phiến sericit - thạch anh, đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến actinolit - clorit, xen kẹp các lớp mỏng đá phiến chứa sungit và thấu kính cuội kết.

- Tập 2: đá phiến sericit xen với đá phiến silic, đá phiến sét đen, đá núi lửa trung tính, felsit bị biến chất.

Đá của hệ tầng bị vò nhàu và uốn nếp mạnh. Trong đá phiến silic tìm được bào tử tuổi Paleozoi sớm. Phân tích hoá học các đá phiến lục và các đá núi lửa cho phép xác định chúng là các phun trào felsic và mafic mang tính tương phản. Đá của hệ tầng bị biến chất chủ yếu ở tướng đá phiến lục. Chiều dày của mặt cắt khoảng 700m. Hệ tầng Đăk Long được xếp giả định vào Cambri - Silur.

2.1.4 - Giới mesozoi

Hệ trias

7. Hệ tầng Măng Giang (T2 mg)


Bám theo đứt gãy Ba Tơ - Giá Vực, ở chân đèo Lâm, phía đông bắc huyện lỵ Ba Tơ, có một diện lộ hẹp của cát kết tuf, bột kết tuf, ryolit bị phong hoá, màu xám, xám vàng, dày 600m, nằm lọt giữa trường phát triển của các đá granit biotit hạt đều thuộc phức hệ Hải Vân tuổi Trias giữa. Các đá này được xếp vào hệ tầng Măng giang tuổi Trias giữa.

2.1.5 - Giới kainozoi

Hệ neogen

Thống Pliocen

8. Hệ tầng Đại Nga (N2 đn)


Các phun trào bazan có khối lượng đáng kể rải rác ở các khu vực Ba Làng An, Ngọc Yên, Măng Đen, Kon Plông vv... với tổng diện tích khoảng 300 - 400km2; chiều dày hệ tầng khoảng 150m. Mặt cắt đặc trưng gồm các tập bazan, không có trầm tích xen kẽ. Thành phần khoáng vật nền gồm plagioclas, olivin, augit, titanomagnetit, thuỷ tinh núi lửa, ít mảnh vụn saphir, ít aragonit. Các khoáng sản liên quan đến bazan cần tập trung chú ý là đá quý saphir, zircon, đá xây dựng và nguyên liệu cho vải sợi công nghiệp.

Hệ Đệ tứ

Các thành tạo Đệ tứ trên địa phận tỉnh Quảng Ngãi phân bố chủ yếu ở các đồng bằng Bình Sơn - Quảng Ngãi dọc ven biển tới Mộ Đức, Đức Phổ với tổng diện tích khoảng 800 - 1000km2. Dựa vào các đặc điểm địa chất - địa mạo, vị trí phân bố, chúng được chia thành các phân vị có nguồn gốc và tuổi như sau:


Thống Pleistocen

+ Phụ thống Pleistocen hạ



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương