Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


IV- Khu vực ven biển Sa Huỳnh



tải về 1.68 Mb.
trang18/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   64

IV- Khu vực ven biển Sa Huỳnh


+ Tuyến T- 1: nằm dọc theo sườn núi đá granit nên có thể thấy ngay đây là một lát cắt 2 lớp gồm lớp trên là granit nứt nẻ và các sản phẩm phong hoá của nó được bổ sung thêm ở phần cuối tuyến một số sản phẩm nhân tạo như đất đá san lấp để làm đường sắt và Quốc lộ 1A. Lớp này nằm trực tiếp trên mặt granit rắn chắc. Lớp phong hoá ở trên có bề dày thay đổi từ 7m ở sườn núi đến 11m ở chân núi. Lớp đá Granit rắn chắc ở đây đặc trưng bởi giá trị VTSĐC cao V= 4345 m/s, rất phù hợp với các phép đo thử trong phòng thí nghiệm.

+ Tuyến T- 2: được tách ra 2 phần để xử lý và phân tích riêng (gồm các đoạn D1 và D2).

Tuyến D1: từ chân núi ra bờ biển có 3 lớp: thứ nhất là lớp bở rời trên mặt chủ yếu là cát khô có V = 531 m/s với chiều dày ít thay đổi và bằng 9m, riêng ở giữa đoạn này giảm xuống còn 7m. Thứ 2 là lớp phong hoá với V = 1682 m/s có chiều dày giảm rõ rệt khi đi về phía bờ biển: từ 12m ở đầu tuyến xuống chỉ còn 4m ở đoạn cuối. Bên dưới là lớp đá Granit.

Tuyến D2: gần như song song với bờ biển gồm lát cắt 3 lớp với lớp cát trên cùng có chiều dày lớn và ít biến đổi nằm trong khoảng 7 - 8m. VTSĐC có giá trị nhỏ, V= 413 m/s. Lớp phong hoá phía dưới có vận tốc khá lớn V=2339 m/s với bề dày biến đổi rất mạnh từ 5m cho đến 19m. Do vậy mặt đá gốc với V = 4979 m/s cũng thay đổi rất mạnh: từ 12 - 13m (điểm 44 và điểm 162m) đến 25 - 26 m (điểm 10 và 80 m trên tuyến).

+ Tuyến T- 3: cho thấy nếp uốn nhô lên của đá gốc trùng với sự nâng lên của bề mặt địa hình ở gần bờ biển. Lớp cát khô trên cùng của lát cắt có VTSĐC rất nhỏ V=372 m/s tương đương với vận tốc của sóng âm lan truyền trong không khí và bề dày giảm từ bờ biển vào trong đất liền: từ 9m ở đầu tuyến đến 4m ở phần cuối tuyến. Ngược lại lớp phong hoá với V = 1851 m/s lại có chiều dày tăng mạnh về phía đất liền phù hợp với sự nhô lên ở phần đầu tuyến của đá gốc. Chiều dày lớp thứ 2 tăng từ 9m ở đầu tuyến đến trên 30m ở cuối tuyến. Tương ứng địa hình đá gốc với V = 3757 m/s nhô lên ở gần bờ biển ngay dưới doi cát đến độ sâu 18m kể từ mặt đất và chìm nhanh về phía cuối tuyến đến độ sâu trên 35m.

+ Tuyến T- 4: phần nào có thể coi là phần tiếp tục của T- 3 ở bên kia của đường nhựa 1A tuy có phương khác để nhằm về phía núi. Lớp cát khô trên cùng có chiều dày ổn định và dao động trong khoảng 8 m với V = 393 m/s. Thứ 2 là lớp phong hoá có VTSĐC khá cao V=2103 m/s có chiều dày lớn và tương đối ổn định ở phần giữa tuyến trong khoảng 20 m. Địa hình đá gốc là granit với V = 4316 m/s cũng chính là khối granit ta đã gặp ở trên tuyến T- 1 thể hiện sự nâng nhẹ của đá gốc ở phần đầu tuyến và nâng mạnh ở phần cuối tuyến. Độ sâu đến đá gốc thay đổi từ 12 - 15m đến trên 30m.

+ Tuyến T- 5: là tuyến phức tạp nhất trong thi công thực địa do địa hình doi cát có độ dốc lớn lại có lớp cát trên bề mặt khá dày, rất khô và dễ trượt chảy. Tuy chúng tôi đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng độ sâu nghiên cứu song kết quả vẫn chưa với được tới mặt đá gốc. Cũng vì vậy chúng tôi đã đề ra 2 phương án xử lý số liệu: phươg án thứ nhất coi lát cắt gồm 2 lớp và phương án 2 là phương án lát cắt 3 lớp. Kết quả cả 2 phương án trên lớp trên cùng vẫn cho cùng kết quả, phương án sau chỉ làm chi tiết hoá lớp thứ 2.

a. Phương án thứ nhất: cho lát cắt 2 lớp gồm lớp cát khô trên cùng có V = 310 m/s có chiều dày lớn đến 8 - 10m dưới doi cát và giảm nhanh khi đi vào trong làng giảm xuống còn 1 - 2m. Lớp thứ 2 có VTSĐC không lớn V = 1742 m/s có lẽ vẫn là cát, cát có độ ẩm lớn hơn hoặc có pha một phần sét. Độ sâu đến lớp này thay đổi từ 8m ở phần dưới doi cát xuống còn 1.5 m ở giữa làng.

b. Phương án thứ hai: là phương án lát cắt 3 lớp gồm lớp cát khô trên cùng có VTSĐC cũng như hình thái trong phương án 1: chia làm 2 khu vực rõ rệt là vùng dưới doi cát dày 8 - 9m và vùng thấp trong làng giảm xuống còn 1 - 2m. Lớp thứ 2 có V = 1514 m/s vát nhọn khi ra biển nên không tồn tại ở phần đầu tuyến về phía biển. Bề dày tăng dần về phía làng từ 0.0m đến 5 - 6m ở dưới doi cát và duới sườn doi cát phía làng, sau đó tăng lên đến 18m về phía đầm Nước Mặn ở cuối tuyến. Lớp này thành phần có lẽ vẫn là cát uớt. Lớp thứ 3 có V = 2014 m/s cao hơn với VTSĐC ở lớp thứ 2, nó vẫn là tầng phong hoá song có lẽ có tỷ lệ sét nhiều hơn. Lớp này có địa hình không bằng phẳng trong xu thế chung là nhô cao về phía biển và chìm xuống về phía đầm Nước Mặn. Độ sâu đến ranh giới này là 7m ở bờ biển, giảm xuống 11 - 12m dưới cồn cát và chìm nhanh ở trong làng xuống đến 19 - 20m về phía đầm Nước Mặn.

+ Tuyến T- 6: cho thấy đá gốc granit nằm ở độ sâu lớn, khoảng trên 20m và còn có xu hướng chìm sâu hơn về phía biển. Tuy phần cuối tuyến hướng lên núi đến gần chân núi song độ sâu đến đá gốc vẫn cao chứng tỏ dọc theo chân núi ở đây tồn tại một đới sụt lún khá mạnh. Trên tuyến này lớp cát trên cùng dày 6m giảm xuống 4 - 5m ở cuối tuyến với V = 382 m/s, lớp thứ 2 có V = 1859 m/s là tầng phong hoá có bề dày khá ổn định trong khoảng 1m. Lớp đá gốc dưới cùng là Granit với VTSĐC rất cao, V>7000 m/s.

+ Tuyến T- 7: đo bổ sung, có thể coi là phần nối tiếp của tuyến T- 4. Lớp bở rời trên cùng có chiều dày rất nhỏ 1 - 2 m ở chân núi sau đó tăng lên đến trên 10m về phía cuối tuyến là khu đồi thoải là tàn tích của một bậc địa hình cổ. Lớp phong hoá với V = 1753 m/s có bề dày giảm nhẹ từ đầu đến cuối tuyến với chiều dày trung bình 13m. Về độ cao tuyệt đối mặt địa hình đá gốc tuy không thật bằng phẳng song ít thay đổi, tuy nhiên nếu tính đến độ cao địa hình thì nó chìm dần về cuối tuyến với độ sâu tăng dần từ 18 m ở đầu tuyến đến 22 m ở cuối tuyến.

Tóm lại, các kết quả phân tích tài liệu địa chấn ở cả 4 khu vực cửa sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu, Sa Huỳnh với tổng số 27 tuyến đo, đã đáp ứng các mục tiêu đề ra. Các kết quả phân tích địa chấn đã cung cấp thêm thông tin về địa hình cũng như độ sâu đến các lớp đất đá bao gồm lớp phủ bở rời, lớp phong hoá và bề mặt đá gốc. Dựa trên giá trị vận tốc đo được ở các lớp đó cho chúng ta thêm thông tin về đặc điểm cũng như thành phần của chúng. Các số liệu kể trên kết hợp với các tài liệu khác là đầu vào cho việc xây dựng các mô hình tính toán xác định độ độ ổn định của khối địa chất cũng như đề ra được các giải pháp phòng chống một số dạng tai biến địa chất.

Mặc dù thi công trên nền cát khô chảy gây khó khăn cho việc tạo sóng và thu sóng địa chấn song nhờ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cùng với ưu điểm của máy đo kỹ thuật số công tác khảo sát địa chấn đã thu được kết quả. Trên đa số các tuyến, đặc biệt ở cửa Lở và cửa Mỹ Á và Sa Huỳng đã thu được lát cắt 3 lớp thể hiện rõ địa hình đá gốc ở lớp thứ 3 với các đặc trưng vật lý ở từng đoạn. Một số nơi do đá gốc nằm ở quá sâu nên chỉ thu được mặt cắt 2 lớp trên mặt là lớp Đệ tứ và lớp vỏ phong hoá (cửa Đại, Long Thạnh). Trên các tuyến đo đều cho thấy lớp trên cùng là cát khô với vận tốc nhỏ ổn định và độ sâu không lớn. Lớp thứ 2 phức tạp hơn do ở nhiều nơi nó có thành phần không đồng nhất, chủ yếu là cát ướt ngậm nước, đôi chỗ có mặt cả các sản phẩm phong hoá của đá gốc. Thành phần của đá gốc cũng không đồng nhất trong cả 3 vùng. Rõ nhất là granit ở cửa Mỹ Á với vận tốc chuyền sóng địa chấn (V) lên đến khoảng 4500 m/s. Các nơi khác với V nhỏ hơn chỉ có thể là granit nứt nẻ hoặc đá gốc có thành phần khác, điều này có thể kiểm chứng bằng lỗ khoan.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương