Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


II. Khu vực Cửa Lở (sông Vệ)



tải về 1.68 Mb.
trang17/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   64

II. Khu vực Cửa Lở (sông Vệ)


Tại đây trên tất cả các tuyến đều phân ra được lát cắt 3 lớp thể hiện sự có mặt của đá gốc ở độ sâu 20 - 30 m, đôi chỗ nhô lên đến 12 m.

- Tuyến trục số 1 (dọc bờ) là tuyến dài nhất (1100m) thể hiện lát cắt 3 lớp. Lớp cát khô với V ổn định trong khoảng 400 - 500 m/s. Độ sâu đến đáy lớp này cũng ít thay đổi: luôn nằm trong khoảng 3 đến 9 m. Có 2 điểm nhô lên đến 3 m là tại vị trí các cọc 340 và 740 m. Lớp thứ 2 với V biến đổi mạnh từ trên 1200 đến 2400 m/s thể hiện sự bất đồng nhất về thành phần của lớp này. Tuy nhiên phần lớn giá trị V tập trung trong khoảng 1200 - 1500 m/s, chỉ vài nơi có V cao hơn như ở các cọc 50 - 150m và 1100m. Lớp đá gốc cũng có V biến đổi trong khoảng rộng: từ 3000 đến trên 5000 m/s, song phần lớn tập trung trong khoảng 3000 - 3500 m/s cho thấy nếu coi đá gốc ở đây là granit thì chúng cũng đang trong quá trình phong hoá nứt nẻ, chỉ một số nơi còn nguyên khối rắn chắc chưa bị nứt nẻ, như ở các cọc 40 - 100m và 660 - 710m. Độ sâu đến đá gốc nhô lên ở 2 đầu tuyến - đến khoảng 12 m còn phần lớn dao động trong khoảng 20 m. Có 2 nơi đá gốc nhô lên mạnh là ở vị trí các cọc 60 và 240 m, giữa chúng là nơi đá gốc chìm xuống đến trên 30 m.

- Tuyến ngang 2 thể hiện sườn nhô lên của đá gốc (cọc 60 - 240 m của tuyến 1) ở độ sâu khoảng 20 m. Vận tốc trong lớp cát khô là 463 m/s, trong lớp thứ 2 là 1391 m/s là lớp cát ẩm, trong đá gốc là 3080 m/s có thể là granit phong hoá nhẹ.

- Tuyến 3 ngang cắt qua tuyến trục ở phần giữa tuyến cho thấy sự nhô lên của các lớp ở giữa cồn cát. Đáy lớp cát khô chìm sâu đến 10 m phần đầu tuyến nhô lên đến 7 m ở giữa tuyến. Tương tự, độ sâu đến mặt đá gốc cũng từ 20 m ở đầu tuyến nhô lên đến 13 m ở giữa tuyến.

- Tuyến ngang số 4 cho thấy sự bình ổn của cấu trúc ở đây theo cả 2 trục bắc - nam và đông - tây. Ranh giới lớp 1 và 2 nằm ở các độ sâu 4 - 5 và 17 - 18 m với vận tốc trong lớp thứ nhất là 487 m/s và trong lớp thứ 2 là 1360 m/s, trong đá gốc là 2868 m/s.

- Tuyến 5 cũng như tuyến 4 cũng thể hiện cấu trúc khá bình ổn trong không gian ở phần cuối tuyến trục 1. So với tuyến 4 thì đá gốc ở đây nằm ở độ sâu nhỏ hơn, khoảng 16 m với v cao hơn một chút 3400 m/s. Lớp cát khô có độ sâu mặt đáy ổn định trong khoảng 3 - 5m.

- Bên bờ bắc Cửa Lở, tuyến trục số 6 (dọc bờ) cho thấy đá gốc chìm dần về phía cuối tuyến với độ sâu từ 18 xuống 25 m. Vận tốc truyền sóng địa chấn trong đá gốc thay đổi trong khoảng 3000 - 5500 m/s. Cũng như ở tuyến 1, V trong lớp cát khô ít thay đổi và nằm trong khoảng 400 - 600 m/s và đáy của nó nằm trong khoảng 4 - 7 m. Lớp thứ 2 có v nằm trong khoảng 1300 - 1800 m/s, giá trị cao hơn tập trung ở phần cuối tuyến. Độ sâu đến mặt đá gốc phần đầu tuyến (cọc 0 - 170 m) ít thay đổi và nằm trong khoảng 18 - 21 m, phần cuối tuyến (cọc 170 đến hết tuyến) đá gốc chìm xuống nhanh và đạt độ sâu lớn nhất là 25 m ở cọc 290 m.

- Tuyến ngang số 7 thể hiện cấu trúc địa chất ở phần đầu tuyến ngay sát cửa sông. ở đây lớp đá gốc rắn chắc có V khá cao - đến trên 4600 m/s nằm ở độ sâu 17 - 18 m. V của 2 lớp nằm trên đá gốc cho thấy chúng là cát khô và cát ẩm ngậm nước; độ sâu đến đáy lớp cát khô ổn định trong khoảng 5 m.

- Tuyến ngang số 8 cho thấy lớp thứ 2 vát về phía biển tương ứng với sự nhô lên của đá gốc. Lớp cát khô có V = 443 m/s ở độ sâu 4 - 5 m, riêng lớp thứ 2 có bề dày giảm từ đầu đến cuối tuyến: từ 14 xuống còn 6 m. Độ sâu đến mặt đá gốc từ 18 m ở đầu tuyến giảm xuống đến 12 m về phía biển.

- Tuyến ngang số 9 là lát cắt đông tây ở cuối tuyến trục 6. Trong một đoạn ngắn trên 100 m của tuyến cho thấy đá gốc nhô lên ở phần gần cuối tuyến (cọc 60 - 90 m) từ 20 m lên 15 m. V trong lớp cát khô là 530 m/s còn trong lớp thứ 2 là 1713 m/s.

Như vậy cả 9 tuyến đo khảo sát địa chấn ở Cửa Lở đều cho thấy sự có mặt của đá gốc với vận tốc truyền sóng thay đổi mạnh, khắp nơi đều quan sát thấy lớp thứ nhất với V rất thấp của cát khô.

III. Khu vực Cửa Mỹ Á (sông Trà Câu)


Khu vực khảo sát nằm ngay trên vùng phát trển của đá granit tạo thành một khối lớn chiếm phần lớn diện tích vùng cửa sông. Trong các tuyến đo, tuyến số 1 trực tiếp đi qua khối. Có thể thấy ngay rằng vận tốc truyền sóng địa chấn trong granit ở đây nằm trong khoảng 4000 - 4500 m/s.

- Tuyến ngang 1 đi từ sông sang biển qua sân của Trạm Biên phòng đặt ngay trên núi. Lát cắt thể hiện phần trên là lớp cát khô với V = 350 - 400 m/s. Tiếp theo là lớp cát ẩm cùng các sản phẩm phong hoá của granit với V khá cao 1900 - 2000 m/s. Lớp này có bề dày thay đổi mạnh tuỳ thuộc vào sự nhô lên của đá gốc granit - từ vài m đến trên 20 m. Có 2 khối nhô lên của đá granit tại các cọc 70 và 170 m tới độ sâu 9 và 12m.

- Tuyến 2 là tuyến trục chạy theo sườn núi bắt đầu từ cửa sông. Lớp thứ nhất là cát khô có V = 350 - 500 m/s nằm ở độ sâu 3 - 7 m, tăng dần về cuối tuyến. Lớp thứ 2 có v biến đổi mạnh thể hiện sự bất đồng nhất về thành phần của lớp này. Độ sâu đến bề mặt đá gốc tăng dần từ đầu đến cuối tuyến: từ 17 m xuống 24 m ở phần cuối tuyến. Riêng phần đầu mút tuyến đá gốc sụt mạnh với biên độ đến vài chục m cho thấy không loại trừ sự tồn tại của một đứt gãy kiến tạo đi qua ngay vùng cửa sông. Theo giá trị vận tốc truyền sóng trong đá gốc có thể chia tuyến là 2 phần: nửa đầu tuyến có V cao (từ 4000 - 6000 m/s) tương ứng với khối granit nguyên khối ít bị phong hoá lộ ra bên cạnh, nửa cuối tuyến có V giảm đến 3400 - 3800 m/s có thể liên quan đến granit nứt nẻ.

- Tuyến ngang 3 nằm ngay chân núi, dưới miếu thờ cũng thể hiện khối granit rắn chắc nằm dưới sâu với V = 4500 - 4800 m/s ở độ sâu 17 - 22m, nâng lên ở giữa tuyến. Vận tốc lớp cát khô do ảnh hưởng của độ ẩm cao nên tăng lên đến 600 m/s. Lớp thứ hai là sản phẩm phong hoá của đá gốc với V khá cao tới 2300 m/s.

- Tuyến 4 cắt ngang qua đầu mút cuối tuyến trục cho thấy mặt cắt với lớp cát khô ổn định với V = 350 m/s. Riêng đá gốc ở đây tạo thành 2 khối nhô ở vị trí cọc 55 m và đầu mút phía biển. Vận tốc trong đá gốc vào khoảng 3800 m/s. Độ sâu đến tầng đá gốc vào khoảng 23m phần đầu tuyến, nhô lên đến độ sâu 10 m ở cọc 55 m sát mép biển; giữa 2 khối nhô là nơi đá gốc tụt xuống đến độ sâu 27 m.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương