Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


B. Nhóm các bề mặt đê cát, bãi biển và tích tụ vũng vịnh (hệ bar- lagoon)



tải về 1.68 Mb.
trang25/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   64

B. Nhóm các bề mặt đê cát, bãi biển và tích tụ vũng vịnh (hệ bar- lagoon)


Như đã đề cập tới ở trên, cấu trúc của hệ đê cát - đầm phá là đặc trưng cơ bản của địa mạo đới ven biển Trung bộ. Trong phạm vi nhóm tờ Quảng Ngãi, các thành tạo này phổ biến nhất trên đới bờ từ cửa Sa Kỳ đến đông nam Mộ Đức, gồm 4 thế hệ: Pleistocen muộn, Holocen giữa, Holocen giữa - muộn và Holocen muộn.

4- Bề mặt đê cát và tích tụ vũng vịnh tuổi cuối Pleistocen muộn

Xét về lịch sử phát triển đồng bằng, đây là thế hệ đê cát - vũng vịnh thứ hai, nhưng do thế hệ thứ nhất - các đê cát tuổi đầu Pleistocen muộn không được bảo tồn còn các đầm phá thời kỳ này tương ứng với trầm tích hệ tầng Hoà Bình hoàn toàn bị phủ bởi các thành tạo trẻ hơn nên chúng trở thành địa hình đê cát - vũng vịnh cổ nhất.

Đê cát tuổi cuối Pleistocen muộn được cấu tạo bởi trầm tích hệ tầng Mộ Đức. Đây là thế hệ đê cát phát triển hoàn thiện và có diện phân bố rộng nhất không những trong phạm vi đồng bằng Quảng Ngãi mà là của cả dải đồng bằng Trung Trung bộ. Quy mô của đê cát này đã được nhắc tới ở phần trên, ở đây, chúng tôi chỉ mô tả thêm về hình thái của chúng. Trên chiều rộng 1,5 - 2km, bề mặt của đê cát nghiêng thoải từ độ cao 15 - 18 m ở phía tây xuống 10 - 12m về phía đông. Trong phạm vi này còn phân bố nhiều dải trũng thoải kéo dài song song nhau và theo hướng chung của đê cát. Nhiều dải trũng có nước thường xuyên kể cả mùa khô, tạo nên cảnh quan hồ trên hoang mạc cát khá độc đáo. Sự có mặt của các hồ nước trên các trũng nguyên là dấu vết các val cổ có ý nghĩa lớn với sự sống trên hoang mạc này.

Cấu tạo đê cát cao 10 - 15m là cát hạt trung đến thô lẫn bột sét màu vàng nghệ, vàng nâu của hệ tầng Mộ Đức, lớp trên cùng của trầm tích cũng được rửa sạch tự nhiên cho màu trắng tinh khiết. Tuy nhiên, lớp cát trắng này có bề dày nhỏ (<0,5m), lại phân bố không liên tục nên ít có ý nghĩa thực tiễn. Về mặt quan hệ, ở phía tây, đê cát bị thềm 4 - 6m phân cắt và tạo vách. Ranh giới của đê cát tuổi cuối Pleistocen muộn với đụn cát Holocen phía đông thể hiện khá rõ bởi dải trũng sâu, hiện đang bị cát bay, cát chảy lấp dần.

Các bề mặt tích tụ vũng vịnh tương ứng với đê cát tuổi cuối Pleistocen muộn phân bố khá rộng rãi, chúng có thể là chính các thành tạo nằm ở phía tây của đê cát Mộ Đức như các trũng ở đông và đông nam Mộ Đức hoặc các trũng nằm ở phía tây các đảo chắn cấu tạo bởi đá gốc như trũng Phong Niên, Bình Sơn. Các trầm tích vũng vịnh hệ tầng Phong Niên (mlQIII2pn) tạo nên bề mặt tương đối phẳng, nghiêng thoải từ tây sang đông (vùng Mộ Đức) hoặc nghiêng theo hai phía: từ rìa vào trung tâm trũng và về phía các cửa sông. Tập sét bột kaolin cấu tạo nên bề mặt bị phong hoá mạnh mẽ cho màu trắng loang lổ đỏ với nhiều kết vón, kết cục laterit. Bề mặt bị phân cắt nhẹ bởi các máng xói tạo địa hình lượn sóng thoải. Phần đỉnh các gò sót thường bảo tồn được lớp trầm tích trên cùng gồm cát bột màu trắng xám ứng với tướng biển lùi của mặt cắt trầm tích vũng vịnh.

5- Bề mặt đê cát và tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen giữa

Hệ đê cát và bề mặt tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen giữa được thành tạo trong thời kỳ cực đại của biển tiến Flandrian, hiện tồn tại trên độ cao từ 4 - 6 mét. Sự phân bố kề nhau của hai thành tạo này được quan sát tại khu vực Xuân An, Mỹ Khê (nam cửa Sa Kỳ) và Thanh Long (nam cửa sông Vệ). Tại phía đông Mộ Đức, tây bắc và nam Bình Sơn, bề mặt tích tụ vũng vịnh thời kỳ này nằm ở phía trong của đê cát đã được thành tạo từ Pleistocen muộn hoặc phía trong các đảo chắn được cấu tạo bởi đá gốc.

Các đê cát tuổi Holocen giữa có diện phân bố hẹp. Từ Cửa Sa Kỳ tới nam cửa sông Vệ phân bố ba đê cát có kích thước chung là chiều rộng khoảng 600 - 1000m, dài 5 km, đê thứ nhất kéo dài theo phương đông bắc - tây nam từ tây cửa Sa Kỳ đến Diêm Điền, đê thứ hai theo phương á kinh tuyến từ Mỹ Lai tới cửa Trà Khúc, đê thứ ba cũng kéo dài á kinh tuyến từ cửa sông Vệ tới núi đá Bạc, các đê đều được định hướng song song với đường bờ hiện tại. Bề mặt các đê cát tương đối phẳng, nghiêng về phía biển với dấu vết val bờ cổ thể hiện bởi dải trũng thoải. Cấu tạo nên chúng là cát thạch anh hạt trung lẫn 12 - 20% bột sét, màu xám vàng, vàng nâu. Về phía đông, đê cát bị thềm 2 - 3m (nam cửa sông Vệ ) hoặc các thành tạo vũng vịnh tuổi Holocen muộn (nam cửa Sa Kỳ) cắt và tạo vách. Về phía tây, chúng chuyển tiếp dần sang bề mặt tích tụ vũng vịnh cùng thời kỳ, tuy nhiên ranh giới giữa chúng vẫn được thể hiện bởi một sườn thoải do cát bay.

Trầm tích vũng vịnh tuổi Holocen giữa tạo nên bề mặt đồng bằng phẳng trên độ cao 4 - 6m, phân bố rộng rãi ở khu vực Mỹ Sơn, nam Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, nam sông Vệ, đông Mộ Đức,… Các bề mặt đều có độ nghiêng thoải về phía bờ biển, riêng bề mặt ở đông Mộ Đức có hướng nghiêng chung theo hai phía: về trung tâm trũng và về phía cửa sông Trà Câu do biển được tràn ngập từ phía này và tạo vũng vịnh phía sau đê cát vàng nghệ Mộ Đức. Tại phía đông thị xã Quảng Ngãi, bề mặt vũng vịnh thời kỳ này bị các dòng chảy Holocen muộn phân cắt mạnh, chỉ được bảo tồn dạng sót, chúng được phân biệt khá rõ với các thành tạo trẻ hơn bởi sự nổi cao với hình thái bề mặt bằng phẳng. Cấu tạo nên bề mặt này là thành tạo khá đặc trưng cho tướng vũng vịnh: phần ven bờ và đáy vũng vịnh là các vật liệu thô như cát, cát bột, cát sỏi, trung tâm là các lớp sét bột màu xám xanh, xám đen giàu thực vật hoá than với tập hợp bào tử phấn hoa của đới rừng ngập mặn ven biển.

6- Bề mặt đê cát và tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen giữa - muộn

Trên diện tích đồng bằng Quảng Ngãi nói riêng cũng như toàn đới bờ Trung Trung bộ nói chung, các thành tạo đê cát sau biển tiến Holocen trung thường chịu tác động mạnh của gió để tạo nên các đê thiên nhiên cao từ 5 - 10m (vùng cửa sông Trà Khúc, sông Vệ) đến trên 20 mét (vùng Châu Me, đông Mộ Đức). Các đê thiên nhiên này có chiều rộng từ 200 - 800m, kéo dài 5 - 8km (vùng Châu Me, cửa sông Vệ) đến trên 30km (đông Mộ Đức). Chúng đều có hình thái chung là sườn đón gió (sườn đông) nghiêng thoải 8 - 15o với nhiều đụn thấp dần về phía biển, sườn khuất gió (sườn tây) thường dốc trên 30o, hiện tượng cát bay, cát chảy đang phát triển mạnh và đê cát đang được dịch chuyển về phía lục địa, lấp dần các đầm phá ở phía trong. Các đụn cát và thềm biển cao 20 - 30m ở đông vịnh Dung Quất đã che chắn cho sự yên tĩnh của vịnh này.

Cũng như các thành tạo đê cát, bề mặt tích tụ vũng vịnh sau biển tiến Holocen trung cũng có bất thường, đó là sự thu hẹp của các vũng vịnh và sự phổ biến của các đầm lầy và đầm phá có hoạt động dòng chảy mạnh. Các đầm phá, đầm lầy thường được phân bố kế cận phía trong các đê cát, kéo dài song song với bờ và nối liền giữa các cửa sông. Cấu tạo nên các đầm lầy và đầm phá này không phải là các trầm tích hạt mịn với các tập sét dày như các thời kỳ trước đây mà là các lớp cát lẫn bột sét giàu vật chất hữu cơ, lớp mỏng sét xám đen và thấu kính than bùn. Phần trên mặt thường là lớp cát lẫn bột xám vàng được thành tạo do hoạt động bồi tụ của sông vào mùa mưa lũ, kết thúc chế độ đầm phá của chúng. Một số đầm lầy ở vùng cửa sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sa Kỳ,... còn chịu ảnh hưởng của triều, các bãi cây mặn lợ tại đây đã tạo nên sự đa dạng sinh thái, cần có kế hoạch bảo tồn.

7- Bề mặt bãi biển Holocen muộn



Dọc dải bờ biển Quảng Ngãi phát triển hai bãi biển: bãi biển cổ được nâng và tạo thềm 2 - 3m và bãi biển hiện đại. Thềm 2 - 3m phân bố ở phía đông đê cát thiên nhiên Châu Me, phía đông thềm 4 - 6m nam cửa sông Vệ. Đó là các bề mặt có chiều rộng 300 - 500m, địa hình phẳng, nghiêng thoải về phía biển, cấu tạo bởi cát hạt trung đến thô màu xám vàng, chọn lọc màt tròn tốt. Chúng cắt vào các thềm cổ hơn, về phía đông được phân biệt với bãi biển hiện đại bởi các gò đụn cát cao 3 - 5m đang dịch chuyển mạnh về phía lục địa. Các bãi biển hiện đại phân bố cả trên các đoạn bờ tích tụ (nam cửa Sa Kỳ), bờ xói lở (bắc cửa sông Vệ) và bờ tương đối ổn định (đông Mộ Đức). Bề mặt bãi nghiêng thoải về mép nước với ba bậc có chiều rộng khác nhau trên mỗi bãi biển: bãi trên triều gồm các gò đụn cát nhỏ không được nối liền nhau, đang di động mạnh; bãi triều cao là bề mặt nghiêng thoải từ chân gò đụn cát về mép nước, chỉ chịu tác động của sóng vào mùa mưa bão và bãi triều thấp - nơi thường xuyên chịu tác động của sóng vỗ bờ. Ranh giới giữa hai bãi triều thường là vách cao 1 - 1,5m, trừ bờ tích tụ Mỹ Khê.


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương