Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang33/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   64

5- Độ ẩm không khí


Do hoàn lưu quanh năm đều có hướng từ biển vào nên mặc dù gặp không khí lạnh cực đới hay tín phong bắc bán cầu thì lượng hơi nước trong không khí cũng không quá nhỏ.

Bảng 4.5: Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình tháng trạm Quảng Ngãi

(Thời đoạn 1970 - 1990)



Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

TBnăm

Độ ẩm tương đối (%)

89

88

86

84

82

80

80

81

86

88

89

89

85

Kết quả quan trắc cho thấy độ ẩm vùng ven biển luôn đạt trên 80% và còn là kết quả của hiện tượng phơn. Bước vào mùa mưa từ tháng XI trở đi lượng ẩm bắt đầu tăng nhanh và duy trì ở mức độ cao cho đến ttháng IV năm sau. Tuy nhiên vùng đồng bằng ven biển có độ ẩm nhỏ hơn vùng núi phía Tây (bảng4.5).

6- Bốc hơi


Tại trạm Quảng ngãi đo khả năng bốc hơi có dạng hai đỉnh lớn nhất tháng V và tháng VII, nhỏ nhất tháng XII và tháng VI. Theo tài liệu quan trắc lượng bốc hơi lưu vực xấp xỉ 1000 mm/năm và có xu thế giảm dần khi chiều cao tăng phù hợp với sự giảm nhiệt độ theo độ cao.

Mặt khác nhiệt độ mặt đất quanh năm tương đối cao cũng góp phần làm tăng khả năng bốc hơi lưu vực. Lượng bốc hơi trong năm phân bố không đồng đều theo các tháng, có tháng đạt và vượt 100 mm và có xu thế giảm dần vào mùa mưa (bảng 4.6). Chênh lệch giữa lượng bốc hơi và lượng mưa từ 6 - 7 lần cho thấy rằng tính mất cân đối của lượng nước trong năm. Chính vì vậy có những thời kỳ thiếu nước nghiêm trọng trong những tháng mùa kiệt, nhưng vừa bắt đầu mùa mưa thì gây ngập lụt .



Bảng 4. 6: Lượng bốc hơi trung bình tháng tại trạm Quảng Ngãi

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Bốc hơi

(mm)


43

41

57

72

87

115

114

98

69

57

48

44

837

7- Bão


Bão thường đổ bộ vào Quảng Ngãi từ tháng IX đến tháng XI. Bão diễn biến khá phức tạp qua các năm có năm bão ảnh hưởng sớm, có năm muộn, có năm lại hoàn toàn không có (bảng 4.7).

Bảng 4.7: Phân bố tỷ lệ (%) bão ảnh hưởng tới Quảng Ngãi trong các tháng

Tháng

I - V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tỷ lệ (%)

4

2

2

2

22

42

21

5

Bão gây gió mạnh, mưa lớn có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất. Tại Quảng Ngãi đã có những trận bão rất mạnh đổ bộ trực tiếp, ví dụ bão số 14 năm 1971 đổ bộ ngày 23/10/1971 và tan ở thượng Lào ngày 24/10/1971, có gió mạnh nhất trên cấp 12, tốc độ gió đo được tới 40 m/s. Ngoài bão, còn có áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). ATNĐ là giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của bão, có sức gió mạnh nhất vùng gần trung tâm đạt cấp 6 - 7. Điển hình vào ngày 1/12/1986 một ATNĐ kết hợp với gió mùa Đông Bắc gây mưa rất to trong các ngày 3 và 4/12/1986 gây lũ lớn trên sông Trà Khúc và sông Vệ.

Các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo một lượng mưa khá phong phú cho khu vực duyên hải miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói tiêng. Lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến lượng dòng chảy sông ngòi, cung cấp phần lớn lượng nước cho dòng chảy mặt.

Quy luật phân bố dòng chảy mặt diễn biến như quy luật phân bố mưa. Các trung tâm dòng chảy lớn thường trùng với các tâm mưa lớn. Hệ số tương quan giữa mưa và dòng chảy mặt trên các lưu vực trung bình như khu vực Quảng Ngãi thường cao, nghĩa là chúng quan hệ mật thiết với nhau.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương