Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang34/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   64
    Điều hướng trang này:
  • Ba Tơ

8- Chế độ mưa


a) Mưa lũ

Về nguyên nhân gây mưa lũ chủ yếu do bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), không khí lạnh và sự kết hợp hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ) hay cao áp Thái Bình Dương. Có 4 loại thời tiết chính sau đây:



Dạng 1: Bão hoặc ATNĐ.

Theo thống kê từ năm 1954 đến 1999 có 73 trận bão và ATNĐ đổ bộ. Từ năm 1982 trở lại đây bão xuất hiện sớm, rơi vào tháng 3, 5. Trong năm 1986, 1999 liên tiếp có hai cơn bão muộn xuất hiện vào tháng 11,12. Đây là trường hợp dị thường trong thập kỷ vừa qua.



Dạng 2: Bão hoặc ATNĐ kết hợp không khí lạnh.

Đối với các tỉnh miền Trung mùa mưa đến chậm, bên cạnh đó hàng năm không khí lạnh bắt đầu xâm nhập từ tháng 9, tháng 10 đến tháng 5 năm sau; vì vậy từ tháng 9 đến tháng 12 bão và không khí lạnh kết hợp chi phối tới thời tiết nước ta, nhất là các tỉnh ven biển miền Trung và gây ra những trận đại hồng thủy như lũ lụt năm 1999 vừa qua.



Dạng 3: Nhiều trận mưa diễn ra liên tiếp trong thời gian ngắn gây lũ rất lớn. Ngoài ra, do địa hình đồng bằng hẹp, sườn núi dốc nên mực nước sông tăng lên nhanh. Lũ tràn về thường xuất hiện nhiều đỉnh gây bất lợi cho các kho nước ở thượng lưu và cản trở việc thoát lũ ở hạ lưu.

Dạng 4: Không khí lạnh kết hợp các hình thái thời tiết khác.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục KTTV từ năm 1961 - 1989 có 35 đợt ảnh hưởng của không khí lạnh và các hình thái thời tiết khác kết hợp hoạt động. Trung bình mỗi năm có từ một đến hai đợt ảnh hưởng, năm nhiều nhất (như 1978, 1982, 1984) có tới 3 đợt; ngược lại, có những năm không có đợt nào (như 1961, 1962). Tính chung, trong hai tháng 10 và 11 là thời gian hoạt động mạnh nhất của hình thái thời tiết kiểu này.

Tóm lại bão, ATNĐ, HTNĐ, không khí lạnh không hoạt động đơn độc, chúng thường xuất hiện xen kẽ liên tiếp. Chính sự kết hợp hoạt động này đã gây ra mưa lớn. Chẳng hạn nếu sau bão vẫn có không khí lạnh hoạt động thì diện mưa và cường độ mưa càng lớn và kéo dài. Theo đặc điểm đó cần thiết có dự báo trung hạn và dài hạn tương đối chính xác để có phương án phòng chống thiên tai được tốt hơn, nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.

Điểm lại một số trận mưa lớn gần đây gây lũ lụt lớn trên sông Trà Khúc, như trận mưa ngày 3/12/1986, tại Gía Vực lượng mưa ngày đạt 723,2 mm; năm 1985 tại Trà Khúc lượng mưa ngày là 513 mm, ba ngày cho lượng mưa 668,8 mm và 10 ngày cho tổng lượng mưa: 861,1 mm. Thường thì những trận mưa lớn gây lũ đều do những nguyên nhân chung, phạm vi ảnh hưởng của các nhiễu động thời tiết trong lưu vực tương tự nhau. Bảng thống kê dưới đây cung cấp một số trị số mưa ngày lớn nhất ở khu vực Quảng Ngãi trước năm 1990.



Bảng 4.8: Lượng mưa ngày lớn nhất ở các trạm đo tại Quảng Ngãi

(Thời gian trước năm 1990)



Địa điểm

Ba


Trà Bồng

Sơn



Sơn Giang

Trà

Khúc

Quảng Ngãi

Cổ

Lũy

Lượng mưa

(mm/ngày)



515

364

578

446

329

525

301

Lượng mưa năm trung bình trên lưu vực sông Trà Khúc có trị số khá lớn. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa lũ chính; ngược lại vào mùa kiệt lượng mưa tập trung vào thời kỳ lũ tiểu mãn.

Tại Quảng Ngãi, biến đổi lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực không đồng đều. Lượng mưa tăng dần từ đồng bằng lên miền núi, điều đó được lý giải bởi điều kiện vi khí hậu do yếu tố địa hình cục bộ chi phối trong khu vực.



Bảng 4.10: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực Quảng Ngãi

Trạm đo

An

Chỉ

Trà

Bồng

Sơn Giang

Sơn




Quảng Ngãi

Trà

Khúc

Cổ

Lũy

Lượng mưa (mm/năm)

2246

3098

3123

2733

2371

2105

1853

Miền đồng bằng lượng mưa biến đổi từ X0 = 2000 - 2400 mm/ năm

Miền núi X0 = 2500 - 3500 mm/ năm.

Biến động lượng mưa hàng năm trong lưu vực tương đối lớn, đặc trưng bởi hệ số Cv thay đổi từ 0,21 - 0,25. Lượng mưa đo được ở các trạm chênh lệch nhiều trong năm và phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa hình cục bộ và khí hậu địa phương. Dưới đây là một số đặc trưng về biến động lượng mưa - dòng chảy

Bảng 4.11: Đặc trưng thống kê mưa năm tại các trạm đo ở Quảng Ngãi

(Thời đoạn 1975 - 1990)



Trạm đo mưa

X0

(mm)


Cv

Cs

Trạm đo mưa

X0

(mm)


Cv

Cs

An Chỉ

Ba Tơ


Trà Bồng

2246

3175


3098

0,24

0,25


0,24

0,36

0,38


0,36

Sơn Giang

Sơn Hà


Trà Khúc

3123

2733


2100

0,24

0,21


0,21

0,36

0,32


0,32

Qua các chuỗi số liệu thống kê mưa trung bình tháng nhiều năm trên các trạm đo chính ở tỉnh Quảng Ngãi cho thấy mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó tập trung chủ yếu ở hai tháng 10- 11, cũng là hai tháng có đỉnh lũ cao nhất trên sông ngòi (bảng 4.12).

So với mùa mưa ở cả nước thì ở Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung có mùa mưa đến muộn và kết thúc vào nửa đầu mùa lạnh. Chính vì vậy thường có sự phối hợp hoạt động của các dạng thời tiết bất lợi, gây ra mưa lớn trên diện rộng. Nhìn chung mùa mưa ở Quảng Ngãi không dài và tập trung chủ yếu ở hai tháng 10 - 11 trong khi các tháng ít mưa (tháng khô) lại khá dài, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8. Trong nhiều năm thiếu nước, tình trạng mưa ít đã gây ra khó khăn lớn cho đời sống và sản xuất trong các tháng khô kiệt.



Bảng 4.12: Đặc trưng mưa bình quân tháng và năm tại các trạm đo (mm)

Trạm đo

Tháng


XTB

XTB

/12


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

1X

XI

XII

An

Chỉ


102,8

31,7

38,5

38,3

219,9

123,3

72,8

112,4

253,6

253,9

584

206,7

2246,4

187,2

Ba



132

37,9

38

62,4

195,9

19,79

129,8

341,7

341,7

718,4

860,4

323,7

3174,6

264,5

Sơn Giang

105,8

40,5

42,9

90,4

205,2

210,6

162,7

171,6

274,8

694,4

858,3

274,1

3122,7

260,2

Sơn Hà

85,1

33,3

35

41,4

206,1

221,5

155,8

171,3

283,1

600,5

661,9

211,3

2732,9

227,7

Trà Bồng

100,6

34,8

38,6

69,5

235,6

229,3

224,1

210,7

260,1

694,9

722,5

230,6

3097,6

258,1

Trà Khúc

89,8

30,8

37,7

25

111,9

114,8

64,2

124,6

257,3

531,8

505,7

214,9

2105,4

175,4

Quảng Ngãi

125,1

40,7

32

42,5

95,9

125,4

96

124

300,9

621,8

522,6

251,9

2371,3

198,3

Cổ Lũy

63,2

23,9

11,1

15,2

103,5

117,7

45,7

90,5

232,7

466,7

461,2

210

1853,2

154,4

Trong 5 năm gần đây lượng mưa ở khu vực Quảng Ngãi dao động mạnh do ảnh hưởng của biến động thời tiết toàn cầu, nhất là giai đoạn có hiện tượng El Nino (khô hạn) hoạt động mạnh và sau đó là chu kỳ La Nina (nhiều nước). Hậu quả là trong một thời gian ngắn đã xuất hiện khô hạn (năm 1996- 1997) và sau đó là thời kỳ mưa – lũ khốc liệt (năm 1999- 2000). Những trận mưa lớn xẩy ra trong giai đoạn này cũng rất khác nhau, thường là sự kết hợp đồng thời của các hình thế thời tiết gây ra mưa lớn (bảng 4.9).

4.1.2- Điều kiện Khí tượng – khí hậu ven biển


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương