Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Quy luật phân bố trầm tích hiện đại tầng mặt ven biển



tải về 1.68 Mb.
trang28/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   64

3.5.2 - Quy luật phân bố trầm tích hiện đại tầng mặt ven biển


Kết quả phân tích các mẫu trầm tích ven biển Quảng Ngãi cho thấy, trên mặt đáy ven biển đồng bằng Quảng Ngãi và khu vực ven biển Sa Huỳnh trong vùng từ đới bờ tới độ sâu 20- 25m, gồm chủ yếu trầm tích cát các loại, bột và sét. Do điều kiện thủy động lực ở mỗi khu vực không như nhau, các loại trầm tích và đặc tính của chúng tương đối khác nhau. Đặc điểm trầm tích mặt đáy hiện đại tại đới sóng biến dạng (do khúc xạ) và đới sóng đổ vỡ ven biển ở mỗi khu vực như sau:

1- Khu vực cửa Lở – cửa Đại: là các vùng cửa sông quan trọng ở Quảng Ngãi, có thềm biển nông tương đối thoải.

- Đới sóng khúc xạ và biến dạng khá rộng, từ 6- 10km. Trong vùng độ sâu từ 4- 15m, trầm tích chủ yếu gồm ba loại là cát hạt nhỏ (Md=0.25  0.1mm), bột (Md=0.1  0.01mm), và bột- sét (Md=0.05  0.001mm). Trong đó ở vùng nước sâu 12- 15m chủ yếu là trầm tích bột- sét; vùng độ sâu 8- 12m chủ yếu là bột sau đến cát nhỏ và đới có độ sâu 4- 8m chủ yếu là cát nhỏ. Các loại trầm tích hạt mịn có nguồn gốc lục địa được dòng chảy sông ngòi đưa ra vào mùa lũ và phân phối lại ở ven biển nhờ sóng và dòng chảy ven bờ.

- Trong đới sóng vỡ có độ sâu từ 0 - 4m, phân bố chủ yếu hai loại trầm tích là cát trung (Md = 0.5  0.25mm) và cát nhỏ có độ chọn lọc rất tốt (So <2,0). Một số nơi còn có cát hạt thô lẫn sạn (Md>0,5mm).

2- Khu vực cửa Mỹ Á (sông Trà Câu): có thềm biển nông tương đối dốc, vùng có độ sâu 20m nằm cách bờ chỉ có 1,5- 1,8km; do đó đới sóng khúc xạ hầu như nằm sát gần bờ và đới sóng đổ chỉ rộng 200- 400m. Trầm tích đáy hiện đại trong vùng có độ sâu nhỏ hơn 20m chủ yếu gồm hai loại: cát hạt trung và hạt nhỏ có độ chọn lọc từ tốt đến rất tốt (So=1,10 1,90), chứng tỏ điều kiện động lực do sóng và dòng chảy ven biển khá mạnh. Ngoài ra, sự vắng mặt của trầm tích hạt mịn chứng tỏ nguồn vật liệu bóc mòn trong lục địa chuyển qua sông Trà Câu rất thấp, có chăng thì chủ yếu là vật liệu hạt thô chuyển vận dưới trạng thái di đẩy (dưới đáy).

3- Khu vực ven biển Sa Huỳnh: đới sóng biến dạng rộng từ 3,0 – 7,0km. Trong đó tại khu vực Long Thạnh đới sóng biến dạng và đổ vỡ rộng khoảng 3,0 - 3,5km và khu vực khách sạn Sa Huỳnh đới này rộng từ 5,0 - 7,0km. Trầm tích bề mặt hiện đại ở đáy biển nông ven bờ chủ yếu là các loại cát từ cỡ hạt nhỏ đến hạt thô (Md=1,0  0,1mm) và có lẫn sạn (Md >1,0mm); độ chọn lọc từ khá đến rất tốt (So <2,0). Tại cửa Sa Huỳnh có mặt trầm tích cát nhỏ lẫn bột- sét. Điều đáng chú ý là trầm tích cát thô (Md=0,5  1,0mm) có mặt ở hầu hết các khu vực trong đới sóng vỡ tại các đoạn bờ xói lở mạnh, chứng tỏ điều kiện động lực ven biển khá mạnh. Nhân tố động lực chính là sóng biển, hoạt động mạnh mẽ vào thời kỳ có GMĐB. ở khu vực này nguồn bồi tích từ lục địa đưa ra rất thấp và không có khả năng bồi tụ phát triển đồng bằng.


3.6. Về lịch sử phát triển địa hình ven biển Quảng Ngãi.


Nghiên cứu lịch sử phát triển địa hình có ý nghĩa lớn đối với việc làm sáng tỏ quy luật chung trong sự phát triển vỏ Trái đất trong giai đoạn trẻ nhất - giai đoạn có liên quan tới sự tồn tại của loài người, nó góp phần dự báo quy luật hình thành và phân bố khoáng sản, đặc biệt là các khoáng sản ngoại sinh, dự báo những biến động, những tai biến thiên nhiên liên quan với quá trình tạo địa hình và trầm tích của khu vực.

3.6.1- Vấn đề tuổi địa hình


Lịch sử hình thành và phát triển địa hình chỉ có thể được khôi phục một cách đúng đắn khi có cơ sở tốt của việc xác định tuổi địa hình. Tuy nhiên vấn đề này không phải bao giờ cũng được giải quyết một cách đầy đủ.

Việc xác định tuổi địa hình trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi được dựa trên cơ sở về tính phân bậc của địa hình trong phạm vi các đới nâng và tính phân nhịp trầm tích trong vùng hạ lún. Phương pháp trầm tích so sánh, liên hệ ngang và tầng chuẩn đặc biệt được chú ý sử dụng.

Các kết quả phân tích địa mạo đã cho thấy địa hình khu vực nghiên cứu có tính phân bậc rõ ràng với 4 bậc địa hình san bằng miền núi (1200 - 1400m, 800 - 1000m, 400 - 800m và 200 - 400m ); 4 bậc địa hình đồng bằng gò đồi (80 - 120m, 40 - 60m, 20 - 30m và 10 - 15m) và 4 bậc địa hình đồng bằng phẳng (4 - 6m, 3 - 4m, 1 - 3m và dưới 1m). Mỗi nhóm bậc địa hình này có những cơ sở xác định tuổi khác nhau.

Việc xác định tuổi cho các bề mặt san bằng bóc mòn chủ yếu dựa trên cơ sở các trầm tích liên hệ trong các bồn trũng có mối liên quan về nguồn cung cấp vật chất với miền núi. Do trong vùng không có bồn trũng Neogen lớn nên thời gian thành tạo các bề mặt san bằng ở đây được liên hệ với tuổi của 4 nhịp trầm tích của hệ tầng Vĩnh Điện (Cát Nguyên Hùng và nnk, 1995) cấu tạo bồn trũng Đại Lộc - Hội An nằm ở phía bắc của vùng bóc mòn này. Bề mặt cao nhất phân bố ở đỉnh núi Chu Lai và Xuân Thu được liên hệ với các trầm tích nằm ở đáy của hệ tầng có tuổi Miocen giữa. Bề mặt 200 - 300m được so sánh với các lớp hạt mịn nằm ở phần trên cùng của hệ tầng và được xác định tuổi Pliocen muộn.

Tuổi của các bậc địa hình trong phạm vi đồng bằng tích tụ được xác định đơn giản hơn vì chúng chính là tuổi của các trầm tích cấu tạo bề mặt này. Cơ sở xác định tuổi của trầm tích Đệ tứ đã được trình bày chi tiết trong chương Địa tầng, ở đây chúng tôi chỉ nhắc lại là các trầm tích vũng vịnh cấu tạo nên bề mặt đồng bằng cao 4 - 6m với các lớp sét xám xanh, xám đen đồng nhất chứa khá phong phú di tích bào tử phấn hoa và foraminifera định tuổi Holocen giữa được sử dụng làm tầng chuẩn trong nghiên cứu tuổi địa hình và trầm tích của khu vực. Một thành tạo nữa được sử dụng làm tầng chuẩn là tầng sét màu xám xanh, xám đen chứa các di tích bào tử phấn của môi trường rừng ngập mặn cửa sông ven biển thuộc hệ tầng Hoà Bình tuổi đầu Pleistocen muộn, chúng có diện phân bố khá phổ biến trong phạm vi đồng bằng song hoàn toàn bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn.

Trên cơ sở các tầng chuẩn này, đã tiến hành liên hệ cho các bề mặt bóc mòn, mài mòn và tích tụ nghèo cổ sinh của đồng bằng gò đồi. Bề mặt 10 - 15m cấu tạo bởi cát vàng nghệ Mộ Đức, sét kaolin trắng loang lổ đỏ,…được xác định tuổi cuối Pleistocen muộn do các tầng trầm tích này nằm bất chỉnh hợp trên tập sét của hệ tầng Hoà Bình. Các thành tạo này cũng được liên hệ ngang với các trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen muộn của đồng bằng Hà Nội đã được ghi nhận trong nhiều văn liệu. Các bề mặt cao 20 - 30m phân bố trong phạm vi các đới nâng tương đối được liên hệ với trầm tích hệ tầng Hoà Bình thành tạo trong các trũng sụt lún với một thành tạo trung gian là bề mặt 10 - 15m. Bề mặt này thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau đều phủ trực tiếp trên hệ tầng Hoà Bình hoặc trầm tích tương đương, đồng thời chúng lại cắt vào bề mặt 20 - 30m.

Bề mặt 80 - 120m được xác định tuổi cuối Pleistocen sớm trên cơ sở chúng được thành tạo sau và cắt vào thành tạo bazan tuổi Pliocen - Pleistocen sớm ở xung quanh núi Thình Thình. Bề mặt 40 - 60m nằm giữa hai bề mặt được xác định tuổi Pleistocen sớm (bề mặt 80 - 120m) và đầu Pleistocen muộn (bề mặt 20 - 30m) và do vậy chúng được xếp vào thời kỳ Pleistocen giữa.

Trên cơ sở các khoảng tuổi của các thành tạo thuộc các kiểu nguồn gốc khác nhau, có thể khôi phục lại lịch sử phát triển địa hình của khu vực nghiên cứu với các giai đoạn cụ dưới đây.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương