Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (Nhóm 4)



tải về 1.68 Mb.
trang24/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   64

3.3.4 - Địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (Nhóm 4)


1- Thềm tích tụ sông - biển cao 8 - 15m, tuổi cuối Pleistocen muộn

Thềm tích tụ hỗn hợp sông - biển tuổi cuối Pleistocen muộn phân bố ở phần đỉnh các tam giác châu sông Trà Bồng, Trà Khúc. Thềm có độ cao giảm dần từ 15 mét ở phía tây đến 8 - 10 mét về phía đông, bị các máng xói và khe suối phân cắt, tạo địa hình gò đồi lượn sóng thoải. Giữa các bề mặt gò là các máng trũng đã được lấp đầy bởi trầm tích sông hoặc biển - vũng vịnh tuổi Holocen trung, độ chênh cao địa hình khoảng 2 - 3 mét. Đây là các diện tích thuận lợi nhất cho việc quy hoạch đô thị của tỉnh Quảng Ngãi.

Cấu tạo nên bề mặt thềm là trầm tích hệ tầng Đà Nẵng gồm tập cát lẫn cuội sỏi ở dưới và tập cát sét bột màu vàng nâu loang lổ ở trên, các trầm tích này đã được gắn kết khá, tạo nên một bề mặt tương đối ổn định. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là dưới các tập trầm tích có độ kết cấu khá này là tập sét bột xám đen có kết cấu yếu thuộc hệ tầng Hoà Bình, cần tính toán kỹ khi thiết kế các công trình xây dựng. Thềm sông - biển cao 8 - 15 mét cắt vào thềm biển 20 - 30m và chúng lại bị các thành tạo tuổi Holocen sớm giữa cắt vào.

2- Bề mặt tích tụ sông - biển cao 4 - 6 m, tuổi Holocen sớm - giữa

Phần lớn diện tích của thành tạo sông biển tuổi Holocen sớm giữa bị chôn vùi ở độ sâu từ 3 - 10m dưới các thành tạo trẻ hơn, chúng chỉ lộ ra và tạo bề mặt cao 4 - 6 m ở phần đỉnh tam giác châu sông Vệ. Đó là bề mặt tương đối phẳng, nghiêng thoải về phía chân bậc thềm. Dọc lòng sông hiện đại, chúng bị thành tạo của gờ cao ven lòng phủ lên. Cấu tạo nên bề mặt là trầm tích gồm 3 tập: tập dưới là thành tạo hạt thô tướng lòng, được tích tụ trong thời kỳ trước biển tiến, tập giữa gồm các lớp cát bột xen bột sét xám đen và tập trên gồm sét bột xám đen, xám xanh, được thành tạo đồng thời với tập sét tướng vũng vịnh ở trung tâm đồng bằng. Các bề mặt sông biển tuổi Holocen sớm - giữa cắt vào bề mặt thềm sông biển tuổi cuối Pleistocen muộn và bị bãi bồi thấp của sông cắt lại. Chúng chuyển tiếp sang bề mặt bãi bồi cao ở phía tây và bề mặt tích tụ vũng vịnh Holocen giữa ở phía đông.

3- Bề mặt tích tụ sông - biển cao 3 - 4 m, tuổi Holocen giữa - muộn

Bề mặt tích tụ sông biển tuổi Holocen giữa - muộn chỉ được bảo tồncác diện tích hẹp ở phần hạ lưu sông Trà Bồng. Bề mặt tương đối bằng phẳng, độ chênh cao địa hình khoảng 1 - 2m, hơi nghiêng thoải về phía xa dần thung lũng sông hiện tại. Cấu tạo nên chúng là tầng trầm tích gồm cát sạn sỏi ở dưới, chuyển lên là tập cát lẫn bột sét xám xanh, xám vàng. Các bề mặt sông biển tuổi Holocen giữa - muộn cắt vào bề mặt tích tụ vũng vịnh tuổi Holocen Trung và bị bãi bồi thấp ven lòng sông cắt lại.

4- Bề mặt tích tụ sông - biển cao 1 - 3 m, tuổi đầu Holocen muộn

Bề mặt phân bố hẹp ở phần gần cửa sông Trà Bồng, đó là địa hình phẳng, hơi trũng, cao 0,5 - 1m so với các suối cắt vào chúng. Cấu tạo nên bề mặt là các tập trầm tích gồm cát lẫn bột màu xám đen, xám vàng, chọn lọc kém. Về phía tây, tại vị trí tương ứng bề mặt này là thành tạo bãi bồi ven lòng sông, xa dần các thung lũng sông, chúng chuyển tiếp sang các thành tạo tích tụ biển - đầm lầy.

5- Bề mặt tích tụ sông- biển- đầm lầy, cao 1- 3 m, tuổi Holocen muộn

Các thành tạo sông - biển - đầm lầy tuổi Holocen muộn cấu tạo nên các dải rộng 800 - 1200m, phát triển song song với đường bờ hiện đại tại, gồm dải thứ nhất từ cửa Sa Kỳ qua cửa sông Trà Bồng đến khu vực cửa sông Vệ và dải thứ hai phân bố ở phía đông Mộ Đức. Bề mặt có hình thái tương đối phẳng, hơi trũng, chỉ cao hơn mặt các sông suối cắt qua khoảng 0,5 - 1m, nghiêng thoải về phía đáy trũng và về phía các cửa sông. Cấu tạo nên chúng là các tập trầm tích gồm cát lẫn bột sét, bột sét màu xám đen giàu di tích sinh vật. Các bề mặt phân bố ở đoạn nối giữa cửa sông Trà Khúc với cửa sông Vệ và cửa sông Sa Kỳ hiện còn tồn tại các mảng rừng gồm thực vật ngập mặn, song hầu hết đã được cải tạo làm đầm nuôi thuỷ hải sản. Tại đây, các thành tạo đầm phá có quan hệ chuyển tiếp với các bãi bồi ven lòng, chúng cắt và tạo vách vào bề mặt thềm biển 4 - 6m và hiện đang bị lấp dần bởi cát bay, cát chảy từ các đụn cát phía đông tới.

3.3.5 - Địa hình do biển (Nhóm 5)


Các hệ thống sông suối trong phạm vi đồng bằng Quảng Ngãi có lưu vực hẹp, lại phát triển trên các đới dập vỡ kiến tạo của đới nâng tương đối nên đóng vai trò không lớn trong việc thành tạo đồng bằng và nhân tố thống trị ở đây thuộc về quá trình biển. Phù hợp với tính chất trên, các dạng địa hình do biển chiếm diện tích chủ yếu trên đồng bằng Quảng Ngãi với các nhóm chính gồm: thềm biển, bãi biển và hệ đê cát - đầm phá thuộc các thế hệ khác nhau.

A- Nhóm thềm mài mòn - tích tụ


1- Thềm mài mòn cao 40 - 60m, tuổi Pleistocen giữa

Thềm mài mòn 40 - 60m phân bố rộng rãi trên đồng bằng Vạn Tường và các dải hẹp sát chân sườn núi của các vùng đồng bằng khác. Bề mặt thềm nghiêng thoải từ chân sườn núi hoặc chân các đồi núi sót về phía biển, bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, mương xói, tạo địa hình đồi thoải. Hình thái của thềm mài mòn có những nét đặc thù trên mỗi loại đá khác nhau. Tại Bình Khương, đông nam Bình Sơn, núi Văn Bân…, thềm phát triển rộng do cấu tạo bởi các đá biến chất hệ tầng Tiên An đã bị phong hoá laterit mạnh, độ cao thềm khá đồng nhất, rất ít khối sót mài mòn. Tuy nhiên, hầu hết các thềm lại bị phân cắt mạnh bởi các máng xói để tạo địa hình đồi thoải. Tại vùng Vạn Tường - núi Thình Thình, thềm mài mòn trên các đá bazan tuổi Neogen có các diện tích bảo tồn rộng và độ chia cắt kém hơn. Đá trên thềm 40 - 60m bị phong hoá mạnh, tại Vạn Tường, núi Văn Bân,… trên bề mặt thềm đã phân bố tầng đá ong có bề dày lớn.

2- Thềm mài mòn - tích tụ cao 20- 30m, tuổi đầu Pleistocen muộn

Thềm mài mòn 20 - 30m có diện phân bố rộng và còn được bảo tồn khá tốt trên đồng bằng Quảng Ngãi. Bề măth thềm nghiêng thoải từ chân núi về phía biển, bị phân cắt yếu bởi các máng xói, tạo địa hình vòm thoải hoặc lượn sóng. Trong phạm vi đồng bằng Mộ Đức, tây Tư Nghĩa, Bình Sơn, Ba Làng An,… chủ yếu phân bố thềm mài mòn, trên mặt thềm chỉ gặp lớp mỏng cát bột xám vàng (Mộ Đức, Tư Nghĩa) hoặc tập cuội sỏi thạch anh mài tròn tốt (Bình Sơn) phủ trên đá gốc phong hoá mạnh. Thềm mài mòn - tích tụ phân bố trong phạm vi tam giác châu sông Trà Khúc. Trầm tích cấu tạo nên chúng gồm 2 tập: tập dưới là cuội sỏi thạch anh mài tròn tốt, gắn kết khá chắc bởi cát sạn và vật liệu laterit, tập trên là cát sạn lẫn bột màu vàng nâu.

3- Thềm mài mòn - tích tụ cao 10- 15 m, tuổi cuối Pleistocen muộn

Thềm mài mòn - tích tụ 10 - 15m là bậc địa hình chuyển tiếp giữa các thềm 20 - 30m với các bề mặt tích tụ vũng vịnh hoặc thềm tuổi Holocen giữa, có diện phân bố hẹp ở tây bắc Bình Sơn, Ba Làng An,… Do nằm gần gốc xâm thực cơ sở, các thềm này thấp nhưng lại bị phân cắt khá mạnh, tạo địa hình gò hoặc vòm thoải. Cấu tạo nên thềm là các đá gốc đa dạng về thành phần như đá phiến (tây bắc, đông nam Bình Sơn, Mộ Đức, …), đá bazan (ba Làng An, Vạn Tường,…). Trên hầu hết các diện tích này đều gặp tập cát lẫn bột sét mỏng phủ lên vỏ phong hoá laterit với lớp đá ong dày.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương