Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


Phức hệ Chu Lai (PR3 cl)



tải về 1.68 Mb.
trang12/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   64

3. Phức hệ Chu Lai (PR3 cl)


Phức hệ Chu Lai bao gồm nửa phía nam khối Chu Lai và khối lộ ra ở khu vực Tà Vi. Thành phần thạch học của khối Chu Lai bao gồm granitogneis, plagiogranit, granit migmatit, granit mica và pegmatit. Chúng có thế nằm chỉnh hợp với đá biến chất hệ tầng Khâm Đức, ranh giới rất mờ nhạt, phản ánh sự chuyển tiếp giữa đá biến chất và granitoiđ Chu Lai. Phức hệ Chu Lai gắn bó mật thiết với phức hệ biến chất Khâm Đức.

4. Phức hệ Trà Bồng (- O- S tb)


Phức hệ gồm hai khối Trà Bồng (khối chuẩn) và nửa phía nam khối Trà My. Phức hệ chủ yếu là graniđiorit, điorit có cấu tạo gneis nằm trong trường phân bố của các đá biến chất hệ tầng Khâm Đức. Khối Trà My còn có một lượng nhỏ tonalit. ở nhiều nơi quan sát thấy thế nằm chỉnh hợp giữa granođiorit và đá biến chất. Các giá trị tuổi đồng vị 387 và 443 triệu năm (Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao, 1980) đã giúp định tuổi của phức hệ là Orđovic - Silur .

5. Phức hệ Cha Val (vaT3 cv)


Phức hệ Cha Val gồm những khối nhỏ đẳng thước, phân bố rải rác, có không gian gần gũi vỡi các thành tạo granitoiđ phức hệ Hải Vân ở tây Trà Bồng, Vin Đia, tây bắc và đông nam Mang Ritơ, Đăk Ri, Ba Tơ, Mỹ Trang (Đức Phổ). Phức hệ bao gồm các dạng từ gabro pyroxen, gabro, gabronorit đến gabro amphibol, gabro điorit. đá phổ biến dạng hạt thô đến hạt vừa, cấu tạo khối, kiến trúc gabro. Về quan hệ địa chất, phức hệ Cha Val thường có quan hệ không gian gần gũi với các xâm nhập phức hệ Hải Vân, thường xuyên cắt qua các thành tạo biến chất cổ và các xâm nhập phức hệ Trà Bồng.

6. Phức hệ Hải Vân (aT3 hv)


Tại Quảng Ngãi, phức hệ Hải Vân lộ ra ở Măng Búc (1150km2), Sa Huỳnh (464km2), ở bắc Ba Tơ (42km2) và tạo các khối nhỏ vài km2 ở vùng lân cận. Các thành tạo kể trên chứa khá nhiều thể tù granitogneis, granit migmatit, gneis và đá phiến kết tinh… có tuổi đồng vị 530 triệu năm (Hurley P. M.). Phức hệ Hải Vân được xếp tuổi trước Trias muộn.

7. Phức hệ Đèo Cả (K đc2)


Phức hệ lộ ra dưới dạng các thể nhỏ không quá 5km2 ở khu vực núi Suối Lộc. Các đá granosyenit phức hệ Đèo Cả xuyên cắt granitoiđ phức hệ Hải Vân ở Lạc Sơn, núi Đá Hàn, hòn Núi Táu. Phức hệ Đèo Cả được xếp tuổi Creta không phân chia.

8. Phức hệ Bà Nà (K - P bn1)


Phức hệ Bà Nà tạo những khối nhỏ không quá 10km2 ở Măng Búc. Chúng bao gồm: granit biotit có muscovit và granit hai mica. Đá màu xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt trung đến thô. Nhiều nơi các đá có kiến trúc dạng porphyr với các ban tinh felspat kali màu xám trắng kích thước 0,5- 2cm. Khoáng hoá liên quan là Sn, W, Mo, Au, fluorit và xạ hiếm. Granitoiđ phức hệ Bà Nà được xếp tuổi Creta - Paleogen.

2.3 - Kiến tạo

1. Vị trí kiến tạo


Quảng Ngãi chiếm phần đông bắc khối nhô Kon Tum; đây là một địa khối Tiền Cambri thuộc đai ghép nối Trias của vỏ lục địa Đông Nam Á (Sundaland). Sau Trias, những phần khác nhau của khối Kon Tum bị lôi kéo vào các trường có biểu hiện magma rìa vi lục địa tích cực trong Mezozoi muộn và nội mảng lục địa trong Kainozoi.

2. Kiến trúc sâu


Theo tài liệu địa vật lý trọng lực, độ sâu bề mặt Moho ở tờ Quảng Ngãi là 32,5- 40km, bề mặt Conrad là 14- 18km với hướng nghiêng sâu dần từ đông sang tây. Móng kết tinh lộ ra trên bề mặt trừ ở vùng đồng bằng hẹp ven biển có lớp phủ trầm tích Đệ tứ.

3. Tập hợp thạch kiến tạo


- Arkeinozoi: gồm tập hợp các đá granulit gneis được thành tạo ở bối cảnh rìa lục địa nguyên thuỷ, lộ ở khu vực đông nam trong phần rìa phía bắc của một nếp uốn dạng vòm rộng và tương đối thoải.

- Paleoproterozoi: các đá biến chất từ phun trào chủ yếu trung tính vôi - kiềm, cùng với các granit của phức hệ Tu Mơ Rông được thành tạo trong bối cảnh cung đảo. Các đá của hệ tầng Tắc Pỏ được thành tạo trong bồn nền. Các quá trình biến chất, siêu biến chất, uốn nếp rất phát triển ở các tập hợp này.

- Trias: các xâm nhập gabro phức hệ Cha Val và granit kiểu S phức hệ Hải Vân ở phạm vi Quảng Ngãi được tạm xem là tập hợp đá magma tương phản liên quan đến hoạt động của đứt gẫy trượt bằng tách giãn Ba Tơ - Gia Vực trong đới va chạm có tính khu vực vào Trias.

- Mesozoi thượng: các xâm nhập kiểu I ghép vào phức hệ Đèo Cả được xem là các biểu hiện thuộc đai magma rìa lục địa tích cực kiểu Anđes phát triển mạnh mẽ ở Nam Việt Nam vào Mesozoi muộn. Trong lúc đó các trầm tích lục địa màu đỏ dọc theo đứt gẫy Đăk Sê Lô được thành tạo trong bồn trũng tạo núi giữa cung hoặc sau cung. Các xâm nhập granit kiểu S phức hệ Bà Nà có lẽ được thành tạo trong trường tách giãn sau cung.

- Kainozoi: các lớp phủ bazan Neogen ở khu vực Ba Làng An là một bộ phận của bazan cao nguyên Kainozoi ở Nam Đông Dương, được xem là sản phẩm nóng chảy của vỏ dưới và một phần manti do hoạt động của ngòi manti trong trường căng dãn vỏ. Các trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng ven biển đặc trưng cho bối cảnh rìa lục địa thụ động.

4. Các đơn vị cấu trúc kiến tạo.


Vùng nghiên cứu thuộc 3 đơn vị: Trà Bồng - Tà Vi, Sơn Hà và Ba Tơ - Đức Phổ.

- Khối Trà Bồng: phân bố ở phần phía bắc kéo dài trên 50km, rộng hơn 10km với đường phương cấu trúc của khối và của đá đều là vĩ tuyến. Khối được tạo nên chủ yếu bởi tập hợp thạch học kiến tạo Mesozoi - Neoproterozoi. Vỏ lục địa này bị phá huỷ bởi các thể xâm nhập Mesozoi muộn. Phần phía đông bị phủ bởi trầm tích và bazan Kainozoi.

- Khối Sơn Hà: cấu tạo bởi phần thấp của tập hợp thạch kiến tạo Paleoproterozoi (hệ tầng Sông Re). Rìa phía đông bị phá huỷ bởi granitoiđ thể nền Đức Phổ. Rìa ĐB bị phủ bởi các trầm tích bở rời Đệ tứ (khu vực nam Quảng Ngãi). Rìa tây dọc đứt gẫy Đăk Sê Lô - Mang Yang có lớp phủ lục nguyên màu đỏ tuổi Creta.

- Khối Ba Tơ - Đức Phổ: phân bố ở rìa ĐN Quảng Ngãi và được cấu tạo bởi vỏ lục địa Arkei. Rìa ĐB bị phá huỷ bởi granitoiđ trẻ phức hệ Hải Vân.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương