Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


Nghiên cứu biến động cửa Đại - cửa Lở bằng phương pháp trắc địa



tải về 1.68 Mb.
trang7/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   64

Nghiên cứu biến động cửa Đại - cửa Lở bằng phương pháp trắc địa


Ngoài việc sử dụng thông tin ảnh và bản đồ trong nghiên cứu xói lở – bồi tụ trong nhiều năm, chúng tôi đã sử dụng phương pháp đo trắc địa truyền thống trong nghiên cứu biến động thẳng đứng và biến động ngang vùng cửa sông trong những chu kỳ ngắn giữa thời kỳ mùa khô kiệt và mùa mưa lũ năm 2000- 2001, tương ứng với thời gian hoạt động mạnh của hai hệ thống gió mùa Tây Nam (GMTN) và gió mùa Đông Bắc (GMĐB). Các đợt khảo sát và đo trắc địa khu vực cửa Đại – cửa Lở được tiến hành vào tháng 8/2001 và tháng 12/2001, có 25 tuyến đo được bố trí dọc bờ biển và trên các doi cát cửa sông. Các tuyến đo cách nhau từ 50 - 200m, nằm gần các khu dân cư và là vùng bờ có biến động mạnh trong nhiều năm qua.

- Tại cửa Đại có 13 mặt cắt, gồm 07 mặt cắt ngang bãi biển (ký hiệu T1...T7) và 06 mặt cắt dọc trên các doi cát cửa sông (ký hiệu từ T3a…T7a);

- Tại cửa Lở có 12 mặt cắt, gồm 07 mặt cắt ngang bãi biển (ký hiệu C1…C7) và 05 mặt cắt dọc trên các doi cát cửa sông (ký hiệu C1a…C5a).

Kết quả xử lý các tư liệu đo trắc địa cho thấy:



Tại cửa Đại. Trong chu kỳ 4 tháng từ mùa gió Tây Nam (tháng 8) chuyển sang mùa gió Đông Bắc (tháng 12) chế độ dòng chảy trong sông ngòi, sóng gió và dòng chảy ven biển thay đổi cường độ và hướng tác động, gây ra biến đổi địa hình ở cả hai khu vực bờ biển phiá bắc và phía nam cửa Đại. Trên các mặt cắt đo trắc địa, hiện tượng xói lở diễn ra mạnh mẽ cả chiều ngang và chiều thẳng đứng. Điều đáng nói là các vùng xói lở nằm kề bên các khu vực dân cư đông đúc thuộc các xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh) và Nghiã An (huyện Tư Nghĩa). Trị số xói lở theo chiều thẳng đứng tối đa trên các mặt cắt từ T1 đến T4 đạt từ 0,43 – 1,10m. Riêng tại mặt cắt T6, T7 (thôn Phú An) xảy ra hiện tượng xói lở ngang và bồi tụ theo chiều thẳng đứng từ 0,2 - 0,4m, do cát được sóng biển đẩy từ chân cồn lên phía đỉnh cồn. Tại các mặt cắt dọc trên các doi cát cửa sông, xảy ra hiện tượng xói lở là chủ yếu; bề mặt bãi bị xói từ 0,4 đến 0,8m do nước sông chảy tràn. Cần nói rằng dòng chảy sông Trà Khúc trong mùa lũ 2001 yếu (năm ít nước), không có lũ lớn xuất hiện như trong các năm 1999- 2000.

Tại cửa Lở. Trên tất cả 7 mặt cắt ngang bãi biển đều có chung một hiện tượng xói lở ngang ngoài bãi thấp và bồi tụ theo chiều thẳng đứng ở bãi cao (phía đỉnh cồn cát). Trị số xói lở thẳng đứng ở bãi thấp từ 0,8 đến 1,4m và bồi tụ phía đỉnh cồn từ 0,1 đến 1,2m. Động lực chính gây ra xói lở – bồi tụ là sóng biển và dòng ven bờ hoạt động trong gió mùa Đông Bắc. Tại các mặt cắt dọc trên các doi cát ở cửa Lở có địa hình ít biến động, ngoại trừ tại vị trí cửa sông bị xói lở mạnh; trị số xói thẳng đứng tại các mặt cắt C3a- C4a từ 0,8- 1,2 mét. Cũng cần nói thêm, dòng chảy mùa lũ 2001 trên sông Vệ thấp, không có những trận lũ lớn như năm 1999- 2000. Đây là năm ít nước, rơi vào chu kỳ khô hạn ở khu vực miền Trung.

Tóm lại, trong giai đoạn năm 1998- 2001 các địa hình các đoạn sông hạ lưu sông Trà Khúc và sông Vệ biến động mạnh do có lũ lớn xảy ra vào các năm 1998, 1999. Ven biển cửa Đại – cửa Lở biến động với cường độ thấp, thiên về bồi tụ. xảy ra xói lở cục bộ một số đoạn bờ biển trên chiều dài từ 0,7- 1,2 km thuộc địa phận các thôn Phố An – Tân Mỹ (xã Nghiã An) và thôn Kỳ Tân (xã Đức Lợi). Hiện tượng xói lở – bồi tụ ven biển diễn ra mạnh mẽ vào thời kỳ hoạt động của sóng gió đông bắc. Hiện tượng lòng dẫn cửa sông bị bồi tụ mạnh và trở thành tai biến bồi lấp xảy ra ở cả cửa Đại và cửa Lở. Bồi lấp cửa sông đã gây ra khó khăn cho ghe, tàu ra vào và đặc biệt là việc cản trở tiêu thoát nước lũ ra biển. Trong việc thoát lũ qua cửa Lở và cửa Đại, cần đề cập đến vấn đề về hành lang thoát nước lũ giữa hai cửa sông lớn này là đoạn sông Phú Thọ – Phú Nghĩa. Trong thực tế, vùng lòng dẫn các sông Phú Thọ - Phú Nghiã đang bị lấn chiếm nghiêm trọng do việc xây dựng các ô nuôi thuỷ sản trên vùng đất thấp ven sông. Chúng ta không phủ nhận những lợi ích kinh tế to lớn do các vùng nuôi thuỷ sản đem lại, tuy nhiên cần tính đến lợi ích lâu dài là giành hành lang thoát lũ thích hợp ven biển để giải quyết tình trạng ngập úng nghiêm trọng thường xảy ra ở đồng bằng Quảng Ngãi. Do tính chất cực đoạn của chế độ mưa - dòng chảy và điều kiện địa hình sườn núi dốc, ở Quảng Ngãi thường xuất hiện lũ lớn bất thường, chảy rất mạnh do nước tập trung nhanh, nên vấn đề chống lũ lụt chỉ có thể mang lại hiệu quả khi giải quyết thông thoáng hành lang thoát lũ ven biển. Ngoài ra, đoạn sông Phú Thọ – Phú Nghĩa còn là tuyến giao thông thuỷ nội địa an toàn và rất quan trọng giữa các địa phương ven biển, vì vậy cần thiết phải bảo vệ tuyến luồng quan trọng này.


3- Khu vực cửa Mỹ Á (sông Trà Câu)


Cửa Mỹ á nằm giữa địa phận các xã Phổ Quang, Phổ Minh và Phổ Vinh (h. Đức Phổ). Trước khi chảy ra biển, nước sông Trà Câu bị làm chậm lại trong một vùng đầm lầy ven biển có bề mặt thoáng khá rộng nhưng cửa sông lại rất hẹp. Đây là vùng cửa sông không lớn nhưng có vị trí quan trọng ở ven biển huyện Đức Phổ. Cửa Mỹ Á là nơi ghe thuyền ra vào tránh gió bão, trao đổi hàng hoá và các dịch vụ nghề cá. Đặc điểm điển hình của cửa Mỹ Á là địa hình lòng dẫn cửa sông rất phức tạp, có nhiều khối đá ngầm chặn luồng và thường xuyên bị bồi lấp. Những biến động thường xuyên của vùng cửa Mỹ Á gây khó khăn lớn cho tuyến giao thông đường thuỷ ra vào cửa sông, nhất là trong mùa mưa bão. Diễn biến quá trình xói lở, bồi lấp cửa Mỹ Á trong khoảng năm 1965- 1998 diễn ra như sau.

- Giai đoạn năm 1965- 1978

Đoạn sông hạ lưu được bồi tụ mạnh hai bên bờ. Vùng bồi tụ là tiền đề của vùng đất được khai thác sử dụng vào mục đích canh tác và xây dựng các ô nuôi thuỷ sản sau này. Cửa sông biến động mạnh do xói lở vào mùa lũ và bồi lấp vào mùa kiệt. Bờ biển ngoài cửa sông bị xói lở mạnh ở khu vực phiá bắc thuộc địa phận xã Phổ Quang, chiều dài vùng xói lở dài hơn 5km, rộng từ 30- 40m và tối đa tới 70m. Ngược lại, ở đoạn bờ biển phía nam thuộc địa phận xã Phổ Vinh được bồi tụ nhẹ. Các vùng bồi tụ và xói lở ven biển là chân các cồn cát, ít ảnh hưởng tới các khu dân cư nằm sâu ở phía trong.

- Giai đoạn năm 1978- 1998

Đoạn sông hạ lưu biến động mạnh do xói lở và bồi tụ diễn ra hai bên bờ. Ngoài biến động do dòng chảy lũ gây ra còn có những biến động nhân tạo trong việc khai thác các vùng đất thấp và xây dựng các ô nuôi thuỷ sản. Bờ biển ngoài cửa sông bị bị xói lở mạnh trên tuyến dài nhiều km ở các hai phía bờ bắc thuộc xã Phổ Quang và bờ nam thuộc xã Phổ Vinh. Vùng bờ xói lở ở phía bắc rộng từ 20- 40m và tối đa là 60m. Vùng bờ xói phía nam rộng từ 15- 30m và tối đa tới 50m.



Ảnh 1.8: Cửa Mỹ Á bị bồi lấp cản trở ghe tàu ra vào tránh gió (tháng 8/2000)

Khu vực cửa Mỹ á còn là một cảng cá quan trọng, có nhiều ghe tàu của ngư dân, nhưng việc đi lại ở cửa sông gặp nhiều khó khăn do biến động vị trí lòng dẫn chính và do hiện tượng bồi lấp của sông. Trong những đợt khảo sát vào tháng 6/2000 và tháng 8/2001 của chúng tôi cho thấy, lòng dẫn cửa Mỹ á có lúc bị thu hẹp, chỉ còn rộng 20- 25m, dưới đáy có nhiều đá ngầm gây khó khăn cho ghe tàu ra vào cảng cá và khi vào trong sông để tránh gió mạnh (ảnh 1.8).


1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương