Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang3/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH TRẠNG XÓI LỞ - BỒI LẤP
VEN BIỂN QUẢNG NGÃI




I.1- Khái quát điều kiện tự nhiên, Kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.

I.1.1 - Địa hình và trầm tích ven biển.


Tỉnh Quảng Ngãi có đường bờ biển dài gần 130 km, thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ. Bờ biển Quảng Ngãi bị chia cắt bởi các cửa sông và cửa đầm phá ven biển, như các cửa Sa Cần, cửa Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á và cửa Sa Huỳnh. Cảnh quan khu vực ven biển phía Bắc và phía Nam của tỉnh rất đa dạng bởi sự hiện diện của hệ thống vũng vịnh và mũi đá lớn, như vũng Dung Quất, vũng Việt Thanh, mũi Ba Làng An, mũi Sa Huỳnh và các đầm phá ven biển như đầm Lâm Bình, đầm An Khê, đầm Nước Mặn... Ngoại trừ các vùng bờ biển tương đối cao ở khu vực phía Bắc và phía Nam của tỉnh, phần lớn vùng bờ biển Quảng Ngãi đều thấp thuộc kiểu bờ vùng đồng bằng hạ lưu của các con sông cỡ vừa và nhỏ, có diện tích lưu vực dưới 3.500 km2 như sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu. Địa hình bề mặt đồng bằng Quảng Ngãi thoải và thấp dần từ Tây sang Đông, có độ cao từ 1.0 - 30.0m. Trầm tích bề mặt có nguồn gốc rất đa dạng: từ nguồn gốc sông, nguồn gốc biển đến sông - biển hỗn hợp phủ trên các lớp đá granit, bazan... có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Trên dải ven biển Quảng Ngãi, địa hình có đặc điểm chung giống như các khu vực khác ở Miền Trung là sự hiện diện của các dải cát cao song song với đường bờ giữ vai trò như những đê cát chắn sóng tự nhiên, bảo vệ phần đất thấp phía sau các cồn cát. Vùng ven biển Quảng Ngãi còn có kiểu địa hình thấp rất đặc trưng, đó là dạng đầm lầy cửa sông đang bồi lấp (liman) và các đầm phá ven biển (lagoon).

I.1.2 - Điều kiện khí tượng - thuỷ - hải văn

Nằm trong khu vực khí hậu ven biển miền Trung, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố địa hình vùng núi ven biển, nên khí hậu ven biển Quảng Ngãi vừa có đặc tính chung của khí hậu gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của kiểu khí hậu hải dương và kiểu khí hậu cục bộ vùng sườn núi phía đông cao nguyên Kon Tum.

Một số đặc trưng cơ bản điều kiện khí hậu ven biển Quảng Ngãi:


1. Chế độ nhiệt


Nền nhiệt độ trung bình năm khá cao, tới 25-260C, tương đương tổng nhiệt độ hàng năm từ 8.500- 9.0000C. Tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất (210C) và tháng VII-VIII có nhiệt độ trung bình cao nhất (27-280C). Tổng lượng bức xạ ven biển khá cao, tới 120-150 kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình năm từ 2.200- 2.500giờ, trong đó khu vực Sa Huỳnh có tổng số giờ nắng khá cao, tới 2.700 giờ/năm là nơi có điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề làm muối ở ven biển.

2. Chế độ mưa

Lượng mưa hàng năm ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi tương đối thấp so với các khu vực sườn núi phía tây. Lượng mưa trung bình năm tại Đức Phổ khoảng 1.600mm, trong khi ở vùng sườn núi phía Tây lượng mưa khá lớn, đạt tới 3.180mm tại Ba Tơ, 3.150mm tại Giá Vực, 3.200mm tại Sơn Giang và >3.500mm tại miền tây Trà Bồng. Lượng mưa trong năm phân phối không đồng đều cả theo không gian và theo thời gian. Lượng mưa trong các tháng mùa khô chỉ chiếm trung bình trên dưới 25% lượng mưa cả năm. Mưa lớn nhất tập trung trong hai tháng X và XI. Mưa lớn thường xảy ra trong trường hợp có các hình thế thời tiết đặc biệt như áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), bão, gió mùa Đông Bắc và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ). Những trận mưa rất lớn tập trung đã gây ra lũ lớn bất thường và tình trạng ngập úng rất nghiêm trọng ở vùng đồng bằng thấp ven biển, điển hình như trận mưa - lụt rất lớn vào đầu tháng XII- 1999.

3. Chế độ gió


Ven biển Quảng Ngãi chịu chi phối mạnh của chế độ hoàn lưu gió mùa và chịu ảnh hưởng của địa hình sườn núi ven biển, có hai mùa gió chính:

  • Mùa Đông (từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau), trùng thời gian hoạt động của hệ thống gió mùa Đông Bắc (GMĐB). Trong đất liền các hướng gió chính là Bắc, Tây Bắc, sau đó đến gió Đông Bắc. Ngoài khơi hướng gió chính là Đông Bắc, sau đó đến các hướng Bắc và Tây Bắc. Đặc biệt hướng gió Đông Bắc với tốc độ cao ở ngoài khơi, có khả năng gây ra sóng lớn và hiện tượng dòng chảy trôi trên bề mặt biển; hướng gió này có tác động mạnh tới vùng biển ven bờ và các cửa sông.

  • Mùa Hè (từ cuối tháng IV đến hết tháng IX), trùng với thời kỳ hoạt động của hệ thống gió mùa Tây Nam (GMTN). Trong đất liền hướng gió chính là Đông và Đông Nam, ngoài ra còn xuất hiện gió Tây Nam, nhưng với tần suất rất thấp. Ngoài khơi, có các hướng gió chính là Nam, Đông Nam và Tây Nam. So với thời kỳ mùa Đông, cường độ gió mùa Hè có phần ôn hoà hơn. Mức độ tác động do các quá trình động lực ven biển vào mùa Hè thấp hơn thời kỳ mùa Đông.

4. Sóng biển


Vùng ven biển Quảng Ngãi nằm cạnh đứt gẫy kiến tạo lớn dọc trục kinh tuyến 1090, nên phần lớn đường bờ biển của tỉnh có phương á kinh tuyến, theo trục Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam (ngoại trừ khu vực bờ biển vũng Dung Quất - cửa Sa Cần ở phía Bắc có hướng gần trùng trục Tây - Đông). Thềm lục địa ở ven biển Quảng Ngãi tương đối hẹp, vùng biển ven bờ nằm bên vùng nước sâu của trũng Biển Đông, do đó sóng có điều kiện phát triển mạnh. Hơn nữa, vùng biển Quảng Ngãi còn chịu ảnh hưởng mạnh của các hướng gió mùa và các hiện tượng nhiễu động thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ), giông lốc vv...

Chế độ sóng có đặc điểm sau:

- Ngoài khơi

Trong mùa Đông (từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau), các hướng sóng chính là Đông Bắc, sau đó đến hướng Bắc. Mùa Hè (từ cuối tháng IV đến tháng IX), hướng sóng chính là Tây Nam. Trong thời kỳ các mùa chuyển tiếp, xuất hiện hướng sóng Đông, Đông Nam. Ngoài sóng gió, do vùng biển Quảng Ngãi rất sâu, nên còn chịu ảnh hưởng mạnh của loại sóng lừng sau những đợt gió mạnh ngừng thổi.

- Vùng biển ven bờ

Chịu ảnh hưởng của hiện tượng sóng khúc xạ do ma sát đáy, nên khi sóng vận động từ ngoài khơi vào đới ven bờ hướng sóng thay đổi lệch dần với xu hướng vuông góc với đường bờ. Các hướng sóng chính ven bờ trong mùa Đông (thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc) là Đông Bắc và Đông Đông Bắc. Ngược lại, các hướng sóng chính trong mùa Hè (thời kỳ gió mùa Tây Nam) là Đông Nam và Đông Đông Nam. Cường độ sóng hoạt động trong mùa Đông mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời gian mùa Hè. Mặt khác, do mùa mưa bão xảy ra chủ yếu trong các tháng cuối năm (tháng X- XII), nên sóng lớn trong bão có thể quan sát thấy trên các hướng Bắc, Đông Bắc và Đông trong thời gian mùa Đông.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương