Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang4/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64

5. Thuỷ triều


Ven biển tỉnh Quảng Ngãi từ Bắc xuống phía Nam có chế độ thuỷ triều thay đổi tương đối phức tạp. Đây là vùng ảnh hưởng chủ yếu của loại triều hỗn hợp, giữa nhật triều không đều (NTKĐ) và bán nhật triều không đều (BNTKĐ). Độ lớn thuỷ triều thấp, trung bình khoảng 97- 122cm. Trong đó độ lớn của thuỷ triều ven biển phía Nam có phần trội hơn thuỷ triều khu vực phía Bắc.

6. Dòng chảy


Dòng chảy ven biển Quảng Ngãi nằm trong hoàn lưu dòng chảy chung vùng phía tây Biển Đông, đó là hệ thống dòng chảy phát sinh và chịu sự chi phối chính của hai hệ thống gió mùa: GMĐB (thời kỳ mùa Đông) và gió GMTN (thời kỳ mùa Hè). Dòng chảy ở đới ven bờ còn chịu sự chi phối của địa hình cục bộ ven biển và độ sâu đáy biển nông ven bờ.

Thời kỳ gió mùa Đông Bắc hoạt động, hướng gió thổi từ ngoài khơi vào đất liền, nên hướng chảy chính ngoài khơi theo trục Đông Bắc - Tây Nam và vào ven bờ theo trục Bắc- Nam kèm theo hiện tượng nước dâng do gió mùa. Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam hoạt động, hướng gió thổi từ đất liền ra biển, hướng chảy chính về phía Đông Bắc, kèm theo hiện tượng nước trồi ven bờ do nước từ tầng sâu chuyển vận lên mặt. Tốc độ dòng chảy nhìn chung không cao. Trong thành phần dòng chảy tổng hợp có mặt dòng chảy tuần hoàn (các loại dòng triều) và thành phần dòng dư (do lũ từ trong sông, dòng mật độ, dòng trôi do gió và dòng sóng khi đổ vỡ ven bờ...). Mỗi loại dòng thành phần có điều kiện phát sinh khác nhau và giữ vai trò nhất định trong động lực phát triển địa hình ven biển.


I.1.3 - Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội


Tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 01 thị xã, 11 huyện trong đất liền và 01 huyện đảo. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.131,5 km2, dân số 1.216.590 người (số liệu thống kê năm 2000); với mật độ dân cư khoảng 237 người/km2 vào loại mật độ trung bình ở Việt Nam. Nhưng phần lớn cư dân phân bố tập trung đông đúc tại các huyện đồng bằng và vùng ven biển của tỉnh. Các khu vực dân cư trọng điểm ven biển có mật độ cao gấp nhiều lần mật độ dân cư trung bình của toàn tỉnh. Các huyện ven biển đều có có mật độ dân cư cao và tập trung, như ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ. Dân cư ở nông thôn chiếm tới 89,2%; dân cư ở đô thị chiếm 10,8%, tập trung chủ yếu tại thị xã và các thị trấn.

Kinh tế các huyện ven biển Quảng Ngãi tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực: nông - lâm nghiệp, thuỷ - hải sản và dịch vụ.

- Nông - lâm nghiệp: thu hút đông đảo lực lượng sản xuất ở nông thôn. Ngoài cây lúa truyền thống, do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã tăng thêm diện tích rau quả, các cây công nghiệp như trồng mía, lạc và chăn nuôi gia súc - gia cầm.

- Thuỷ - hải sản: là ngành kinh tế mũi nhọn khu vực ven biển. Nhờ chính sách khuyến khích phát triển, đầu tư cơ sở tàu thuyền đánh bắt và nuôi trồng... nên đã đạt năng xuất và sản lượng ngày càng cao. Nếu năm 1991 sản lượng toàn tỉnh đạt khoảng 22.600 tấn, thì đến 1997 đã đạt tới 46.600 tấn. Diện tích các đầm nuôi không ngừng tăng lên. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do thiên tai bão lụt đã làm thiệt hại và giảm đáng kể năng suất nuôi trồng và sản lượng khai thác.

- Dịch vụ: là ngành kinh tế quan trọng ven biển nhằm phục vụ cho ngành khai thác thuỷ- hải sản như thu mua - chế biến, cung cấp vật tư ngư cụ, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, cơ khí nhỏ.

Những năm gần đây Nhà nước và tỉnh đã hỗ trợ cho việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, nên các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền phát triển mạnh. Một số cảng cá được cải tạo mở rộng và một số cảng khác sẽ được xây mới, tạo điều kiện cho ngành kinh tế biển phát triển một bước mới quan trọng.


I.1.4 - Khái quát chiến lược phát triển kinh tế xã hội ven biển Quảng Ngãi.


Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Trung ương, vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi được xem như khu vực rất giàu tiềm năng kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2000 - 2010 của tỉnh, một số chỉ tiêu chính đã được xác định như sau:

- Qui hoạch phát triển nông - lâm nghiệp.

Diện tích khai thác sử dụng đất sẽ không tăng, do đó sản lượng nông - lâm nghiệp tăng chủ yếu dựa vào tăng năng suất cây trồng. Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, như cơ giới hoá, mở rộng hệ thống thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu thời vụ, phát triển ngành chế biến sau thu hoạch.



- Định hướng phát triển ngành Thuỷ sản.

Trong phát triển ngành thuỷ sản sẽ chú trọng cả ba lĩnh vực là khai thác, nuôi trồng và chế biến với một số chỉ tiêu chính, đến năm 2010 sản lượng khai thác đạt khoảng 45 nghìn tấn, nuôi trồng các loại đạt 7500 tấn và chế biến hàng hoá thuỷ sản đạt sản lượng 3600 tấn (bảng 1.1).



Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phát triển ngành Thuỷ sản của tỉnh năm 2000-2010

(Nguồn: Sở KHCN và MT tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Ngành

Mức sản lượng các năm

1994

2000

2010

1

Khai thác, (nghìn T)

- Trong tỉnh

- Ngoài tỉnh


30

18

12



36

21.6


14.4

45

27

18



2

Nuôi trồng, (T).

- Tôm sú

- Tôm hùm

- Cá Mú


- Cá nước ngọt

- Ba ba

139

1700


200

210


720

45

3700

600


700

2400


92

3

Chế biến (T)

- Tôm đông lạnh

- Mực đông lạnh

- Cá khô


- Cá ướp muối

Sản phẩm sơ chế:

- Tôm

- Mực


- Cá

90

200



20

50
60

70

200



500

280


50

150
200

120

400



1000

350


100

300
700

170

1000



- Định hướng phát triển các khu công nghiệp của TW và địa phương

* KCN Dung Quất.


Dự án khu công nghiệp (KCN) Dung Quất đang bước vào giai đoạn thi công khẩn trương, trong đó có khu vực cảng nước sâu và Nhà máy lọc dầu số 1, bên cạnh đó là thành phố Vạn Tường (số dân cư dự kiến khoảng 120 nghìn người) đã được qui hoạch xây dựng. Nằm kề bên khu công nghiệp Dung Quất là khu kinh tế mở Chu Lai đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư. Đây là các dự án kinh tế - kỹ thuật có qui mô lớn của đất nước đang trong thời kỳ triển khai thực hiện. Khi khu công nghiệp Dung Quất và khu kinh tế mở Chu Lai phát triển sẽ mở ra các tuyến hàng không và hàng hải nối liền với các trung tâm kinh tế khác ở trong và ngoài nước. Khu công nghiệp mới hình thành này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

* Khu kinh tế của tỉnh:


Khu tam giác kinh tế Quảng Ngãi - Sa Kỳ - Cổ Luỹ bao gồm Trung tâm công nghiệp thị xã Quảng Ngãi, thị trấn Sơn Tịnh, cảng Sa Kỳ và cảng Cổ Luỹ. Các ngành công nghiệp chính ở đây sẽ là: chế biến nông - lâm - hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, công nghiệp nhẹ, cơ khí - điện tử và dịch vụ du lịch.

Ngoài các khu công nghiệp ven biển phía Bắc, định hướng phát triển công nghiệp ở các thị trấn ven biển phía Nam như Mộ Đức, Đức Phổ, Sa Huỳnh như sau:

- Tại Sa Huỳnh: phát triển các ngành đông lạnh, sản xuất nước đá, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.

- Tại Đức Phổ: phát triển nhà máy đường công xuất 1000 Tấn mía cây/ngày, chế biến mủ cao su, khai thác đá.

- Tại Mộ Đức: phát triển cơ khí sửa chữa, chế biến thực phẩm.

Tóm lại, ở vùng ven biển Quảng Ngãi đang có những dự án đầu tư phát triển lớn ở qui mô Trung ương và qui mô của tỉnh. Vì vậy, những biến động môi trường ven biển sẽ có ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của Nhà nước nói chung và đặc biệt trực tiếp tới đời sống của nhân dân ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương