Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


I.2 - Diễn biến xói lở - bồi lấp ven biển tỉnh Quảng Ngãi



tải về 1.68 Mb.
trang5/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64

I.2 - Diễn biến xói lở - bồi lấp ven biển tỉnh Quảng Ngãi

Vùng ven biển Quảng Ngãi biến động mạnh trong những năm gần đây do hiện tượng xói lở, bồi tụ, bồi lấp. Các hiện tượng xói lở mạnh và bồi lấp đã trở thành tai biến thiên nhiên có ảnh huởng lớn tới đời sống, sản xuất của đồng bào ở các địa phương ven biển. Những tai biến này không chỉ xảy ra trong những năm có điều kiện thời tiết không thuận lợi, mà còn ngay trong những năm thời tiết tương đối bình thường.


Hiện tượng xói lở bờ biển ở phía bắc cửa Lở (sông Vệ) vào mùa mưa bão năm 1998 đã phá huỷ trên 40 hộ gia đình tại xóm 1 – thôn Tân Mỹ (xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa) và mùa mưa năm 1999 phải di rời thêm 3 gia đình. Trong mùa lũ lớn tháng 12/1999, xói lở bờ đã diễn ra rất nghiêm trọng trên sông Vệ, sông Trà Bồng, sông Trà Khúc và sóng lớn gây xói lở nhiều đoạn bờ biển tỉnh Quảng Ngãi. Tại khu vực cửa Lở xói lở đã làm đổ sập nhiều nhà kiên cố, sóng biển đã gây ra sạt lở bờ biển, phá hủy nhiều hộ nhà dân ven biển thôn Tân Kỳ - xã Đức Lợi (huyện Mộ Đức). Sóng biển đã phá huỷ nhiều ngôi nhà dân ở thôn Phổ An, xã Nghĩa An, (huyện Tư Nghĩa). Đặc biệt nghiêm trọng, hiện tượng nước dâng kèm theo sóng lớn đã phá huỷ hàng chục ngôi nhà tại thôn Long Thạnh – xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) vào tháng 12/1999. Hiện tượng xói lở bờ còn xảy ra trên toàn tuyến ven biển khu vực Sa Huỳnh - khách sạn Du lịch - thôn Tấn Lộc tới núi Bầu Nú. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn là vùng bờ xói lở nằm kề cận tuyến đường sắt Bắc - Nam và tuyến Quốc lộ số 1A.

Hiện tượng bồi lấp các cửa sông cũng diễn ra hết sức nghiêm trọng, như cửa Đại (sông Trà Khúc), cửa Lở (sông Vệ) và nhất là cửa Mỹ Á (sông Trà Câu) đã gây ra ách tắc tuyến giao thông thuỷ, khó khăn cho tàu bè ra vào tránh gió mùa đông bắc, tránh bão và ATNĐ. Đặc biệt là khi các cửa sông bị bồi lấp, nước lũ chảy xuống nhanh và không thoát kịp đã gây ra nạn ngập úng rất nghiêm trọng cho các khu dân cư, trong đó có thị xã Quảng Ngãi. Không ít lần lụt úng đã gây ách tắc các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ và nhất là tuyến quốc lộ 1A nối liền hai miền Nam- Bắc.

Nhu cầu kinh tế - xã hội phát triển ngày càng cao đòi hỏi cần có sự ổn định những điều kiện môi trường ngày càng tốt hơn, phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững lâu dài. Trong thực tế, xói lở - bồi lấp ven biển đã xảy ra từ lâu và hiện nay các tai biến này xảy ra mạnh mẽ hơn, với cường độ nhanh hơn có ảnh hưởng nhiều hơn tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Khi theo dõi diễn biến của hiện tượng biến động vùng ven biển và cửa sông, chúng tôi đã phân tích hiện trạng của đường bờ biển, đường bờ vùng cửa sông qua các tư liệu bản đồ địa hình và tư liệu ảnh viễn thám nhiều thời kỳ (năm 1965- 2000) đó là các tư liệu ảnh máy bay, ảnh vệ tinh đa phổ cũng như điều tra trong nhân dân để đánh giá diễn biến của tình trạng xói lở - bồi tụ - bồi lấp ven biển Quảng Ngãi.


Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt qui trình xử lý thông tin ảnh và bản đồ

Trong xử lý thông tin ảnh và bản đồ, lưới chiếu UTM (tương ứng hệ qui chiếu VN- 2000) được chọn làm chuẩn để tiến hành nắn chỉnh hình học các tư liệu không gian. Các tư liệu ảnh và bản đồ được xử lý trên các phần mềm khác nhau như PCI, Arcview, Ilwis, Photostyler, Map/Info... nhằm đảm bảo lưu giữ đúng các thông tin về hiện trạng và độ chính xác về hình học. Các kết quả xử lý cuối cùng được chuyển đổi sang khuôn dạng (format) ảnh bitmap, khuôn dạng của phần mềm Map/Info để lưu giữ cũng như biên tập và in các bản đồ chuyên đề. Tóm tắt các bước xử lý thông tin ảnh và bản đồ trên sơ đồ trên hình 1.1.

Từ kết quả xử lý ảnh và bản đồ nêu trên, chúng tôi tiến hành thành lập các Bản đồ phân bố vùng xói lở – bồi tụ trong các thời kỳ khác nhau cho các khu vực nghiên cứu chính, như khu vực Sa Cần, cửa Đại – cửa Lở, cửa Mỹ Á, ven biển Sa Huỳnh vv… Dưới đây là một số đánh giá về tình hình xói lở – bồi lấp một số khu vực ven biển tỉnh Quảng Ngãi trong hơn ba mươi năm qua từ thông tin viễn thám nhiều thời kỳ và khảo sát nghiên cứu ngoài thực địa.

1- Khu vực cửa Sa Cần (sông Trà Bồng)


Cửa sông Trà Bồng chảy theo hướng nam- bắc và đổ vào vũng Dung Quất tại khu vực giữa các thôn Vĩnh An (xã Bình Thạnh) và Sơn Trà (xã Bình Đông, huyện Bình Sơn). Trước cửa Sa Cần có một số đảo nhỏ án ngữ, như hòn Ông – hòn Bà; phía đông bắc có các đảo và doi cát núi Co Co –Mũi Túi- Mũi Đất che chắn các hướng sóng Đông và Đông Bắc, vì vậy cửa sông tương đối khuất sóng gió, là nơi neo đậu rất tốt cho tàu vận tải và ghe thuyền của ngư dân. Những biến động chính của vùng cửa Sa Cần trong khoảng hơn 30 năm qua như sau:

- Giai đoạn năm 1965- 1980. Xuất hiện xói lở và bồi tụ nhẹ cả hai phía bờ sông Trà Bồng. Hiện tượng bồi tụ diễn ra chủ yếu bên phía bờ trái thuộc địa phận thôn Mỹ Huê (xã Bình Chánh) và thôn An Hoà (xã Bình Thạnh) trên chiều dài từ 300- 500m. Xói lở nhẹ diễn ra bên bờ phải thuộc khu vực các thôn Tân Hy – Sơn Trà (xã Bình Đông) trên chiều dài từ 100- 300m, chiều rộng từ 10- 20m. Ngoài cửa sông, xói lở – bồi tụ diễn ra xen kẽ trên bãi biển thuộc địa phận thôn Hải Ninh (xã Bình Chánh); vùng bờ xói lở dài 1.2km, rộng từ 25- 30m và tối đa tới 45m.

- Giai đoạn năm 1980- 1997. Trong sông, hiện tượng xói lở diễn ra chủ yếu bên phía bờ trái, thuộc địa phận các xã Bình Chánh – Bình Thạnh trên chiều dài hơn 3km. Vùng xói lở nghiêm trọng thuộc đoạn bờ thôn Vĩnh An (xã Bình Thạnh) trên chiều dài 1.3km, rộng từ 30- 40m và tối đa tới 80m. Ngược lại, bên bờ phải thuộc xã Bình Đông được bồi tụ nhẹ. Tại khu vực ven biển, diễn ra xói lở nhẹ bãi biển thuộc địa phận thôn Hải Ninh (xã Bình Thạnh) trên chiều dài 1,5km; vùng xói rộng từ 20- 30m và tối đa tới 50m.

- Giai đoạn năm 1997- 2000. Hiện tượng xói lở và bồi tụ trong sông diễn ra xen kẽ cả hai phía bờ trái và bờ phải trên các đoạn dài từ 500- 800m, rộng từ 10- 30m và tối đa tới 70m. Đặc biệt, xuất hiện đợt mưa lũ rất lớn vào cuối năm 1999 đã gây ra xói lở bờ sông thuộc các thôn Mỹ Huê - Bình Yên Nội (xã Bình Chánh), Vĩnh An (xã Bình Thạnh), Tân Hý - Sơn Trà (xã Bình Đông); làm cho nhiều hộ dân cư phải di rời chỗ ở. Ven biển thuộc các thôn Vĩnh An, Hải Ninh, Sơn Trà diễn ra xen kẽ bồi tụ - xói lở nhẹ trên chiều dài từ 400 - 800m.

Trong hơn 35 năm qua (1965- 2000), khu vực cửa Sa Cần diễn ra xói lở – bồi tụ xen kẽ cả hai phía bờ sông. Biến động mạnh trong đoạn sông hạ lưu do dòng chảy lũ và hoạt động nhân tạo gây ra đó là việc lấn đất bãi ven sông và xây dựng các ô nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ trong những năm 1990 và lũ rất lớn vào cuối năm 1999. Khu vực ven biển cửa Sa Cần ít có biến động lớn, do nằm tương đối khuất các hướng sóng gió Đông và hướng Đông Bắc- là các hướng sóng gió chính ven biển Quảng Ngãi, nhờ có các đảo và mũi đất che chắn. Như vậy, các hiện tượng xói lở nghiêm trọng bờ biển và bồi lấp cửa sông ít có khả năng xuất hiện. Tuy vậy, những biến động cục bộ có thể xảy ra trên các đoạn bờ ngắn có ảnh hưởng nhất định tới các khu vực dân cư ở cửa sông và các công trình kỹ thuật ven biển. Hiện nay, dự án khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất đang triển khai tích cực và trong tương lai sẽ có khu kinh tế mở Chu Lai phát triển ở ven biển phía tây vũng Dung Quất. Trong các dự án phát triển khu công nghiệp lọc dầu và cụm cảng xuất – nhập hàng của Nhà nước sẽ có các phương án xây dựng công trình bảo vệ bờ biển, vì vậy việc bảo vệ an toàn đới bờ và khu công nghiệp Dung Quất sẽ được chú trọng đầu tư.



tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương