Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 4 năm 2014


PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THEO GOLD 2013 Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HUYỆN LỤC NGẠN



tải về 6.19 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu30.03.2018
Kích6.19 Mb.
#36801
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THEO GOLD 2013 Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HUYỆN LỤC NGẠN

Trần Văn Bình*, Hoàng Hà**


*Bệnh viện đa khoa Lục Ngạn, ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và phân mức độ ở bệnh nhân BPTNMT. Phương pháp: Tiến hành nghiên cứu mô tả, chọn mẫu toàn bộ 82 bệnh nhân BPTNMT điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn. Phân loại giai đoạn theo GOLD 2013. Kết quả: Bệnh nhân nam giới (87,8%) > nữ giới (12,2%). Nhóm tuổi >70 chiếm 37,8%. Tuổi trung bình là 65,7 ±10,2. Triệu chứng thường gặp khó thở 95,1%; ho 92,7%; khạc đờm 81,7%; RRPN giảm 68,3%, ran rít 64,6%. Xquang có hình ảnh phổi bẩn 43,9%; khoang liên sườn dãn rộng 52,4%; vòm hoành bậc thang 52,4%; vòm hoành phẳng 47,6%; Tim hình giọt nước chiếm 43,9%; đường kính động mạch phổi phải >1,6 cm chiếm 15,9%. Có sự khác nhau về số lượng bệnh nhân các mức GOLD 1 và 2; GOLD 3 và 4 khác biệt so với GOLD C và D (tương ứng 37,8% so với 80,5%). Có sự khác nhau về mối nguy cơ trong cách phân chia: với GOLD 2006, phân mức 1 +2 có 23 (28%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 12 (14,6%) bệnh nhân. Phân mức 3+4 có 59 (71,9%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 80 (85,4%) bệnh nhân. Kết luận: Phân loại mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 thuận lợi hơn GOLD 2006 về đánh giá tình trạng và tiên lượng bệnh. Khuyến nghị: Nên áp dụng cách phân mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 tại y tế cơ sở.

Từ khóa: BPTNMT, GOLD 2013, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc. Cơ chế bệnh sinh phức tạp với đáp ứng viêm hệ thống. Nhiều yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng bệnh: mức độ khó thở, tần suất và mức độ nặng của đợt cấp, vấn đề dinh dưỡng, trầm cảm, chất lượng cuộc sống giảm [1], [2], [5]. Cách phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2006 dựa vào chức năng thông khi chưa đáp ứng được toàn diện so với phân loại mới, GOLD 2013 [5]. Để biết rõ thêm về phân loại GOLD 2013 chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:



  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BPTNMT ở bệnh nhân điều trị nội trú bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn.

  2. So sánh phân loại mức độ BPTNMT giữa GOLD 2013 và GOLD 2006.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu: Gồm 82 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán BPTNMT điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn từ 10/2013 đến 4/2014.

2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2013 [5]:

- Đo thông khí phổi: FEV1< 80% số lý thuyết; FEV1/ FVC< 70%;

- Test phục hồi phế quản âm tính (<200ml hay <15% sau test).

2.1.1. Tiêu chuẩn loại trừ

- Có bệnh lý tim mạch nặng kèm theo: suy tim sung huyết, cao huyết áp không kiểm soát, cơn đau ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim mới, nhồi máu phổi, phình tách động mạch chủ.

- Bệnh nhân có chống chỉ định đo CNHH: tràn khí màng phổi, kén khí lớn ở phổi ...

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.



2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả

2.2.2. Chọn mẫu toàn bộ

2.2.3. Các qui chuẩn và cách tiến hành nghiên cứu

- Các bệnh nhân nghiên cứu được thu thập thông tin, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp, đo CAT, đo mMRC, chụp Xquang.

- Phân loại giai đoạn và so sánh GOLD 2006 với GOLD 2013

- Phân loại giai đoạn theo GOLD 2006

+ Giai đoạn I (nhẹ): FEV1/ FVC < 70%, FEV1 ≥ 80% SLT

+ Giai đoạn II (vừa): FEV1/FVC < 70%, 50% ≤ FEV1 < 80% SLT

+ Giai đoạn III (nặng): FEV1/FVC < 70%, 30% ≤ FEV1 < 50% SLT

+ Giai đoạn IV (rất nặng): FEV1/FVC < 70%, FEV1 < 30% SLT hoặc 30% < FEV1< 50% SLT kèm theo các triệu chứng của suy hô hấp mạn tính.

- Phân loại giai đoạn theo GOLD 2013

+ Giai đoạn I (nhẹ): FEV1 ≥ 80% SLT

+ Giai đoạn II (vừa): 50% ≤ FEV1 < 80% SLT

+ Giai đoạn III (nặng): 30% ≤ FEV1 < 50% SLT

+ Giai đoạn IV (rất nặng): FEV1 < 30% SLT

- Phân loại giai đoạn A, B, C, D theo GOLD 2013 [5]

Bệnh nhân

Đặc điểm

CNHH

Các đợt cấp trong năm

mMRC

CAT

A

Nguy cơ thấp ít triệu chứng

GOLD 1-2

≤ 1

0-1

< 10

B

Nguy cơ cao nhiều triệu chứng

GOLD 1-2

≤ 1

≥ 2

≥ 10

C

Nguy cơ thấp ít triệu chứng

GOLD 3-4

≥ 2

0-1

< 10

D

Nguy cơ cao nhiều triệu chứng

GOLD 3-4

≥ 2

≥ 2

≥ 10

- Bộ câu hỏi mMRC (modified Medical Research Council) [1], [2], [5]

- Bộ câu hỏi CAT (COPD Assessment Test) [1], [2], [5]



2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu lâm sàng: tuổi, giới, thời gian mắc, tần suất mắc đợt bùng phát, các triệu chứng toàn thân, cơ năng, thực thể.



- Chỉ tiêu các giá trị thông khí phổi (FVC,FEV1,FEV1/VC,FEV1/FVC), Xquang phổi thẳng.

- Chỉ tiêu về mMRC và CAT



2.4. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học

2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu trên các bệnh nhân điều trị thường qui tại bệnh viện, không can thiệp bất thường. Thu thập số liệu khách quan, trung thực. Các kết quả ứng dụng vào lâm sàng. Nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học Trường ĐHYD và Hội đồng bệnh viện.

III. KẾT QUẢ và BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm bệnh nhân đợt bùng phát của BPTNMT

* Tuổi và giới

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới

Giới

Tuổi

Nam

Nữ

Tổng

n

%

n

%

n

%

<50

3

4,2

1

10,0

4

4,9

50 – 70

42

58,3

5

50,0

47

57,3

>70

27

37,5

4

40,0

31

37,8

Tổng

72

87,8

10

12,2

82

100,0

Tỷ lệ Nam/Nữ

7,2

Tuổi trung bình

65,7 ±10,2

Kết quả bảng 1 cho thấy BPTNMT điều trị tại viện có tỷ lệ nam giới chiếm 87,8% cao hơn so với nữ giới (12,2%). Bệnh nhân có độ tuổi từ 50 - 70 chiếm tỷ lệ cao nhất (57,3%), sau đó là nhóm tuổi >70 chiếm 37,8%, nhóm bệnh nhân có độ tuổi <50 chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,9%).

Theo nghiên cứu của Hoàng Thủy (2007), độ tuổi hay gặp nhất là 61-70 tuổi (53,2%), tỷ lệ gặp ở nam là 96,8% và nữ là 3,1% [4]. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng cho thấy độ tuổi hay gặp là trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ 65% [2], [4]. Kết quả của nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước. Như vậy BPTNMT chủ yếu vẫn gặp nhiều ở nam giới và người > 50 tuổi. Kết quả này phù hợp với căn nguyên BPTNMT chủ yếu gặp ở nam giới có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm.



Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc

Tiền sử đợt cấp

Tần suất

%

Không có đợt cấp

21

25,6

1 đợt cấp

10

12,2

≥ 2 đợt cấp

51

62,2

Số đợt cấp trung bình

2,7 ± 0,8

Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có từ 2 đợt cấp BPTNMT trở lên trong 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (62,2%). Trong đó số có 1 đợt cấp chỉ chiếm 12,2%. Số bệnh nhân vào viện khám xin nhập viện điều trị cũng chiếm đáng kể (25,6%). Kết quả này tương tự với kết quả của một số tác giả Donaldson và cộng sự (2006) số đợt cấp trung bình: 2,5-3 đợt/năm[4]. Đợt bùng phát BPTNMT là tình trạng bệnh lý quan trọng mà thầy thuốc lâm sàng vừa phải can thiệp điều trị vừa qua đó phân mức bệnh. Tỷ lệ này cho thấy mức độ C, và D ở bệnh nhân điều trị nội trú là khá cao. Số đợt cấp trung bình của nghiên cứu này là 2,7 ± 0,8.

Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cơ năng

Dấu hiệu

Tần suất

%

Khó thở

78

95,1

Ho

76

92,7

Khạc đờm

67

81,7

Đờm đục

43

52,4

Sốt

18

22,0

Tức ngực

38

46,3

Lồng ngực hình thùng

45

54,9

RRPN giảm

56

68,3

Ran rít

53

64,6

Ran ngáy

55

67,1

Ran ẩm

10

12,2

Ran nổ

36

43,9

Nhận xét những triệu chứng hay gặp nhất là khó thở 95,1%, ho 92,7% và khạc đờm 81,7%. Bệnh nhân khạc đờm đục chiếm 52,4%. Các triệu chứng thực thể lồng ngực hình thùng 54,9%, RRPN giảm chiếm 68,3%, ran rít chiếm 64,6%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy, khó thở 95,5%, ho 92,0% và khạc đờm 82,1%. Bệnh nhân khạc đờm đục chiếm 58,1% [2], [4]. Các triệu chứng thực thể lồng ngực hình thùng 57,1%, RRPN giảm chiếm 60,7%, ran rít chiếm 53,6%. Như vậy triệu chứng lâm sàng BPTNMT hay gặp là khó thở, ho, ho khạc đờm và chất đờm có chuyển mầu. Khám thực thể thường thấy RRPN giảm và có ran rít.

Bảng 5. Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu trên XQ

Dấu hiệu

Tần suất

%

Hình phổi bẩn

36

43,9

Khoang liên sườn giãn rộng

43

52,4

Vòm hoành bậc thang

43

52,4

Vòm hoành phẳng

39

47,6

Vòm hoành đảo

4

4,9

Tim hình giọt nước

36

43,9

ĐK động mạch phổi phải >1,6 cm

13

15,9

Nhận xét: hình ảnh phổi bẩn chiếm 43,9%, khoang liên sườn dãn rộng 52,4%, vòm hoành bậc thang 52,4%, vòm hoành phẳng 47,6%. Tim hình giọt nước chiếm 43,9% có 15,9% bệnh nhân có đường kính động mạch phổi phải >1,6 cm. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy hình ảnh phổi bẩn chiếm 44,6%, khoang liên sườn dãn rộng 53,6%, vòm hoành bậc thang 50,0%, vòm hoành phẳng 44,6%. Tim hình giọt nước chiếm 40,2%. Có 18,8% bệnh nhân có đường kính động mạch phổi phải >1,6 cm [2], [4]. Đây là các dấu hiệu khá đặc trưng giúp thầy thuốc lâm sàng định hướng chẩn đoán BPTNMT và có thể góp phần tiên lượng các bệnh tim mạch phối hợp như tăng huyết áp, tâm phế mạn.

Bảng 6. So sánh phân loại theo GOLD 2006 với GOLD 2013

Phân loại

GOLD A

GOLD B

GOLD C

GOLD D

n

%

n

%

n

%

n

%

GOLD 1

2

2,4

0

0,0

0

0,0

0

0,0

1

1,2

GOLD 2

21

25,6

1

1,2

11

13,4

1

1,2

7

8,5

GOLD 3

28

34,1

0

0,0

0

0,0

3

3,7

28

34,1

GOLD 4

31

37,8

0

0,0

0

0,0

0

0,0

30

36,6

Tổng

82

100

1

1,2

11

13,4

4

4,9

66

80,5

Kết quả bảng 6 cho thấy có sự khác nhau rõ về số lượng bệnh nhân ở 2 cách phân chia, các mức GOLD 1 và 2 chưa khác biệt nhiều, nhưng với GOLD 3 và 4 thì thấy rõ với GOLD 3 có 28 (34,1%) bệnh nhân thì GOLD C chỉ có 4 (4,9%) bệnh nhân. Ngược lại với GOLD 4 có 31 (37,8%) bệnh nhân thì GOLD D có tới 66 (80,5%) bệnh nhân. Thực tế nhóm bệnh nhân mức D có tiền sử đợt bùng phát ≥ 2 lần trong năm chiếm nhiều nhất.

Nếu đánh giá theo mối nguy cơ thấp là mức A, B, nguy cơ cao là mức C, D chúng tôi cũng thấy có sự khác nhau về 2 cách phân loại. Phân mức 1 +2 có 23 (28%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 12 (14,6%) bệnh nhân. Phân mức 3+4 có 59 (71,9%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 80 (85,4%) bệnh nhân.

Như vậy cách phân loại mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 toàn diện hơn cách phân loại năm 2006 giúp thầy thuốc đánh giá cụ thể hơn tình trạng bệnh và tiên lượng bệnh. Thực tế cách phân loại mới này cũng dễ áp dụng.

IV. KẾT LUẬN

Nghiên cứu 82 bệnh nhân BPTNMT điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn, chúng tôi rút ra 1 số kết luận sau:



4.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng BPTNMT

- Tỷ lệ BPTNMT nam giới 87,8% cao hơn so với nữ giới (12,2%). Tuổi 50 - 70 chiếm tỷ lệ cao (57,3%), nhóm tuổi >70 chiếm 37,8%. Tuổi trung bình là 65,7 ±10,2. Tiền sử bệnh nhân có từ 2 đợt cấp BPTNMT trở lên trong 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (62,2%).

- Triệu chứng lâm sàng thường gặp là khó thở 95,1%; ho 92,7%; khạc đờm 81,7%; đờm đục chiếm 52,4%. Triệu chứng RRPN giảm gặp 68,3%, ran rít gặp 64,6%.

- Triệu chứng Xquang có hình ảnh phổi bẩn chiếm 43,9%; khoang liên sườn dãn rộng 52,4%; vòm hoành bậc thang 52,4%; vòm hoành phẳng 47,6%; Tim hình giọt nước chiếm 43,9%; đường kính động mạch phổi phải >1,6 cm chiếm 15,9%.



4.2 So sánh phân loại mức độ BPTNMT giữa GOLD 2013 và GOLD 2006

Có sự khác nhau rõ về số lượng bệnh nhân ở 2 cách phân chia, các mức GOLD 1 và 2 khác biệt ít; GOLD 3 và 4 khác biệt nhiều so với GOLD C và D (tương ứng là 37,8% so với 80,5%).

Có sự khác nhau rõ về mối nguy cơ trong cách phân chia: với GOLD 2006, phân mức 1+2 có 23 (28%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 12 (14,6%) bệnh nhân. Phân mức 3+4 có 59 (71,9%) bệnh nhân tương ứng với mức A, B có 80 (85,4%) bệnh nhân.

Phân loại mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 thuận lợi hơn GOLD 2006 về đánh giá tình trạng và tiên lượng bệnh.



Khuyến nghị: Nên áp dụng cách phân mức độ BPTNMT theo GOLD 2013 tại y tế cơ sở.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2013), “Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh Hô hấp”, Nhà xuất bản Y học.

2. Ngô Qúy Châu (2012), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Nhà xuất bản Y học.

3. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự (2011), “Sổ tay thực hành xử trí tốt bệnh Hô hấp”, Bộ Y tế, Bệnh viện Phổi Trung ương.

4. Nguyễn Thanh Thủy (2013), “Phân loại giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 2011 ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai ”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Global intiative for chronic obstructive lung disease, (2013), “Global strategy for the diagnosis and prevention of chronic obstructive pulmonary disease”, Update 2013, NHLBI/WHO.


LEVEL CLASSIFICATION OF COPD BY GOLD 2013 IN INPATIENTS TREATMENT AT HOSPITAL DISTRICT LUCNGAN

TranVanBinh*, HoangHa**

*Luc Ngan General Hospital

**Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objectives: to describe the clinical characteristics and level classification in patients COPD. Methods: Conduct research described, the entire sample 82 patients COPD inpatient Hospital Luc Ngan. Level classification according to GOLD 2013. Results: male patients (87.8%)> females (12.2%). Age group> 70 37.8%. Average age 65.7 ± 10.2. Common symptoms of breathlessness 95.1%; cough 92.7%; sputum 81.7%; Rales decreased 68.3%, wheezing 64.6%. X-ray images lung dirty 43.9%; intercostal space widening 52.4%; diaphragmatic dome ladder 52.4%; flat diaphragm dome 47.6%; Heart shaped water drop 43.9%; right pulmonary artery diameter> 1.6 cm was 15.9%. There were differences in the number of patients the GOLD level 1 and 2; GOLD 3 and GOLD 4 differs from C and D (respectively 37.8% vs 80.5%). There were differences in the risk of division: the GOLD 2006 classification level 1 +2 with 23 (28%) patients respectively with A, B with 12 (14.6%) patients. Classification of 3 + 4 59 (71.9%) patients respectively with the A, B, 80 (85.4%) patients. Conclusion: Classification COPD level GOLD 2013 more favorable GOLD 2006 on assessment and prognosis COPD. Recommendation: It should be applied according to the GOLD classification COPD 2013 at the primary health care.

Keywords: BPTNMT, GOLD 2013, chronic obstructive pulmonary disease, COPD.

GIÁM SÁT MỨC ĐỘ ARN TRONG MẪU MÁU PHẢN ÁNH HÌNH ẢNH ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI VÀ BỆNH

Người dịch: Vũ Thị Như Trang


Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2014/05/140505155333.htm

Ngày 10 tháng 6 năm 2014
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các mảnh vỡ nhỏ của ADN lưu thông trong máu của một người có thể cho phép các nhà khoa học theo dõi sự phát triển ung thư và thậm chí có thể biết được về trình tự gen một bào thai đang phát triển. Nhưng việc cô lập và sắp xếp theo thứ tự các mảnh của vật liệu di truyền làm cho ta không thể hiểu chi tiết về cách thức ADN được sử dụng như thế nào để tạo ra các chuỗi xoắn kép trong các tế bào, các mô và và các quá trình sinh học để xác định các cơ quan của cơ thể và cuộc sống của chúng ta.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã nghiên cứu vượt ra khỏi các thông tin tĩnh được cung cấp bởi các trình tự ADN trong máu. Thay vào đó, họ đã tạo ra một bức tranh nhiều phần động hơn bằng cách theo dõi mức độ thay đổi của một vật liệu di truyền khác - ARN - trong máu. Đó là sự khác biệt về mặt sinh học giữa một bức ảnh tĩnh và video khi nói đến việc tìm ra những gì cơ thể đang làm, và lý do tại sao.

"Chúng tôi nghĩ rằng kỹ thuật này giống như là một loại "ống nghe phân tử," Stephen Quake, tiến sĩ, giáo sư công nghệ sinh học và vật lý ứng dụng cho biết, "và kỹ thuật này là một cách hữu ích giúp phân tích bất kỳ mô nào mà chúng tôi quan tâm. Có rất nhiều ứng dụng thực tế tiềm năng của kỹ thuật này. Chúng tôi có khả năng sử dụng nó để tìm kiếm những sai sót xảy ra trong thai kỳ, như tiền sản giật hoặc có dấu hiệu sinh non. Và chúng tôi hy vọng sẽ sử dụng nó để theo dõi các vấn đề sức khỏe nói chung trong các cơ quan khác nhau."

Quake và các đồng nghiệp của ông kết hợp việc sử dụng các phương pháp thông lượng cao của các vi chuỗi và phương pháp giải trình tự mới để phân tích trình tự và mức độ tương đối của ARN trong máu của phụ nữ mang thai, người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân Alzheimer. Bằng cách tập trung vào thông tin di truyền của ARN dùng để tổng hợp protein (protein biết đến là được sản xuất chỉ trong các mô nhất định), họ có thể theo dõi sự phát triển hoặc sức khỏe của các cơ quan đặc biệt trong toàn bộ cơ thể.

Quake là tác giả chính của một bài báo được công bố trực tuyến ngày 05 tháng 5 trong kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học. Sinh viên tốt nghiệp Winston Koh và Wenying Pan là tác giả chính của nghiên cứu này.

Với một vài trường hợp ngoại lệ, bộ gen của bạn, mã hóa bởi ADN của bạn, được chia sẻ giữa tất cả các tế bào trong cơ thể của bạn. Mô và cơ quan cụ thể được hình thành bởi thông tin di truyền nhất định của các gen từ hàng ngàn lựa chọn trong bộ gen của bạn. Biểu hiện gen này được thực hiện một phần thông qua các phân tử gọi là ARN, mang thông tin mã hóa trong gen cho các nhà máy tạo protein của tế bào. Các protein lần lượt làm nhiều công việc của tế bào.

Các protein chuyên biệt và các phân tử chức năng trong mỗi tế bào điều khiển sự biểu hiện của gen, khi gen được biểu hiện và có bao nhiêu thông tin của mỗi ARN được thực hiện. Kết quả là, các trình tự cụ thể của ARN thông tin được sử dụng có thể thay đổi rộng rãi trong các mô, các điều kiện sinh học và môi trường.

Trong nhiều thập kỷ, máu được biết đến là có chứa một lượng rất nhỏ của ADN trôi nổi tự do và ARN được phát tán bằng cách chết hoặc bị hư hỏng của các tế bào khắp cơ thể. Thường tế bào chết này biểu trưng cho sự biến động tự nhiên của tế bào; đôi khi nó là kết quả của quá trình bệnh. Nhưng, cho đến gần đây, phân tích nguồn vật liệu di truyền này đã gặp khó khăn do sự khan hiếm của nó .

Kỹ thuật giải trình tự mới có khả năng xử lý một lượng rất nhỏ của vật liệu di truyền đã mở ra triển vọng lớn hơn cho các nhà nghiên cứu ở khắp mọi nơi. Hầu hết các nỗ lực đang tập trung vào việc phân tích ADN trong máu, hoặc để xác định trình tự của nó hoặc để so sánh số lượng tương đối của các nhiễm sắc thể nhất định. Những kỹ thuật này có ứng dụng trong chẩn đoán bệnh ung thư bằng cách tìm kiếm các đột biến đặc biệt không có trong bộ gen của bệnh nhân. Phòng thí nghiệm của Quake đã đi tiên phong trong việc dùng một phương pháp cho phép các bác sĩ xác định xem thai nhi có thể mắc một số hội chứng như hội chứng Down được xác định bởi số bản sao nhiễm sắc thể bất thường. Người ta ước tính rằng trong năm 2013, có hơn 500.000 phụ nữ mang thai đã sử dụng một phiên bản thử nghiệm trước khi sinh của Quake để tìm hiểu thêm về sức khỏe của thai nhi.

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật được phát triển từ phòng thí nghiệm trước đây của Quake để xác định các phân tử ARN lưu thông trong máu ở phụ nữ mang thai có khả năng đến từ thai nhi, và đó là từ các cơ quan của chính thai nhi đó. Họ phát hiện ra rằng là có thể theo dõi sự phát triển của các mô cụ thể, bao gồm cả não của thai nhi và gan, cũng như nhau thai, trong ba tam cá nguyệt của thai kỳ chỉ đơn giản bằng cách phân tích mẫu máu của những người phụ nữ mang thai theo thời gian.

Quake và các đồng nghiệp tin rằng kỹ thuật này có thể rất hữu ích và phổ biến một cách rộng rãi như một công cụ chẩn đoán bằng cách phát hiện các tín hiệu nguy cấp từ các cơ quan bị bệnh, có lẽ ngay cả trước khi các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Đặc biệt, họ có thể phát hiện mức độ cao của ARN thông tin của tế bào thần kinh cụ thể ở những người bị bệnh Alzheimer so với những người tham gia khỏe mạnh.

Cuối cùng, ngoài việc giám sát ARN thông tin, trong đó có các mã hóa tổng hợp nên protein, các nhà nghiên cứu cũng có thể phát hiện các loại ARN khác như ARN không mã hóa, các ARN vận chuyển - có khả năng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các tế bào. Phân tích sâu hơn của các phân tử có thể mang lại cái nhìn sâu sắc thêm vào sức khỏe và bệnh tật.

"Chúng tôi đã tạo ra một bước tiến không chỉ phát hiện trình tự gen để phân tích và tìm hiểu mô hình hoạt động gen ," Quake nói. "Biết được chuỗi ADN của một gen trong máu đã được chứng minh là rất hữu ích trong một số trường hợp cụ thể, như ung thư, mang thai và cấy ghép nội tạng. Phân tích ARN cho phép một cái nhìn rộng hơn nhiều về những gì đang xảy ra trong cơ thể ở bất kỳ thời điểm cụ thể ".
Tác giả: Vũ Thị Như Trang

Bộ môn Sinh học– Khoa Khoa học Cơ bản - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Số điện thoại: 0965 923 285

SỰ LỰA CHỌN THUỐC UỐNG BAN ĐẦU ĐỂ GIẢM NỒNG ĐỘ GLUCOSE Ở NHỮNG BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Người dịch: Vũ Thị Như Trang


Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2014/10/141027182805.htm Ngày 27 tháng 10 năm 2014
Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường và ban đầu được chỉ định dùng thuốc metformin để giảm nồng độ glucose trong huyết tương của họ sẽ ít có khả năng yêu cầu tăng cường điều trị bằng một loại thuốc uống hoặc insulin thứ hai so với bệnh nhân được điều trị đầu tiên bằng thuốc thuộc nhóm sulfonylurea, thiazolidinediones hoặc thuốc thuộc nhóm ức chế dipeptidyl peptidase 4 (các chất ức chế DPP-4), theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến bởi JAMA Internal Medicine.

American Diabetes Association, Trường Cao đẳng Y của Mỹ và hướng dẫn điều trị của cơ quan nghiên cứu chăm sóc sức khỏe và chất lượng đều ủng hộ việc dùng thuốc metformin cho điều trị ban đầu để giảm nồng độ glucose trong huyết tương cho những bệnh nhân tiểu đường type 2.

Các nhà nghiên cứu Seth Berkowitz A., MD, MPH, của Brigham và Bệnh viện Phụ sản và Trường Y Harvard, Boston, và các đồng nghiệp đã kiểm tra việc lựa chọn đầu tiên một loại thuốc hạ đường huyết để có những hành động tăng cường xử lý tiếp theo, cũng như những tai biến hạ đường huyết, và các bệnh tiểu đường liên quan đến tai biến tim mạch ở phòng cấp cứu. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu từ một nhóm 15.516 bệnh nhân được bảo hiểm và đã được yêu cầu sử dụng một loại thuốc hạ đường huyết uống từ tháng 7 năm 2009 đến tháng sáu năm 2013.

Trong số những bệnh nhân được nghiên cứu có 8.964 bệnh nhân (57,8 %) bắt đầu điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc metformin, 3.570 bệnh nhân (23%) bắt đầu điều trị bằng thuốc thuộc nhóm sulfonylurea, 948 bệnh nhân (6,1%) bắt đầu điều trị bằng thuốc thuộc nhóm thiazolidinedione và 2034 bệnh nhân (13,1%) bắt đầu điều trị bằng thuốc thuộc nhóm các chất ức chế DPP-4.

Bệnh nhân được dùng thuốc metformin thì ít có khả năng yêu cầu tăng cường điều trị so với những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc khác. Cụ thể: trong khi 2.198 bệnh nhân (24,5%) dùng thuốc metformin yêu cầu một thuốc uống thứ hai thì có 37,1% bệnh nhân dùng thuốc thuộc nhóm sulfonylurea, 39,6% bệnh nhân dùng thuốc thuộc nhóm thiazolidinedione và 36,2% bệnh nhân dùng thuốc thuộc nhóm các chất ức chế DPP-4 đã yêu cầu một thuốc uống thứ hai. Tổng cộng có 5,1% bệnh nhân dùng thuốc metformin sau đó có dùng thêm insulin, trong khi đó có 9,1% bệnh nhân dùng sulfonylurea, 5,6% bệnh nhân dùng một chất ức chế DPP-4 và 6,2% bệnh nhân dùng thiazolidinediones phải dùng thêm insulin.

Các lựa chọn thay thế thuốc metformin không làm giảm nguy cơ tai biến hạ đường huyết, kết luận này được chỉ ra khi các nhà nghiên cứu lấy số liệu ở khoa cấp cứu hay các ca tai biến tim mạch. Sử dụng thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea xuất hiện các vấn đề liên quan tới tăng nguy cơ tai biến tim mạch.

"Mặc dù trong nghiên cứu, chỉ có 57,8% các bệnh nhân bắt đầu điều trị bệnh tiểu đường bằng metformin. Nhưng khi bắt đầu điều trị với metformin thì đã có những chuyển biến liên quan đến việc giảm bớt tăng cường điều trị tiếp theo và không gây tai biến hạ đường huyết hoặc các sự cố lâm sàng bất lợi khác. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng cuộc sống và chi phí thuốc ", nghiên cứu kết luận.

Bình luận: Điều trị ban đầu cho bệnh tiểu đường

Trong một bài bình luận liên quan, Jodi B. Segal, MD, MPH, và Nisa M. Maruthur, MD, MHS, Johns Hopkins University School of Medicine, Baltimore, viết: "Berkowitz và các đồng nghiệp khẳng định rằng có rất ít bằng chứng so sánh hiệu quả để hướng dẫn lựa chọn ban đầu của liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường. Do đó họ tiến hành nghiên cứu này một cách nghiêm ngặt để xác định tác động ban đầu của các chất hạ đường huyết bằng con đường uống. "

"Cuộc nghiên cứu này được tiến hành một cách tỉ mỉ, tuy nhiên, kết quả vẫn còn khá khiêm tốn với những gì đã được biết về chủ đề này. Hiện bằng chứng mạnh mẽ về việc sử dụng metformin như một liệu pháp đầu tiên thì họ vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu".

"Mặc dù sự thật là ở một số bệnh nhân dùng metformin cần phải thêm một loại thuốc bổ sung là do tuân thủ không hoàn hảo chế độ ăn uống và tập thể dục hoặc tuân thủ các quy định sử dụng thuốc đầu tiên, ở nhiều bệnh nhân khác, nó phản ánh sự tiến triển ​​của bệnh xấu đi và giảm độ nhạy cảm insulin cũng như giảm chức năng của tế bào β ... Nói tóm lại việc bổ sung các loại thuốc ở một số bệnh nhân dùng metformin như là một bước cần thiết để giữ gìn sức khỏe và duy trì sức khỏe để có thể đi một chặng đường dài hướng tới việc bệnh nhân chấp nhận sống chung với bệnh như một phần rủi ro, nhưng việc cần thiết là phải biết tự chăm sóc bản thân tốt ", họ kết luận.
Tác giả: Vũ Thị Như Trang

Bộ môn Sinh học– Khoa Khoa học Cơ bản - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên



Số điện thoại: 0965 923 285






Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 6.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương