Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 4 năm 2014


THỰC TRẠNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI THÁI NGUYÊN



tải về 6.19 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu30.03.2018
Kích6.19 Mb.
#36801
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

THỰC TRẠNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI THÁI NGUYÊN

TRONG 3 NĂM (2011-2013)

Bùi Duy Hưng*, Hạc Văn Vinh**


*Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

**Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ mắc, tử vong và diễn biến bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2013

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng: tất cả các ca bệnh tay chân miệng trong báo cáo giám sát về bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Thái Nguyên, thời gian (2011-2013). Kết quả: Ca bệnh lâm sàng tay chân miệng đầu tiên được giám sát phát hiện tại Thái Nguyên vào ngày 29/07/2011. Sau đó bệnh lan rộng trong cộng đồng với 9/9 huyện thành trong tỉnh, cuối năm 2011ghi nhận 236 ca bệnh tay chân miệng, tỷ lệ mắc là 20,6/100.000 dân. Đến năm 2012 dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phường của 9/9 huyện thành trong đó có nhiều ổ dịch với hàng chục ca mắc bệnh tại các trường mầm non; hàng trăm trường hợp được khám và điều trị tại các cơ sở y tế, tỷ lệ mắc bệnh 55,3/100.000 dân tăng cao gấp hơn 2 lần so với năm 2011 và giảm xuống còn 33,6/100.000 dân vào năm 2013. Kết luận: Tại Thái Nguyên bệnh tay chân miệng rải rác quanh năm, với số lượng mắc trong 3 năm là 1279 ca, có 2 đỉnh dịch là tháng 4 gồm 281 ca chiếm 22% và tháng 9 gồm 271 ca chiếm 21,2%, trẻ mắc bệnh chủ yếu dưới 5 tuổi và số bé trai gặp nhiều bé trẻ gái.

Từ khóa: Bệnh tay chân miệng, Thái Nguyên, 2011-2013
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tay chân miệng (hand, foot and mouth disease) là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh tay chân miệng (TCM) đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, tập trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế thế giới nhận định, bệnh TCM đang thực sự đe doạ tính mạng và sức khoẻ trẻ em ở các nước châu Á. Bệnh TCM đang trở thành vấn đề y tế cộng đồng quan trọng. Tại Việt Nam, bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Trong năm 2012 cả nước có 157.654 ca mắc, 45 ca tử vong và 3 tháng đầu năm 2013, cả nước ghi nhận hơn 14.260 trường hợp mắc bệnh TCM tại 63/63 tỉnh/thành phố trong đó đã có 4 trường hợp tử vong. Bệnh TCM bùng phát tại Thái Nguyên từ năm 2011 với 236 ca mắc TCM được giám sát, bệnh nhanh chóng lây lan ra cộng đồng, năm 2012 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 647 ca lâm sàng. Dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phường của 9/9 huyện thành trong đó có nhiều ổ dịch với hàng chục ca mắc bệnh tại các trường mầm non, nhà trẻ. Trong tất cả các ca mắc bệnh TCM được giám sát, không có trường hợp nào tử vong. Để có những thông tin thiết thực và những kiến nghị phù hợp cho các kế hoạch hoạt động phòng chống dịch TCM của ngành y tế trong tương lai, góp phần ngăn chặn dịch xảy ra lây lan và bùng phát trong cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên 2011-2013”. Nhằm mục tiêu: Mô tả tỷ lệ mắc, tử vong và diễn biến bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2013

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Ca bệnh TCM trong báo cáo giám sát về bệnh truyền nhiễm năm 2011-2013.



2.2. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2014 - 7/2014

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.



2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Mẫu điều tra tỷ lệ mắc bệnh: Hồi cứu toàn bộ những trường hợp mắc bệnh và tử vong được báo cáo về bệnh TCM tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2013

2.4.3.Chỉ tiêu nghiên cứu

- Phân bố ca bệnh theo năm 2011- 2013

- Phân bố ca bệnh theo các tháng

- Phân bố ca bệnh theo tuổi, giới, địa dư



2.5. Phương pháp thu thập thông tin

- Hồi cứu số liệu sẵn có từ các báo cáo giám sát về tình hình mắc bệnh TCM từ 29/7/2011 đến 31/12/2013.



2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu định lượng được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 với các thuật toán thống kê y học, tỷ lệ mắc bệnh được tính trên 100.000 dân.



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tỷ lệ mắc và tử vong bệnh TCM tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2013

3.1.1. Sự phân bố theo năm

Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh TCM từ năm 2011 -2013

Năm

Dân số

Mắc bệnh

Tử vong

SL

TL/100.000

SL

TL/100.000

2011

1.144144

236

20,6

0

0

2012

1.168636

647

55,3

0

0

2013

1.179095

396

33,6

0

0

Chung

1163958,3

1279

109,88

0

0

Nhận xét: Bệnh TCM khởi phát tại Thái Nguyên từ năm 2011, sau đó bùng phát vào năm 2012 với 55,3 trường hợp mắc trong 100.000 dân và giảm xuống còn 33,6/100.000 dân vào năm 2013

3.1.2. Phân bố theo tháng



Biểu đồ 3.1. Phân bố ca bệnh tay chân miệng theo tháng trong 3 năm 2011-2013

Nhận xét: Năm 2011 ca bệnh đạt đỉnh vào tháng 8 là 93 ca chiếm 39,4%. Năm 2012 đạt đỉnh vào tháng 4 là 277 ca chiếm 42,8%. Năm 2013 đạt đỉnh tháng 9 với 181 ca mắc bệnh chiếm 45,9 %.

Bảng 3.2. Phân bố ca bệnh TCM theo tháng trong năm trung bình trong 3 năm 2011-2013

Tháng

Số ca mắc

Tỷ lệ %

Tháng 1

8

0.6

Tháng 2

13

1,0

Tháng 3

134

10,5

Tháng 4

281

22,0

Tháng 5

223

17,4

Tháng 6

25

1,95

Tháng 7

29

2,26

Tháng 8

171

13,4

Tháng 9

271

21.2

Tháng 10

66

5,16

Tháng 11

51

4,0

Tháng 12

7

0,54

Tổng chung 3 năm

1279

100%

Nhận xét: Trong 3 năm 2011- 2013, bệnh TCM rải rác quanh năm với số lượng mắc là 1279 ca, có 2 đỉnh dịch là tháng 4 gồm 281 ca chiếm 22% và tháng 9 gồm 271 ca chiếm 21,2%.

3.1.3. Phân bố theo tuổi

Bảng 3.2. Phân bố ca bệnh tay chân miệng trong 3 năm 2011 -2013 theo tuổi

Nhóm tuổi

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

≤ 5tuổi

229

97,0

632

97,7

359

90,7

6-14 tuổi

6

2,5

15

2,3

35

8,8

≥ 15 tuổi

1

0,4

0

0,0

2

0,5

Tổng

236

100,0

647

100,0

396

100,0

Nhận xét: Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và một tỷ lệ nhỏ ở trẻ 6-14 tuổi

3.1.4. Phân bố theo giới

Biểu đồ 3.2. Phân bố ca bệnh tay chân miệng theo giới trong 3 năm (2011-2013)

Nhận xét: Bệnh TCM có xu hướng mắc ở trẻ trai nhiều hơn so với trẻ gái, đặc biệt là năm2013: trẻ trai chiếm 60,1%, trẻ gái chiếm 39,9%.

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng năm 2011 -2013 theo địa dư (tính trên 100.000 dân)

Địa dư

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Thành phố

93

36,1

188

70,9

36

14,0

TX.Sông Công

11

22,3

26

48,0

32

58,7

Phú Bình

12

8,3

98

67,1

23

15,6

Phổ Yên

15

10,2

22

14,6

87

57,3

Đồng Hỷ

5

4,5

7

6,2

10

8,7

Đại Từ

67

39,4

165

96,1

105

60,2

Phú Lương

23

21,2

92

84,2

80

72,5

Định Hóa

1

1,1

1

1,1

10

10,8

Võ Nhai

9

13,6

48

71,3

13

19,2

Nhận xét: Đại Từ là huyện có tỷ lệ mắc bệnh TCM cao nhất trong cả 3 năm từ 2011 đến 2013, tiếp đến là huyện Phú Lương. Tỷ lệ mắc rất thấp ở huyện Định Hóa và Đồng Hỷ.

4. BÀN LUẬN.

4.1. Tỷ lệ mắc và tử vong bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2013

Trong 3 năm thì năm 2012 có tỷ lệ mắc cao nhất là 55,3/100.000 dân, tỷ lệ này của tỉnh Thái Nguyên thấp hơn tỉ lệ mắc chung của cả nước (176,1/100.000 dân) ; Khu vực Miền Bắc (111,0/100.000 dân); Miền Nam (261,1/100.000 dân); Miền Trung (151,9/100.000 dân) và Tây Nguyên (177,1/100.000 dân). Tỷ lệ mắc bệnh TCM của tỉnh Thái Nguyên năm 2012 cũng thấp hơn nhiều so với tỉnh Cao Bằng (218,14/100.000 dân). và Hải Phòng (314,87/100.000 dân). Có thể có nhiều yếu tố tác động đến tỷ lệ mắc TCM có xu hướng giảm năm 2013 so với năm 2012

Khảo sát xu hướng mắc bệnh TCM theo tháng trong 3 năm (2011- 2013) tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Bệnh rải rác quanh năm. Năm 2011 xuất hiện đỉnh dịch vào tháng 8; Năm 2012 xuất hiện một đỉnh dich vào tháng 4; Năm 2013 xuất hiện một đỉnh dịch vào tháng 9. Theo báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013 cũng cho thấy trong năm 2012, tình hình dịch bệnh TCM trên địa bàn cả nước rải rác quanh năm và xuất hiện 2 đỉnh dịch vào tháng 4 và tháng 9,. Theo tác giả Trần Ngọc Hữu (2012) về "Đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía nam giai đoạn 2005- 2011" cho thấy: Trong giai đoạn 2008-2010, bênh TCM quanh năm với 2 đỉnh dịch. Đỉnh thứ nhất trong khoảng từ tháng 5- 6, đỉnh thứ hai trong khoảng tháng 9-10 và năm 2011 dịch chỉ có một đỉnh vào tháng 9, tháng 10. Bệnh TCM có thể xuất hiện quanh năm nhưng số mắc tăng cao và những tháng đầu mùa hè và đầu mùa thu. Trong nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy dịch bệnh TCM tăng cao vào tháng 4-5 ( tương ứng với đầu mùa hè) và tháng 8-9 ( tương ứng với mùa thu). Có thể lý giải tỷ lệ mắc bệnh TCM theo thời gian như sau: Mùa hè nhiệt độ cao, nắng nóng thất thường kèm theo mưa là điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát triển, nắng nóng cộng oi bức và mưa cũng làm con người thấy mệt mỏi, đặc biệt ở trẻ em sức đề kháng còn kém, dễ cảm nhiễm với virus. Theo WPRO, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng số ca tăng cao vào mùa mưa. Mùa thu-đông là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, nên các ca bệnh tăng đột biến hơn, mặt khác tháng 9 là thời điểm nhập học, nhiều trẻ tập trung tại các trường có thể tạo cơ hội cho bệnh lây lan. Mặc dù bệnh thường xuất hiện vào những tháng đầu mùa hè và mùa thu, nhưng bệnh TCM là một bệnh mới xuất hiện, tần suất rải rác quanh năm, diễn biến vẫn chưa theo quy luật rõ ràng, do đó cần tích cực theo dõi giám sát chặt chẽ để có những dự báo dịch bệnh phù hợp và khoa học góp phần phòng chống dịch bệnh cho nhân dân.

Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi (năm 2011chiếm 97,0 %, năm 2012 chiếm 97,7% và năm 2013 chiếm 90,7%). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm dịch tễ học của bệnh. Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, mặt khác trẻ em dưới 5 tuổi là lứa tuổi mầm non, thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, đồng thời trẻ ăn bán trú tại trường, vì vậy nguy cơ lây truyền bệnh là rất cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi từ năm 2011 đến 2013 thì số ca mắc bệnh TCM ở trẻ trai cao hơn trẻ gái, cụ thể các năm (2011: trai= 58,1%; gái= 41,9% . 2012: trai= 58,4%; gái= 41,6%. 2013: trai= 60,1%; gái= 39,9%). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự các nghiên cứu khác: Theo nghiên cứu của Kow-tong chen cho thấy tỉ suất nam: nữ là (1,41: 1). Theo tác giả Lục Phi Giang (2013), “ Thực trạng bệnh tay chân miệng và khả năng đáp ứng phòng chống dịch tại tỉnh Cao bằng năm 2012” cho thấy năm 2012 bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (79,6%), nam có xu hướng mắc bệnh cao hơn so với nữ (56,3% ở nam và 43,7% ở nữ). Nguyên nhân của sự khác biệt này còn chưa được sáng tỏ, cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng để có những bằng chứng khoa học về sự phân bố các trường hợp mắc và tử vong theo giới tính.

4.2. Diễn biến bệnh tay chân miệng tỉnh Thái Nguyên, năm 2011-2013

Cũng giống như diễn biến chung của cả nước, bệnh TCM xuất hiện rải rác, không gây thành dịch, không có ca tử vong trong nhiều năm. Ca bệnh lâm sàng đầu tiên được giám sát phát hiện tại Thái Nguyên vào ngày 29/07/2011. Sau đó bệnh lan rộng trong cộng đồng với 9/9 huyện thành trong tỉnh, cuối năm 2011ghi nhận 236 ca bệnh TCM, tỷ lệ mắc là 20,6/100.000 dân. Đến năm 2012 dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phường của 9/9 huyện thành trong đó có nhiều ổ dịch với hàng chục ca mắc bệnh tại các trường mầm non, nhà trẻ; hàng trăm trường hợp được khám và điều trị tại các cơ sở y tế, tỷ lệ mắc bệnh 55,3/100.000 dân tăng cao gấp hơn 2 lần so với năm 2011 và giảm xuống còn 33,6/100.000 dân vào năm 2013. Trong 9 huyện thành của tỉnh thái Nguyên thì Đại Từ là huyện có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong cả 3 năm từ 2011 đến 2013. Tại Thái Nguyên số lượng mắc TCM trung bình trong 3 năm là 1279 ca, có 2 đỉnh dịch là tháng 4 gồm 281 ca chiếm 22% và tháng 9 gồm 281 ca chiếm 21,2%, diễn biến dịch theo các tháng trong năm theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở tỉnh Thái Nguyên tương tự với diễn biến dịch TCM tại miền Bắc năm 2011-2013 (cũng bao gồm 2 đỉnh dịch vào tháng 4 và tháng 9 trong 3 năm 2011-2013 tại miền Bắc, Việt Nam).

5. KẾT LUẬN:

- Tỷ lệ mắc bệnh TCM tại tỉnh Thái Nguyên: Năm 2011 ghi nhận 236 ca bệnh, tỷ lệ mắc là 20,6/100.000 dân. Năm 2012 ghi nhận 467 ca bệnh, tỷ lệ mắc là 55,3/100.000 dân và năm 2013 ghi nhận 396 ca bệnh TCM, tỷ lệ mắc là 33,6/100.000 dân.

- Chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi (năm 2011: 97,0 %; năm 2012: 97,7%; năm 2013: 90,7%).

- Trẻ trai có xu thế mắc cao hơn trẻ gái (2011: trai= 58,1%; gái= 41,9% . 2012: trai= 58,4%; gái= 41,6%. 2013: trai= 60,1%; gái= 39,9%). Tỉ suất mắc của bé trai: bé gái, trung bình trong 3 năm là 1,43: 1

- Bệnh TCM rải rác quanh năm, với số lượng mắc trong 3 năm là 1279 ca, có 2 đỉnh dịch là tháng 4 gồm 281 ca chiếm 22% và tháng 9 gồm 281 ca chiếm 21,2%. Tất cả không có ca nào tử vong.



6. KIẾN NGHỊ:

Hệ thống Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục tăng cường công tác giám sát bệnh tay chân miệng, cập nhật báo cáo theo quy định. Nâng cao chuyên môn, đầu tư trang thiết bị về xét nghiệm cho đội ngũ phòng chống dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SITUATION OF HAND, FOOT AND MOUTH DISEASE IN THAI NGUYEN DURING THREE YEARS (2011-2013)

Bui Duy Hung*, Hac Van Vinh**

*Thai Nguyên Medical School

**Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY:

Objective: Describe the prevalence, mortality and the trend of hand foot and mouth disease (HFMD) in Thai Nguyen Province in 2011-2013. Subjects and Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted, subjects were All HFMD cases of infectious disease surveillance, years (2011-2013).

Results: The first HFMD case was discovered in Thai Nguyen on 29/07/2011. Then, the disease spread in a community within 9/9 districts of province, at the end of year 2011, there were HFMD 236 cases registed, the prevelence was 20.6 /100,000 population. By 2012 the disease appeared in 147/181 communes / wards of 9/9 Districts, where there were a dozen of cases of disease in kindergarten school; morbidity rate were 55.3 /100,000 population, this were increased more than 2 times higher than comperison with year 2011, and it was dropped to 33.6/100,000 population in 2013. Conclusion: In Thai Nguyen province, the HFMD occored throughout timre of the year, with the number of cases for 3 years were 1279 cases, there were two peaks of edemic which are in April, there were 281 service 22% of cases, including 271 cases in September and 21.2%, all infected childre n whose age mostly was less than 5 years old and child boys were more than child girls.

Key word: Hand Foot Mouth Disease, Thai Nguyen, 2011- 2013

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 6.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương