Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 4 năm 2014


VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ 15-49 TUỔI CÓ CHỒNG TẠI XÃ KIM QUAN, THẠCH THẤT, HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN



tải về 6.19 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu30.03.2018
Kích6.19 Mb.
#36801
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ 15-49 TUỔI CÓ CHỒNG TẠI XÃ KIM QUAN, THẠCH THẤT, HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Quang Mạnh* Cấn Hải Hà**


*Đại học Y Dược Thái Nguyên, **Trung tâm y tế Thạch Thất, Hà Nội
TÓM TẮT

Ở Việt Nam, viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, lâu dài dẫn đến vô sinh. Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và tìm giải pháp phòng bệnh là cần thiết.

Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ bệnh và nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng và mô tả một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng.



Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng cho nghiên cứu này. Bốn trăm hai mươi phụ nữ có chồng tại xã Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội được chọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn, khám phụ khoa và lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh.

Kết quả 237 phụ nữ mắc bệnh (56,4%). Viêm âm hộ (10,5), Viêm âm đạo (30,4%), Viêm cổ tử cung (24,9%), Viêm âm đạo - Cổ tử cung (34,2%). Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn và tạp khuẩn. Có sự liên quan giữa độ tuổi, số con đã có, sử dụng các biện pháp tránh thai, điều kiện vệ sinh hộ gia đình, kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ với viêm nhiễm đường sinh dục dưới (p<0,05).

Tăng cường giáo dục sức khỏe, cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình, cung cấp nước sạch, phát hiện bệnh sớm điều trị kịp thời là khuyến nghị cho nghiên cứu này.



Từ khóa: Phụ nữ 15-49 tuổi, viêm nhiễm đường sinh dục dưới.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt nam, viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt ở khu vực mà điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ, tình cảm vợ chồng mà lâu dài dẫn đến vô sinh. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là cần thiết trong chiến lược chăm sóc sức khỏe phụ nữ [1]. Kim Quan, một xã bán sơn địa thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nơi đây đang là vấn đề. Nhằm cung cấp các bằng chứng có cơ sở khoa học cho y tế địa phương giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:

(i) Xác định tỷ lệ và nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội và (ii) Mô tả một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng.



PHƯƠNG PHÁP

Bốn trăm hai mươi phụ nữ có chồng tại xã Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội được chọn ngẫu nhiên vào nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng cho nghiên cứu này. Phụ nữ tham gia nghiên cứu được khám sản khoa và phỏng vấn trực tiếp bởi bộ câu hỏi phỏng vấn. Phát hiện phụ nữ có viêm nhiễm đường sinh dục dưới được lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tần xuất các biến số. Kiểm đinh χ2 để xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới.

KẾT QUẢ

Bảng 1. Tỷ lệ hình thái và nguyên nhân gây bệnh

Tiến hành khám phụ khoa 420 phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đã phát hiện 237 phụ nữ mắc bệnh VNĐSDD, chiếm 56,4%. Kết quả khám lâm sàng cho thấy viêm cổ tử cung (24,9%) viêm âm đạo (30,4%), viêm âm hộ chiếm tỷ lệ thấp (10,5%). Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm kết hợp Âm đạo và Cổ tử cung là 34,2%. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn (G.Vaginosis, Trichomonas vaginalis, C. Trachomatis, vi khuẩn khác, tạp khuẩn).Trong đó nguồn nước sạch, vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục là rất cần thiết để dự phòng bệnh. Bên cạnh đó, hầu hết đối tượng nghiên cứu cũng nhận ra rằng viêm nhiễm bộ phận sinh dục dưới là bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.






n

%

Mắc bệnh







Có

237

56,4

Không

183

43,6

Hình thái bệnh







Viêm âm đạo

72

30,4

Viêm cổ tử cung

59

24,9

Viêm âm đạo - cổ tử cung-

81

34,2

Viêm âm hộ

25

10,5

Nguyên nhân gây bệnh







Vi khuẩn

152

64,1

Nấm

51

21,5

Khác

34

14,4

Bảng 2. Phân bố bệnh theo độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và số con:

Kết quả Bảng 2 cho thấy chủ yếu các đối tượng tham gia nghiên cứu ở lứa tuổi ≥ 40. Phần lớn làm nông nghiệp. Trình độ học vấn THCS là chủ yếu. Hầu hết đang sống cùng chồng, hơn ½ đối tượng là nghiên cứu có từ 1 - 2 con và 1/3 có ≥ 3 con.



Đặc điểm

n

%

Nhóm tuổi

< 20 tuổi

35

8,4

20 – 29 tuổi

74

17,6

30 – 39 tuổi

145

34,5

≥ 40 tuổi

166

39,5

Nghề nghiệp

Làm ruộng

267

63,6

Buôn bán

44

10,5

Công nhân

18

4,3

Cán bộ hành chính

50

11,8

Khác

41

9,8

Trình độ học vấn

≤ Tiểu học

66

15,7

THCS

203

48,3

THPT

104

25

CĐ, ĐH

47

11

Tình trạng hôn nhân

Sống cùng chồng

407

96,9

Góa

13

3,1

Số con hiện có







Chưa có con

13

3,1

Từ 1 – 2 con

248

59,0

≥3 con

159

37,9

Bảng 3. Tiền sử sản khoa, kế hoạch hóa gia đình và điều kiện vệ sinh môi trường

Bảng 3 cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu chưa từng nạo phá thai (68,6%). Tuy nhiên, 21,2% đã từng nạo phá thai ít nhất 1 lần , 2,6% ≥3 lần. Trên ½ phụ nữ hiện nay đang sử dụng BPTT (57,9%), trong đó chủ yếu là đặt vòng (60,2%); BCS (36,9%) và thuốc tránh thai (25,3%).



Đa số đối tượng sử dụng nước giếng khơi để vệ sinh BPSD hàng ngày (83,8%), trong đó 49,3% nguồn nước có qua hệ thống lọc và trên 1/2 đối tượng có nhà vệ sinh/nhà tắm khép kín (53,1%).

Đặc điểm

n

%

Phá thai

Chưa bao giờ

288

68,6

1 lần

89

21,2

2 lần

32

7,6

≥3 lần

11

2,6

Tránh thai



243

57,9

Không

177

42,1

Biện pháp tránh thai

Dụng cụ tử cung

145

60,2

Thuốc tránh thai

61

25,3

BCS

89

36,9

Khác

21

8,7

Nguồn nước

Giếng khoan

68

16,2

Giếng khơi

352

83,8

Nước có qua hệ thống lọc



207

49,3

Không

213

50,7

Nhà vệ sinh/nhà tắm khép kín



223

53,1

Không

197

46,9

Bng 4. Phân loại KAP

Qua bảng phân loại KAP cho thấy kiến thức - thái độ - thực hành đều có tỷ lệ % cao ở mức độ khá.



Phân loại

Tần số

Tỷ lệ %

Kiến thức

Kém

103

24,5

Khá

267

63,6

Tốt

50

11,9

Thái độ

Kém

86

20,5

Khá

253

60,2

Tốt

81

19,3

Thực hành

Kém

85

20,2

Khá

270

64,3

Tốt

65

15,5


Bảng 5. Mối liên quan giữa độ tuổi, số con, sử dụng biện pháp tránh thai và điều kiện vệ sinh, kiến thức, thái độ, thực hành với viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Kết quả Bảng 5 cho thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi và số con hiện có với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD. Trong đó, những phụ nữ thuộc nhóm tuổi 30 – 39 tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ thuộc nhóm tuổi khác (p<0,05). Những đối tượng có từ 1- 2 con có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác (p<0,05). Có mối liên quan giữa việc sử dụng BPTT với tình trạng mắc bệnh của đối tượng. Theo đó những phụ nữ đang sử dụng BPTT có khả năng mắc bệnh cao hơn (p<0,05). Có mối liên quan giữa tình trạng có nhà tắm với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD. Trong đó, những phụ nữ mà gia đình có nhà vệ sinh/ nhà tắm khép kín trong nhà thì khả năng mắc bệnh thấp hơn so với những phụ nữ không có nhà vệ sinh/nhà tắm khép kín.



Kết quả Bảng 5 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VNĐSDD với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD của đối tượng. Trong đó, những phụ nữ có kiến thức kém về bệnh, thái độ và thực hành kém về phòng bệnh có khả năng mắc bệnh VNĐSDD cao hơn so với những phụ nữ có kiến thức tốt (p<0,05).




Tình trạng mắc bệnh

2

p-value



Không

n

%

n

%

Nhóm tuổi

14,49

0,002

< 20 tuổi

21

60,0

14

40,0







20 – 29 tuổi

44

59,5

30

40,5







30 – 39 tuổi

97

66,4

49

33,6







≥ 40 tuổi

75

45,1

90

54,9







Số con hiện có

8,69

0,013

Chưa có con

4

30,8

9

69,2







Từ 1 – 2 con

153

61,7

95

38,3







Trên 3 con

80

50,3

79

49,7







Sử dụng biện pháp tránh thai

5,78

0,016



147

61,0

94

39,0







Không

86

49,1

89

50,9







Có nhà vệ sinh/nhà tắm khép kín

18,54

0,000



104

46,6

119

53,4







Không

133

67,5

64

32,5







Kiến thức

14,1

0,001







14,1

0,001

Kém

70

68,0

33

32,0







Khá

149

55,8

118

44,2







Tốt

18

36,0

32

64,0







Thái độ

7,136

0,028







7,136

0,028

Kém

51

59,3

35

40,7







Khá

151

59,7

102

40,3







Tốt

35

43,2

46

56,8







Thực hành

6,967

0,031







6,967

0,031

Kém

51

60,0

34

40,0







Khá

159

58,9

111

41,1







Tốt

27

41,5

38

58,5







BÀN LUẬN

Thực trạng mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Tại Việt Nam, tỷ lệ VNĐSDD cũng khác nhau giữa rất nhiều các tác giả. Một số tác giả nghiên cứu tại địa bàn miền Nam đều cho tỷ lệ thấp hơn chúng tôi như Nguyễn Khắc Minh (2005) nghiên cứu trên 733 phụ nữ có chồng 18-49 tuổi, tại tỉnh Quảng Nam (tỷ lệ 36,65%) [2]. Theo tác giả Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng tại Cà Mau cho thấy trên 603 phụ nữ có chồng 18-49 tuổi có 47,3% bị VNĐSDD [3]. Một số nghiên cứu tại các tỉnh phía Bắc của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ VNĐSDD nhìn chung vẫn ở mức cao và có xu hướng duy trì và không giảm nhiều qua các năm, cụ thể như sau:

So sánh với các nghiên cứu đã trước đây thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi xấp xỉ bằng nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên (2009) [4] và thấp hơn các nghiên cứu khác. Đặc biệt, tỷ lệ viêm trong những nghiên cứu gần đây đều trên 50% cho thấy số lượng phụ nữ mắc các bệnh VNĐSDD dưới đang ở mức cao đáng báo động.

Một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu

Có mối liên quan giữa nhóm tuổi và số con hiện có với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Khanh năm 2010 tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa [5]. Những phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ không sử dụng (p<0,05). Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu về tình hình NKĐSS trên 150 bệnh nhân là phụ nữ từ 18 – 45 tuổi tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cũng chỉ ra rằng đặt dụng cụ tử cung làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cổ tử cung - âm đạo [5] hay nhận định của Lê Hoài Chương tại Bệnh viện phụ sản TW (2011) cho thấy tiền sử nạo thai, sẩy thai, sinh đẻ liên quan đến khả năng bị mắc bệnh [6].

Có mối liên quan giữa tình trạng có nhà tắm với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD. Trong đó, những phụ nữ mà gia đình có nhà vệ sinh/ nhà tắm khép kín trong nhà thì khả năng mắc bệnh thấp hơn so với nhóm chứng. Có nhà vệ sinh/nhà tắm trong nhà thì điều kiện vệ sinh của phụ nữ thuận lợi hơn, cả việc vệ sinh thông thường, vệ sinh kinh nguyệt và nhất là vệ sinh trước và sau QHTD, do đó sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm.



Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VNĐSDD với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, những phụ nữ có kiến thức kém về phòng bệnh VNĐSDD có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ có kiến thức tốt (p<0,05). Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Liên tại Tam Dương, Vĩnh Phúc của tác giả (2010) [4] hay Hoàng Minh Hằng (2005) tại Vĩnh bảo Hải Phòng phụ nữ có kiến thức kém về phòng bệnh có khả năng mắc bệnh cao gấp 3,12 lần so với những phụ nữ có kiến thức [7].

Hầu hết các nghiên cứu đều tìm ra mối liên quan giữa kiến thức của đối tượng về bệnh với tình trạng VNĐSDD. Mối liên quan có ý nghĩa này cho chúng ta thấy hiểu biết về bệnh rất quan trọng đối với phụ nữ trong việc bảo vệ mình trước những yếu tố nguy cơ của bệnh.

Những phụ nữ có thái độ kém về phòng bệnh VNĐSDD có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ có thái độ tốt (p<0,05). Nhận định này tương tự nghiên cứu của Đoàn Huy Hậu (2007) trên 634 phụ nữ vạn chài khu vực phía Bắc Hà Nội chỉ ra rằng thái độ của họ chưa tích cực, vẫn còn tâm lý ngại ngùng, coi thường bệnh và hành vi thực hành còn rất thấp. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ vạn chài mắc các bệnh VNĐSD khá cao 63,7% [8].

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy có mối liên quan giữa thực hành vệ sinh khi QHTD với tình trạng mắc bệnh của ĐTNC tương tự nghiên cứu tại Tam Dương, Vĩnh Phúc của Nguyễn Thị Liên (2010), nhóm phụ nữ không vệ sinh sau QHTD có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,8 lần so với nhóm chứng [4] . Điều đó càng khẳng định vệ sinh là yếu tố rất quan trọng góp phần gây ra bệnh, cũng như có thể hạn chế bệnh nếu thực hành đúng.

Từ các kết quả nghiên cứu trên nhận thấy kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VNĐSDD là một yếu tố quan trọng liên quan đến tình trạng mắc bệnh, nếu đối tượng có kiến thức, thái độ, thực hành tốt thì nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ sẽ giảm đi rất nhiều.

KẾT LUẬN

Tỷ lệ đối tượng mắc bệnh VNĐSDD là 56,4%, trong đó viêm cổ tử cung là 24,9 %. Viêm âm đạo 30,4 % viêm kết hợp âm đạo- cổ tử cung 34,2 %. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn chiếm 64,1 %.

Trên ½ đối tượng có kiến thức, thái độ và thực hành khá về VNĐSDD với tỷ lệ 63,6%; 60,2% và 64,3%. Tuy nhiên vẫn còn 24,5% đối tượng có kiến thức kém về VNĐSDD; 20,5% có thái độ kém và 20,2% có thực hành kém về phòng VNĐSDD.

Có mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân như nhóm tuổi, số con hiện có, việc sử dụng biện pháp tránh thai và tình trạng nhà tắm với việc mắc bệnh VNĐSDD.

Có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh VNĐSDD với tình trạng mắc bệnh VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu.

KHUYẾN NGHỊ


  1. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, nhấn mạnh tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh.

  2. Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước sạch.

  3. Khám phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 6.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương