Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 4 năm 2014


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG BẰNG NỘI SOI TÁN SỎI CƠ HỌC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN



tải về 6.19 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu30.03.2018
Kích6.19 Mb.
#36801
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG BẰNG NỘI SOI TÁN SỎI CƠ HỌC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Triệu Mạnh Toàn, Vũ Thị Hồng Anh


Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ học. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân có sỏi bàng quang được chẩn đoán bằng siêu âm, chụp xquang hệ tiết niệu. Điều trị nội soi tán sỏi cơ học sỏi bàng quang có kích thước<4cm. Kết quả: 56 bệnh nhân sỏi bàng quang được điều trị nội soi tán sỏi cơ học gồm 49 nam (87,5%) và 7 nữ (12,5%). Tuổi trung bình 53,21±14,6 tuổi . Số bệnh nhân có 1 viên sỏi chiếm 76.8%. Kích thước sỏi 1-2cm chiếm 66,1%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 36,43±9,5 phút. Tỉ lệ biến chứng là 8,9%. Kết quả tốt 91,1%, trung bình 8,9%, không có kết quả xấu, không có tử vong. Kết luận: Nội soi tán sỏi bàng quang là phương pháp điều trị có kết quả tốt 91,1%, trung bình 8,9%, không có kết quả xấu và tử vong. Tỉ lệ biến chứng 8,9%.

Từ khóa: sỏi bàng quang, nội soi tán sỏi cơ học.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi niệu là bệnh lý phổ biến chiếm khoảng 2-3% dân số và chiếm 30-40% bệnh lý về đường tiết niệu, trong đó sỏi bàng quang chiếm khoảng 30%. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sỏi bàng quang, trong đó nội soi tán sỏi cơ học được áp dụng rộng rãi vì kỹ thuật khá đơn giản, an toàn. Tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên, điều trị sỏi bàng quang chủ yếu bằng nội soi tán sỏi cơ học. Để xác định tỉ lệ thành công của phẫu thuật cũng như biến chứng phẫu thuật chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:

Đánh giá kết quả sớm điều trị sớm sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ học tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân sỏi bàng quang được điều trị bằng nội soi tán sỏi cơ học tại khoa ngoại tiết niệu, bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên từ 01/01/2010 đến 31/5/2014.



2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.



2.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Sỏi bàng quang kích thước <4cm.



Không có bệnh lý tại bàng quang,.

Có sỏi ở vị trí khác hoặc bệnh lý gây cản trở bài xuất đường tiết niệu nhưng không có chỉ định điều trị ngoại khoa.

2.4. Tiêu chuẩn loại trừ

Hồ sơ bệnh án không đầy đủ chỉ tiêu nghiên cứu.



2.5. Đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chuẩn trong nghiên cứu của Lê Kế Nghiệp (2013).

- Kết quả tốt: Trong mổ sỏi được tán vỡ vụn, không có biến chứng sau phẫu thuật, hết triệu chứng lâm sàng khi ra viện.

- Kết quả trung bình: trong mổ sỏi được tán vỡ vụn, có biến chứng sau phẫu thuật nhưng không phải can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật lại. Còn triệu chứng lâm sàng khi ra viện nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân.

- Kết quả xấu: Không tán được sỏi, sau mổ có biến chứng nặng phải phẫu thuật lại hoặc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Bệnh nhân tử vong.

3. KẾT QUẢ

Có 56 bệnh nhân được nội soi tán sỏi cơ học.



3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới

- Tuổi mắc bệnh trung bình là 53,21±14,63tuổi.

- Tỉ lệ nam/nữ là 7/1.

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới


Giới

Tuổi

Nam

Nữ

Tổng

N1 (%)

N2 (%)

N (%)

20-40

9 (16)

2 (3,6)

11 (19,6)

41-60

26 (46,5)

3 (5,3)

29 (51,8)

61-80

12 (21,4)

2 (3,6)

14 (25)

>80

2 (3,6)

0 (0)

2 (3,6)

Tổng

49 (87,5)

7 (12,5)

56 (100)

Nhận xét:

Nhóm tuổi 41-60 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh nhiều nhất chiếm 51,8%.



3.2 Kích thước và số lượng sỏi

Kích thước trung bình của sỏi là 15,07±5,33mm (7mm÷32mm).



Bảng 3.2. Kích thước và số lượng sỏi


Số lượng sỏi

Kích thước sỏi


Tổng

(%)

<1cm (%)

1-<2cm

(%)

2-<3cm

(%)

3cm

(%)

Số lượng sỏi

1 viên

5 (8,9)

31(56,4)

5 (8,9)

2 (3,6)

43(76,8)

2 viên

5 (8,9)

4 (7,1)

2 (3,6)

0

11(19,6)

>3 viên

0

2(3,6)

0

0

2 (3,6)

Tổng

10 (17,8)

37(66,1)

7 (12,5)

2 (3,6)

56(100)

Nhận xét: Kích thước sỏi 1-<2cm chiếm 66,1%. Số bệnh nhân có 1 viên sỏi chiếm 76,8%.

Bảng3. 3. Liên quan giữa kích thước sỏi và thời gian phẫu thuật

Thời gian PT

Kích thước

30 phút

>30 phút

Tổng

(%)

N1(%)

N2(%)

1-<2cm

19 (33,9)

28 (50)

47 (83,9)

2cm

3 (5,4)

6 (10,7)

9 (16,1)

Tổng

22 (39,3)

34 (60,7)

56 (100)

Nhận xét: Kích thước sỏi ảnh hưởng tới thời gian phẫu thuật nhưng không có ý nghĩa thống kê P>0,05.

Bảng 3.4. Liên quan số lượng sỏi và thời gian phẫu thuật

Thời gian PT

Số lượng sỏi

30 phút

>30 phút


Tổng (%)

N1 (%)

N2 (%)

1 viên

41 (73,2)

2 (3,6)

43(76,8)

>1 viên

10 (17,9)

3 (5,3)

13(23,2)

Tổng

51 (91,1)

5 (8,9)

56 (100)

Nhận xét: Số lượng sỏi ảnh hưởng thới thời gian phẫu thuật và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05.

3.3.Kết quả phẫu thuật

Không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở.

Không có tai biến trong phẫu thuật.

Thời gian phẫu thuật trung bình là 36,43±9,5 phút.

Thời gian hậu phẫu trung bình là 4,36±1,4 (1-9) ngày.

Biến chứng sau mổ: Đái máu có 2 trường hợp chiếm 3,6%. Bí đái 2 trường hợp chiếm 3,6% .1 trường hợp nhiễm khuẩn niệu chiếm 1,7%.

Kết quả tốt đạt 91,1%, trung bình 8,9%, xấu 0%. Không có tử vong.

4. BÀN LUẬN

4.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi mắc bệnh trung bình là 53,21±14,63tuổi, tương đương với nghiên cứu của Lê Kế Nghiệp (2013). Trong đó nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 40-60 tuổi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam/nữ là 7/1. Theo nghiên cứu của Lê Kế Nghiệp (2013) tỉ lệ nam/nữ là 55/8.

4.2 Kết quả điều trị

Thời gian phẫu thuật trung bình là 36,43±9,5 phút. Theo Vũ Hồng Thịnh (2010) thời gian tiến hành phẫu thuật trung bình là 30 phút, của Lê Kế Nghiệp (2013) là 23,1 phút.

Bệnh nhân có sỏi 1 viên trong nghiên cứu là 76,8% tương đương với kết quả nghiên cứu của Vũ Hồng Thịnh (2004), Anil kumar P.L (2004). Có hai trường hợp có 4 viên sỏi, trong đó cả 2 trường hợp có sỏi nhỏ 2 thận nhưng không có chỉ định ngoại khoa. Trường hợp này, chúng tôi nghĩ rằng do sỏi trên thận rơi xuống bàng quang. Nghiên cứu của Anil Kumar P.L tỉ lệ sỏi nhiều viên là 9,14%. Số lượng sỏi càng nhiều thì thời gian phẫu thuật kéo dài hợn do mất nhiều thời gian để tìm và kẹp từng viên sỏi.

Kích thước sỏi từ 1-2cm (76,8%), sỏi kích thước lớn nhất là 32mm, nhỏ nhất là 7mm. Theo Đàm Văn Cương (1995) đa số sỏi có kích thước <2cm (78%), trường hợp lớn nhất sỏi có đường kính 45mm, sỏi nhỏ nhất là 7mm. Sỏi có kích thước lớn >2cm theo kinh nghiệm của chúng tôi khi tán sỏi thì kẹp 2 đầu viên sỏi trước sẽ thuận lợi hơn so với kẹp chính giữa viên sỏi. Khi kẹp sỏi nâng đầu tán sỏi không chạm vào niêm mạc bàng quang sẽ tránh được biến chứng chảy máu và thủng bàng quang.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian phẫu thuật của chúng tôi là thực hiện nội soi tán sỏi bằng optic 30º (do optic 70º của chúng tôi bị hỏng) nên việc quan sát phẫu trường khó khăn hơn.

Thời gian hậu phẫu trung bình là 3,91 ngày (1-9 ngày). Theo Vũ Hồng Thịnh (2004) thời gian điều trị là 2 ngày. Anil Kumar P.L (2004) là <5 ngày. Thời gian hậu phẫu của chúng tôi kéo dài ở bệnh nhân có biến chứng. Một số bệnh nhân sau rút sonde niệu đạo đi tiểu tốt và tình trạng lâm sàng ổn định nhưng rơi vào ngày nghỉ hay một số bệnh nhân nhà quá xa, không có người nhà đi cùng… nên chúng tôi vẫn cho ở lại trong khi tình trạng bệnh nhân tốt có thể ra viện.

5 trường hợp (8,9%) sau mổ có biến chứng, trong đó có 2 trường hợp đái máu, 2 trường hợp bí đái sau rút sonde và 1 trường hợp nhiễm khuẩn niệu sau đó được bổ sung thêm thuốc kháng sinh và bơm rửa bàng quang thì ổn định. Theo Đàm Văn Cương (1995) biến chứng có tỉ lệ 9,63%.

Chúng tôi thấy biến chứng sau mổ xảy ra trên bệnh nhân có sỏi kích thước >2cm hoặc sỏi có nhiều viên. Có 2 trường hợp đái máu sau mổ xảy ra trên bệnh nhân có viêm bàng quang. Những trường hợp có biến chứng sau mổ, chúng tôi đánh giá kết quả điều trị vào nhóm kết quả trung bình.

Sau khi tán sỏi chúng tôi xúc rửa sạch sỏi và nội soi kiểm tra lại toàn bộ bàng quang. Tỉ lệ tán vỡ vụn sỏi sau mổ là 100%.

Kết quả tốt sau khi ra viện đạt 91,1%, kết quả trung bình 8,9% không có kết quả xấu và tử vong.

Theo nghiên cứu của Lê Kế Nghiệp (2013) kết quả tốt đạt 95,2%, trung bình 4,8% không có kết quả xấu cũng như tử vong.

5. KẾT LUẬN

Thời gian phẫu thuật trung bình 36,43±9,5 (20-60) phút.

Thời gian điều trị trung bình 4,36±1,4 (1-9) ngày.

Tỉ lệ tán vỡ vụn sỏi sau mổ là 100%.

Tỉ lệ biến chứng sau mổ là 8,9%.

Kết quả tốt 91,9%, trung bình 8,9% không có kết quả xấu, không có tử vong.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đàm Văn Cương,Trần Quán Anh, Nguyễn Kỳ (1995), ‘‘Góp phần nghiên cứu điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp tán sỏi cơ học’’, luận văn thạc sĩ Y – dược, học viện Quân Y Hà Nội.

2. Lê Kế Nghiệp, Đàm Văn Cương (2013), ‘‘Điều trị sỏi bàng quang bàng tán sỏi cơ học tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ’’, Tập san nghiên cứu khoa học số 8 tháng 5/2013.

3. Vũ Hồng Thịnh, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Lê Linh Phương, Nguyễn Tân Cương (2004), ‘‘Lấy sỏi bàng quang qua đường niệu đạo tại bệnh viện Đại Học Y – Dược’’, tạp chí y học TP. HCM, tập 9, phụ bản số 1 trang 108.

4. Anil Kumar P.L (2004), ‘‘Clinical study of vesical calculus in and around Gulbarga district’’, Rajiv Grandhi Univerity of health sciences, karnataka.

THE TREATMENT BLADDER STONE BY LITHOTRIPSY AT THAI NGUYEN CENTRAL HOSPITAL

Trieu Manh Toan, Nguyen Thi Hong Anh

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: Evaluate the results of early treatment of bladder stones by endoscopic mechanical lithotripsy.

Method: A cross-sectional descriptive study were conducted. Patients with bladder stones diagnosed by ultrasound, x-rays the urinary system. Endoscopic treatment of mechanical lithotripsy bladder size <4 cm. Results: 56 patients were treated bladder endoscopic mechanical lithotripsy including 49 men (87.5%) and 7 women (12.5%). The mean age 53.21 ± 14.6 years. 1 Number of patients accounted for 76.8% pebbles. 1-2cm in size accounted for 66.1% gravel. The average operating time was 36.43 ± 9.5 minutes. Complication rate was 8.9%. Good results 91.1%, average 8.9%, with no bad results, no deaths. Conclusion: Endoscopic lithotripsy bladder treatments have good results 91.1%, average 8.9%, with no adverse outcomes and mortality. Complication rate of 8.9%.

Keywords: bladder stones, endoscopic lithotripsy.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 6.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương