Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 4 năm 2014


NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG GLÔCÔM TRÊN NHỮNG MẮT CÓ LÕM ĐĨA THỊ NGHI NGỜ BỆNH GLÔCÔM



tải về 6.19 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu30.03.2018
Kích6.19 Mb.
#36801
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG GLÔCÔM TRÊN NHỮNG MẮT CÓ LÕM ĐĨA THỊ NGHI NGỜ BỆNH GLÔCÔM

Bs Lương Thị Hải Hà


Bộ môn Mắt trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT:

Ở hầu hết các nước trên thế giới, glôcôm là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Nếu bệnh nhân glôcôm không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mù vĩnh viễn.



Mục tiêu: Nghiên cứu tình trạng glôcôm trên nhóm nghiên cứu và tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng lõm đĩa thị và một số chỉ số xét nghiệm chức năng và cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân có lõm đĩa thị giác nghi ngờ bệnh lí glôcôm đến khám bệnh tại phòng khám khoa glôcôm, bệnh viện mắt Trung ương trong thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng 07/2013. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu 109 mắt của 55 trường hợp có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh lí glôcôm thì thấy tỷ lệ được chẩn đoán xác định bệnh glôcôm là 33,9%, nghi ngờ bệnh glôcôm là 25,7% và tỷ lệ âm tính là 40,7%, trong số đó chủ yếu là hình thái glôcôm góc mở và ở giai đoạn nặng của bệnh. Kết luận: Tỷ lệ bị bệnh glôcôm trong nhóm nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá cao (33,9%), tỷ lệ lõm/đĩa có liên quan đến nhãn áp trước và sau thử nghiệm, thị trường, OCT gai thị võng mạc, độ dày giác mạc trung tâm.

Từ khóa: Glôcôm, lõm đĩa thị, thị trường, thị lực,…
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo nghiên cứu trên quần thể của Quigley HA (2006), ước tính đến năm 2010 số người mắc bệnh glôcôm trên toàn thế giới là 60,5 triệu, đáng chú ý là người Châu Á chiếm 47% tổng số bệnh nhân bị glôcôm. Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa. Tiến triển của bệnh có thể dẫn đến mù lòa không hồi phục nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc khám phát hiện sớm bệnh glôcôm để điều trị dự phòng là một việc làm cần thiết, không những giúp bảo toàn được chức năng thị giác mà còn làm giảm chi phí điều trị, đem lại lợi ích cho người bệnh và xã hội. Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng glôcôm trên những mắt có yếu tố nghi ngờ. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng glôcôm nhưng những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trên những bệnh nhân là người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm hoặc trên một nhóm bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao tại mắt và bằng các thử nghiệm trên lâm sàng, tuy nhiên chưa có sự đánh giá tổn thương glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm (lõm đĩa > 0.5, lõm đĩa mất cân xứng giữa hai mắt ≥ 0.2) trên lâm sàng và cả các xét nghiệm cận lâm sàng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm” nhằm 2 mục tiêu:

- Khảo sát tình trạng glôcôm trên nhóm nghiên cứu

- Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tình trạng lõm/đĩa



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả những trường hợp có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh lí glôcôm đến khám bệnh tại khoa khám bệnh glôcôm, bệnh viện mắt Trung ương từ tháng 01/2013 đến tháng 08/2013.



2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Phương tiện nghiên cứu: bảng thị lực Landolt, nhãn áp kế Maclakov, sinh hiển vi khám, dụng cụ soi đáy mắt, máy chụp OCT, máy đo thị trường kế Humphrey…

- Các bước tiến hành:

+ Nghiên cứu đặc điểm chung: tuổi, giới, nghề nghiệp.

+ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng: Thị lực, NA, thị trường, gai thị, hình thái bệnh, giai đoạn bệnh,…

+ Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng: Thị trường, OCT, độ dày giác mạc trung tâm.

- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Epi-info 6.04 và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học.



III. KẾT QUẢ:

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 55 trường hợp với tổng số 109 mắt. Trong đó có 01 trường hợp chỉ có 1 mắt (1 bên teo nhãn cầu).



3.1. Khảo sát tình trạng glôcôm trong nhóm nghiên cứu:

3.1.1. Tình hình bệnh nhân theo tuổi:

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 43,6 ± 17,4. Tuổi cao nhất là 80, thấp nhất là 9 tuổi.



3.1.2. Giới: 29 nữ, 26 nam trong số 55 trường hợp nghiên cứu

Nam chiếm 47,3% , nữ chiếm 52,7%.



3.1.3. Thị lực của nhóm nghiên cứu:

Bảng 1: Thị lực bệnh nhân

Tỷ lệ

Thị lực

n (mắt)

Tỷ lệ (%)

> 20/50

46

42,2

20/70 - ≤ 20/50

17

15,6

20/200 - < 20/70

27

24,8

< 20/200

19

17,4

Tổng

109

100

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 57,8% số mắt có thị lực ≤ 20/50 trong đó có 17,4% số mắt có thị lực kém < 20/200.

3.1.4. Tỷ lệ mắt bị glôcôm trong nhóm nghiên cứu:



Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắt bị glôcôm

Nhận xét: Trong số 109 mắt tham gia nghiên cứu có: 37 mắt (33,9%) được chẩn đoán dương tính với bệnh lý glôcôm, 44 mắt (40,4%) âm tính và thấp nhất là nhóm nghi ngờ bệnh lý glôcôm với 28 mắt (25,7%). Như vậy trong số 55 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thì có tới 19 trường hợp được chẩn đoán xác định có bệnh lý glôcôm (chiếm 34,5%).



3.1.4. Tỷ lệ glôcôm theo hình thái:



Biểu đồ 2: Phân bố bệnh nhân theo hình thái bệnh glôcôm

Nhận xét: Theo biểu đồ 2 trong số 37 mắt được chẩn đoán dương tính glôcôm có 28 trường hợp là glôcôm góc mở (75,7%), glôcôm góc đóng có ở 9 mắt (24,3%).



3.1.5. Chẩn đoán giai đoạn bệnh trong nhóm dương tính:

Bảng 2: Giai đoạn bệnh trong nhóm dương tính

Tỷ lệ

Giai đoạn

n (mắt)

Tỷ lệ (%)

Tiềm tàng

2

5,4

Sơ phát

2

5,4

Tiến triển

15

40,5

Trầm trọng

13

35,1

Gần mù và mù

5

13,6

Tổng

37

100

Nhận xét: Trong số 37 mắt chẩn đoán dương tính glôcôm thì chủ yếu bệnh đang ở giai đoạn tiến triển 15/37 (40,5%), mắt ở giai đoạn bệnh trầm trọng là 13/37 mắt (35,1%), thấp nhất là mắt bị bệnh ở giai đoạn tiềm tàng và sơ phát với 2/37 mắt (5,4%).

3.1.6. Đặc điểm của nhóm glôcôm góc mở:

Bảng 3: Đặc điểm của nhóm glôcôm góc mở

Tỷ lệ

Glôcôm góc mở

n (mắt)

Tỷ lệ (%)

Nhãn áp cao

12

42,9

Nhãn áp không cao

16

57,1

Tổng

28

100

Nhận xét: Trong số 28 mắt được chẩn đoán glôcôm góc mở thì có 12 mắt là có nhãn áp cao sau làm thử nghiệm hoặc theo dõi nhãn áp hàng ngày (42,9%), 16 mắt không có nhãn áp cao sau thử nghiệm hoặc theo dõi mặc dù có tổn hại điển hình của bệnh lí glôcôm trên thị trường và OCT (57,1%).

3.1.7. Đặc điểm của nhóm glôcôm góc đóng:

Bảng 4: Đặc điểm của nhóm glôcôm góc đóng

Tỷ lệ

Glôcôm góc đóng

n(mắt)

Tỷ lệ (%)

Mống mắt phẳng

2

22,2

Glôcôm tiến triển mạn tính

7

77,8

Tổng

9

100

Nhận xét: Trong số 9 mắt được chẩn đoán glôcôm góc đóng thì có 2 trường hợp glôcôm mống mắt phẳng (22,2%), 7 mắt glôcôm tiến triển mạn tính (77,8%).

3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lõm/đĩa:

3.2.1 Tỷ lệ lõm/đĩa trong nhóm nghiên cứu:

Biểu đồ 3: Tỷ lệ lõm/đĩa trong nhóm nghiên cứu



Nhận xét: Trong tổng số 109 mắt, có 63 mắt có lõm/đĩa từ ≤ 0.7 (chiếm 50,9%), có 46 mắt có lõm/đĩa > 0.7 (chiếm 32,7%).

3.2.2. Tình trạng nhãn áp trước và sau thử nghiệm hoặc theo dõi được tiến hành trên nhóm nghi ngờ và nhóm dương tính:

Bảng 5: So sánh tình trạng nhãn áp trước và sau thử nghiệm, theo dõi

Nhãn áp

Nhóm

NA trung bình trước thử nghiệm, theo dõi (mmHg)

(min, max)

NA trung bình sau thử nghiệm, theo dõi (mmHg)

(min, max)

p

Nghi ngờ

17,39 ± 2,097

(13, 20)

19,82 ± 1,517

(18, 24)

0,181

Dương tính

18,16 ± 1,803

(15, 22)

21,95 ± 3.145

(17, 30)

0,015

Nhận xét: So sánh nhãn áp trung bình sau thử nghiệm giãn đồng tử kết hợp uống nước hoặc theo dõi nhãn áp hàng ngàyvới nhãn áp trung bình trước thử nghiêm, kết quả ở nhóm đối tượng nghi ngờ không có sự khác biệt với p > 0,05. Ở nhóm dương tính sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhãn áp trung bình trước và sau khi làm thử nghiệm với p < 0,05.

3.2.3. Mối liên quan giữa tỷ lệ lõm/đĩa và kết quả chụp OCT:

Bảng 6: Mối liên quan giữa tỷ lệ lõm/đĩa và OCT

Tỷ lệ C/D

RNFL

0.7

> 0.7

Số mắt (N)

63

46

Chiều dày lớp sợi TK trung bình (µm)

94,73 ± 10,01

76,48 ± 15,61

Cao nhất (µm)

124

111

Thấp nhất (µm)

73

49

P

0,01

Nhận xét: Chiều dày lớp sợi TK trung bình đánh giá qua chụp OCT cũng thay đổi theo tỷ lệ lõm/đĩa. Ở nhóm có tỷ lệ lõm/ đĩa từ ≤ 0.7 chiều dày lớp sợi thần kinh trung bình là dày nhất 94,73 ± 10,01 µm. Ở nhóm có tỷ lệ lõm/đĩa > 0.7 có chiều dày lớp sợi thần kinh trung bình chỉ còn là 76,48 ± 15,61 µm, sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.4. Tỷ lệ C/D so với đường kính đĩa thị đo bằng OCT:



Biểu đồ 4: Tỷ lệ C/D so với đường kính đĩa thị

Nhận xét: Trong 63 mắt có tỷ lệ lõm/đĩa ≤ 0.7 thì có 27 mắt có đường kính gai thị nhỏ, 8 mắt có đường kính gai thị trung bình, 27 mắt có đường kính gai thị lớn. Trong 46 mắt có tỷ lệ lõm/đĩa > 0.7 thì có 32 mắt có đường kính gai thị nhỏ, 5 mắt có đường kính gai thị trung bình, 9 mắt có đường kính gai thị lớn.



3.2.5. Mối liên quan giữa tình trạng lõm/đĩa và thị trường của bệnh nhân:

Bảng 7.1: Tình trạng lõm/đĩa và thị trường của nhóm nghiên cứu

Thị trường

C/D

Chưa biến đổi

Sơ phát

Tiến triển

Trầm trọng

Không làm được

≤ 0.7

39

10

12

1

1

> 0.7

10

11

8

8

9

Tổng (mắt)

49

21

20

9

10

Nhận xét: Trong số 109 mắt của 55 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, chỉ có 49/109 mắt là chưa có biến đổi về thị trường mà chủ yếu gặp ở nhóm có lõm đĩa ≤ 0.7. Còn tổn thương thị trường ở các giai đoạn nặng như trầm trọng, không làm được thị trường chỉ gặp nhiều ở nhóm có tỷ lệ lõm đĩa lớn > 0.7.

Bảng 7.2: Tình trạng lõm/đĩa và thị trường của nhóm nghiên cứu

Thị trường
C/D

Chưa biến đổi

Đã có biến đổi

p

≤ 0.7

39

23

< 0,01

> 0.7

10

27

Nhận xét: Ở nhóm có lõm đĩa thị ≤ 0.7 thì thị trường chưa biến đổi gặp nhiều hơn, còn ở nhóm lõm đĩa thị > 0.7 thì thị trường biến đổi gặp nhiều hơn với 27/37 bệnh nhân. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

3.2.6. Độ dày giác mạc theo tỷ lệ lõm/ đĩa:

Bảng 8: Đặc điểm độ dày giác mạc liên quan với tỷ lệ lõm/đĩa

Tỷ lệ C/D

Độ dày GM

0.7

(số mắt)

> 0.7

(số mắt)

Mỏng (< 520 µm)

21

19

Trung bình (520-570 µm)

36

25

Dày (> 570 µm)

6

2

Tổng

63

46

Nhận xét: Trong 63 mắt có lõm đĩa từ ≤ 0.7 thì có 36 mắt có độ dày giác mạc trung tâm trung bình, 21 mắt có độ dày giác mạc trung tâm mỏng, 6 mắt có độ dày giác mạc trung tâm dày hơn bình thường. Trong 46 mắt lõm đĩa thị > 0.7 thì có 25 mắt có độ dày giác mạc trung tâm trung bình, 19 mắt có độ dày giác mạc trung tâm mỏng, 2 mắt có độ dày giác mạc trung tâm dày.

IV. BÀN LUẬN:

4.1. Khảo sát tình trạng glôcôm trong nhóm nghiên cứu:

4.1.1. Tuổi và giới:

Độ tuổi của bệnh nhân trên 50 tuổi là chủ yếu (34/55 số trường hợp), độ tuổi dưới 40 chỉ gặp 7/55 trường hợp.

Trong số bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nữ và nam là gần tương đương nhau. Sự phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của glôcôm nguyên phát ở dân số Châu Á.

4.1.2. Tỷ lệ bị bệnh glôcôm trong nhóm nghiên cứu:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ gặp bệnh nhân bị glôcôm khá cao với 19/55 trường hợp (34,5%). So sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác thì nghiên cứu này của chúng tôi cho kết quả cao hơn hẳn. Trong tổng số 109 mắt có 40,4% được chẩn đoán âm tính với bệnh glôcôm, chiếm tỷ lệ cao nhất, 33,9% dương tính với bệnh glôcôm, con số này chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên kết quả này là phù hợp trong vì nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên một nhóm người có hình ảnh đĩa thị nghi ngờ bệnh lí glôcôm.



4.1.3. Hình thái và giai đoạn bệnh:

Trong 19 trường hợp được chẩn đoán glôcôm của nhóm nghiên cứu thì có 14 bệnh nhân được chẩn đoán hình thái glôcôm góc mở (73,7%) với 28 mắt và 5 trường hợp glôcôm góc đóng (26,3%) với 9 mắt. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân glôcôm góc mở gặp nhiều hơn glôcôm góc đóng.

Trong 37/109 mắt được chẩn đoán xác định bệnh glôcôm (33,9%) có 33 mắt ở các giai đoạn nặng của bệnh, chỉ có 4 mắt ở giai đoạn tiềm tàng hay sơ phát. Kết quả này là phù hợp với thực tế lâm sàng ở Việt Nam, bệnh nhân bị glôcôm góc mở hay glôcôm góc đóng tiến triển mãn tính thường đi khám bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Đa số những bệnh nhân glôcôm trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ có cơn đau nhức mắt thoáng qua, hoặc nhìn mờ dần nên bệnh nhân chủ quan không đi khám bệnh, thậm chí có những bệnh nhân có những cơn đau nhức mắt dữ dội nhưng lại thường không đi khám mà tự điều trị theo hướng đau đầu thông thường. Chính những lần đau nhức đó có thể là do nhãn áp tăng cao nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời nên đã làm cho bệnh tiến triển nặng hơn, và khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn nặng.

4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lõm/đĩa:

4.2.1. Nhãn áp trung bình trước và sau thử nghiệm hoặc theo dõi:

Trong số 55 trường hợp tham gia nghiên cứu thì có 33 trường hợp với 65 mắt được chỉ định theo dõi nhãn áp 3 lần/ngày hoặc làm thử nghiệm uống nước kết hợp giãn đồng tử. Nhãn áp trung bình sau thử nghiệm ở cả hai nhóm nghi ngờ và dương tính đều tăng hơn so với trước thử nghiệm, đặc biệt ở nhóm dương tính thì nhãn áp trung bình sau thử nghiệm tăng hơn hẳn so với trước thử nghiệm (p<0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu của tác giả Mingguang He khi nghiên cứu tình trạng glôcôm trên những bệnh nhân nghi ngờ glôcôm trên 40 tuổi tại Trung Quốc.



4.2.1. Mối liên quan giữa tình trạng lõm/đĩa và OCT:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm (-) có chiều dày lớp sợi thần kinh trung bình là 97,48 ± 10,19 µm. Nhóm nghi ngờ chiều dày lớp sợi thần kinh trung bình chỉ còn 88,54 ± 7,55 µm, đặc biệt ở nhóm (+) độ dày lớp sợi thần kinh trung bình chỉ còn 73,46 ± 15,23 µm, sự khác biệt giữa 3 nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy kết quả của chúng tôi phù hợp với thực tế lâm sàng là chiều dày lớp sợi thần kinh là một trong ba yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán, đánh giá tiến triển của bệnh lý glôcôm. Tương ứng với chiều dày lớp sợi thần kinh càng mỏng thì bệnh glôcôm càng ở giai đoạn nặng. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà Thanh, Đỗ Như Hơn và Sunny Y. Shen.



IV. KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu 55 trường hợp với 109 mắt chúng tôi xin rút ra một số nhận xét như sau:



1. Thực trạng bệnh glôcôm:

- 33,9% mắt được chẩn đoán dương tính với bệnh lý glôcôm, trong đó có 73,7% là glôcôm góc mở, 26,3% là glôcôm góc đóng.

- Những mắt được chẩn đoán xác định glôcôm hầu hết bệnh đã ở giai đoạn nặng trong đó 40% ở giai đoạn trầm trọng, gần mù và mù.

2. Liên quan giữa tình trạng bệnh glôcôm và kết quả cận lâm sàng:

- Chiều dày lớp sợi trung bình trên OCT của nhóm nghiên cứu là 87,03 ± 15,53 µm, trong đó ở nhóm có lõm đĩa > 0.7 là 76,48 ± 15,61 µm, ở nhóm lõm đĩa ≤ 0.7 là 94,73 ± 10,01 µm.



- Nhóm bệnh nhân được chẩn đoán dương tính với glôcôm đều có chiều dày giác mạc trung bình mỏng hơn bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Như Hơn (2007), “Công tác phòng chống mù lòa ở Việt Nam năm 2008-2009, hướng tới mục tiêu Thị giác toàn cầu 2020”, Kỷ yếu Nhãn khoa 2009, 1-8.

  2. Mingguang He, Paul J Foster, Jian Ge, Wenyong Huang, et al (2006), “Prevalence and clinical characteristics of glaucoma in adult Chinese: Apopulation based study in Liwan District, Guangzhou”, Invest Ophthalmol (47), 2782-2788.

  3. Sunny Y. Shen, Paul J. Foster, Jing – Liang Loo, Mohamad Rosman (2008), “The prevalence and types of glaucoma in Malay people: The Singapore Malay eye study”, Invest Ophthalmol, 49, 3846 – 3851.

  4. Tanuj Dada, Harinder Singh Sethi (2006), “Clinical evaluation of optic nerve head in glaucoma”, Glaucoma diagnosis and management, 16-29.


RESEARCH GLAUCOMA’S STATUS IN THE EYES

WITH CONCAVE DISC BASED GLAUCOMA DOUBTS
SUMMARY

Objective: Research glaucoma’s status on the team and learn the relationship between the state and a concave disk index function tests and clinical approach.

Method: Patients suspected concave optic disc in glaucoma pathological examination in science glaucoma clinic, Viet Nam Instatute Opthalmology from 01/2013 to 07/2013. Cross-sectional descriptive study.

Results: There were 109 eyes of 55 cases studied where the concave disc glaucoma suspect and found pathological diagnosis rate was determined as 33.9% glaucoma, glaucoma suspect is 25.7% and the negative rate of 40,7%, mainly of morphological open-angle glaucoma and in advanced stages of the disease.

Conclusion: The incidence of glaucoma in the study group accounted for a high proportion (33.9%), the proportion of cup/disc is related to intraocular pressure before and after the visual field test, OCT retinal, center corneal thickness.

Key words: Glaucome, concave disc, visual field, vision,….


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 6.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương