Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 4 năm 2014


THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI DÂN TỘC NÙNG



tải về 6.19 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu30.03.2018
Kích6.19 Mb.
#36801
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI DÂN TỘC NÙNG

TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Chu Hồng Thắng*, Dương Hồng Thái**, Trịnh Văn Hùng**


*Sở Y tế Thái Nguyên, **Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT:

Mục tiêu: Mô tả dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên năm 2012. Phương pháp: Mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 1.466 người dân tộc Nùng trưởng thành ở các xã có mật độ người Nùng cao ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Tỷ lệ THA chung của người Nùng trưởng thành khá là cao 18,7%, nhưng chủ yếu mức độ nhẹ (70,%). THA phân bố theo đặc điểm cá nhân như lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn. THA Phân bố theo các yếu tố gia đình như qui mô gia đình, thế hệ sống, kinh tế hộ gia đình, nhà ở, phương tiện truyền thông. Khuyến nghị: Cần thiết kế thêm nghiên cứu Kiến thức thái độ thực hành để xác định mối liên quan của hành vi đối với bệnh.

Từ khóa: Tăng huyết áp, Dịch tễ học, Kiến thức thái độ thực hành.
1. Đặt vấn đề

Tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là bệnh lý luôn mang tính thời sự, đ­ược Tổ chức Y tế Thế giới và các n­ước quan tâm nghiên cứu thường xuyên. THA là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [3], [4].

Theo Tổ chức Y tế thế giới năm ước tính đến 2025 tỷ lệ mắc THA trên thế giới là 29% [3]. Tại Việt Nam, các điều tra, nghiên cứu tại cộng đồng cũng cho thấy sự gia tăng của bệnh THA. Tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên trong cộng đồng tăng từ 11,7% năm 1992, lên 27,2% năm 2008 (cả nước), cao ngang hàng với các nước trên thế giới [2]. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ THA người lớn (trên 25 tuổi) ở một số vùng Việt Nam đã lên đến 33,3% [4].

Đã có nhiều nghiên cứu về THA, song với khoảng 1 triệu người dân tộc Nùng đang sinh sống tại Việt Nam, đến thời điểm hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về THA. Người Nùng là một dân tộc có nhiều nét văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng trong đó có những phong tục tập quán bất lợi cho sức khỏe [7]. Kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ giúp cho việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phòng chống THA ở người Nùng tốt hơn. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu của nghiên cứu: Mô tả dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên năm 2012.



2. Đối tư­­ợng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối t­ượng: Người dân tộc Nùng trưởng thành từ 25 - 64 tuổi ở các địa bàn nghiên cứu. Tiêu chuẩn là người có 3 đời cả ông bà bố mẹ đều là người Nùng định cư tại địa điểm nghiên cứu. Các đối t­ượng này không có các biểu hiện suy giảm hoạt động trí tuệ.

2.2. Địa điểm: Dựa vào bản đồ dân tộc học của tỉnh, các xã có nhiều người Nùng sinh sống tại hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đó là xã Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên và xã Tân Long, Minh Lập, Văn Hán huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Thời gian: Tháng 3 đến 10 năm 2012

2.4. Ph­­ương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:

*Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu điều tra cắt ngang, cho một tỷ lệ với p = 0,23 là tỷ lệ bệnh THA ở ngư­ời trưởng thành tại Thái Nguyên theo ­nghiên cứu Ha Anh Duc [10]; d: độ chính xác mong muốn = 0,023; thay vào công thức ta tính ra được 1.286 người, thực tế điều tra được 1.466 người.

*Kỹ thuật chọn mẫu

- Chọn hai huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ là chọn chủ đích vì 2 huyện tập trung nhiều người dân tộc Nùng ở tỉnh Thái Nguyên.

- Chọn xã: Huyện Võ Nhai chọn chủ đích 3 xã: Lâu Thượng, Phú Thượng và Tràng Xá; Huyện Đồng Hỷ chọn chủ đích 3 xã Văn Hán, Tân Long và Minh Lập là các xã có nhiều người Nùng nhất huyện.

- Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 105 người Nùng tuổi từ 25 – 64 bằng ph­ương pháp ngẫu nhiên đơn theo khoảng cách mẫu.



2.4.3. Các chỉ số nghiên cứu

- Tỷ lệ tăng huyết áp ở ng­ười Nùng trưởng thành

- Phân bố tỷ lệ THA người Nùng theo tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, theo điều kiện kinh tế, chỉ số khối cơ thể….

- Tỷ lệ THA và trị số HA trung bình theo các giai đoạn THA.

- Tỷ lệ THA mắc mới, hiện mắc.

2.4.4. Kỹ thuật thu thập số liệu

- Các Bác sĩ chuyên khoa Nội khám lâm sàng tim mạch, cân nặng, chiều cao, đo HA, khám nội khoa theo phiếu điều tra.

- Các cán bộ dự phòng phỏng vấn trực tiếp các đối tượng theo phiếu điều tra KAP. Phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin của các đối t­ượng nghiên cứu.

- Đánh giá, phân loại THA: Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ y tế - 2010 [3].



- Phiếu điều tra được xây dựng theo đúng qui trình cùng với các chuyên gia tim mạch và cộng đồng thiết kế.

2.4.5. Ph­ương pháp xử lý số liệu. Số liệu đ­ược nhập và phân tích trên ch­ương trình SPSS version 13.0. Trong nghiên cứu mô tả sử dụng tỷ lệ phần trăm và dùng thuật toán so sánh test Fisher Exact so sánh.

3. Kết quả nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân loại THA của người Nùng theo WHO

Phân loại THA

Số lượng - tỷ lệ

(N=1466)

n

%

Bình thường

1.192

81,3

Số người THA

274

18,7

Trong đó:







THA độ I (nhẹ)

192

70,0

THA độ II (trung bình)

64

23,4

THA độ III (nặng)

18

6,6

Nhận xét: Tỷ lệ THA của người Nùng trưởng thành khá cao (18,7%), nhưng chủ yếu mức độ nhẹ (70,%).

Bảng 3.2. Phân bố tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành

Thông tin

Số lượng - tỷ lệ

(N=274)

n

%

Lứa tuổi

25 – 34

38

13,9

35 – 44

62

22,6

45 – 54

114

41,6

55 - 64

60

21,9

Giới

Nam

152

55,5

Nữ

122

44,5

Nghề nghiệp

Làm ruộng

228

83,2

Công chức, viên chức

12

4,4

Khác

34

12,4

Trình độ học vấn

≤ Tiểu học

114

41,6

Trung học cơ sở

106

38,7

≥ Trung học phổ thông

54

19,7

Nhận xét: Phân bố THA của người Nùng như sau:

  • Theo tuổi: Lứa tuổi trưởng thành có tỷ lệ THA cao nhất là 45 – 54 (41,6%), tiếp theo là lứa tuổi 35-44 và 55-64 (khoảng 22,0%); Lứa tuổi có tỷ lệ THA thấp nhất là 25 – 34 (13,9%).

  • Giới: Chênh lệch không cao, nam cao hơn (55,5%), nữ là 44,5%.

  • Nghề nghiệp: Tỷ lệ người THA làm ruộng cao nhất (83,2%), thấp nhất là công chức, viên chức (4,4%).

  • Về trình độ học vấn: Người THA có trình độ ≤ tiểu học có tỷ lệ cao nhất (41,6%), tiếp theo là người trình độ trung học cơ sở (38,7%), thấp nhất là người có trình độ ≥ trung học phổ thông (19,7%).

Bảng 3.3. Phân bố THA của người Nùng trưởng thành theo các đặc điểm hộ gia đình

Thông tin

Số lượng - tỷ lệ

(N=274)

n

%

Qui mô gia đình

Đông người (> 6 người)

20

7,3

Bình thường (≤ 6 người)

254

92,7

Gia đình ≥ 3 thế hệ

108

39,4

Gia đình ≤ 2 thế hệ

166

60,6

Phân loại kinh tế hộ

gia đình

Hộ nghèo

60

21,9

Hộ đủ ăn

214

78,1

Thu nhập gia đình

(đồng/người/ tháng)

< 500.000 đ

100

36,5

500.000 - 1.000.000

152

55,5

> 1.000.000đ

22

8,0

Nhà ở

Nhà tạm

0

0

Nhà bán kiên cố

194

70,8

Nhà kiên cố

80

29,2

Có phương tiện truyền thông

272

99,3


Nhận xét: Phân bố THA của người Nùng trưởng thành theo hộ gia đình như sau:

  • Về qui mô gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình đông người thấp (7,3%). Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có từ 2 thế hệ trở xuống cao hơn (60,6%).

- Về thu nhập bình quân đầu người trong gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có thu nhập binh quân từ 500.000 – 1000.000đ cao nhất (55,5%), tiếp theo là tiếp theo là thu nhập < 500.000đ/người/tháng (36,5%).

- Về kinh tế hộ gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình nghèo thấp (21,9%);

- Về nhà ở: Tỷ lệ người Nùng bị THA ở nhà bán kiên cố (nhà sàn) là chủ yếu (70,8%).

- Về phương tiện truyền thông: Tỷ lệ hộ gia đình người Nùng bị THA có phương tiện truyền thông khá cao (99,3%).



4. Bàn luận.

1) Qua nghiên cứu trên 1.466 người Nùng trưởng thành và phát hiện 274 người trưởng thành bị THA chiếm tỷ lệ 18,7%, nhưng chủ yếu mức độ nhẹ (70,%). Tỷ lệ này cao hơn khi so sánh với tỷ lệ mắc THA của người dân ở Hóa Thượng - Thái Nguyên năm 2008 (13,9%) [9], điều này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người dân tộc Nùng với những thói quen uống rượu, hút thuốc, ăn mặn… ảnh hưởng đến huyết áp. Nhưng kết quả của chúng tôi lại thấp hơn tỷ lệ THA của người dân xã Linh Sơn Thái Nguyên 2007 (33,3%) [4]. Xã Linh Sơn cũng là một xã gần thành phố, có đặc điểm dân số, địa lý thuận lợi, kinh tế văn hóa xã hội tốt hơn với xã Văn Hán. Sự chênh lệch này có thể là nói người dân xã Linh Sơn có nhiều nguy cơ THA hơn. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải về tình hình THA của các tỉnh phía bắc Việt Nam [5]. Kết quả này của chúng tôi cũng tương đối phù hợp với kết quả của một số tác giả khác nghiên cứu về THA [1], [6], [8].

2) Phân bố THA của người Nùng theo các đặc điểm cá nhân như sau:

-Theo tuổi: Qua kết quả nghiên cứu tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy: Lứa tuổi trưởng thành có tỷ lệ THA cao nhất là 45 – 54 (41,6%), tiếp theo là lứa tuổi 35-44 và 55-64 (khoảng 22,0%); Lứa tuổi có tỷ lệ THA thấp nhất là 25 – 34 (13,9%). Điều này phù hợp với thực tế rằng tuổi càng cao thì xu hướng CSSK càng kém, số bị chết càng nhiều (do bệnh tật, tuổi cao…).

-Giới: Chênh lệch không cao, nam cao hơn (55,5%), nữ là 44,5%, tỷ lệ nam, nữ trong nghiên cứu này tương đối đều nhau. Điều này giúp đảm bảo sự tin cậy về giới trong nghiên cứu.

-Nghề nghiệp: Tỷ lệ người THA làm ruộng cao nhất (83,2%), thấp nhất là công chức, viên chức (4,4%). Nghề nghiệp của người bệnh chủ yếu là làm ruộng.

-Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn của người THA còn thấp, người THA có trình độ ≤ tiểu học có tỷ lệ cao nhất (41,6%), tiếp theo là người trình độ trung học cơ sở (38,7%), thấp nhất là người có trình độ ≥ trung học phổ thông (19,7%). So với những nghiên cứu ở địa bàn lân cận của Nguyễn Thu Hiền (2007) tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ (Tiểu học trở xuống: 37%, THCS:48,4%; THPT trở lên: 14,6%) [5], hay của Chu Hồng Thắng (2008) tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ (Tiểu học trở xuống: 45,6%; THCS: 37,9%, THPT trở lên 16,5%) [9]. Thì trình độ học vấn của người dân xã Văn Hán có thấp hơn (THPT trở lên chiếm 2,3% so với 14,6% và 16,5%). Điều này có thể giải thích được do người Nùng thường sống ở vùng sâu, vùng xa. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thúy Liễu và CS (2009) [6].

3) Phân bố THA của người Nùng trưởng thành THA theo hộ gia đình như sau: Về qui mô gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình đông người thấp (7,3%). Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có từ 2 thế hệ trở xuống cao hơn (60,6%); Về kinh tế hộ gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có thu nhập binh quân từ 500.000 – 1000.000đ cao nhất (55,5%). Về thu nhập bình quân đầu người trong gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình nghèo thấp (21,9%); tiếp theo là thu nhập <500.000đ/người/tháng (36,5%). Về nhà ở: Tỷ lệ người Nùng bị THA ở nhà bán kiên cố (nhà sàn) là chủ yếu (70,8%). Về phương tiện truyền thông: Tỷ lệ hộ gia đình người Nùng bị THA có phương tiện truyền thông khá cao (99,3%). Các kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [6].

4. Kết luận

1) Tỷ lệ THA chung của người Nùng trưởng thành khá cao (18,7%), nhưng chủ yếu mức độ nhẹ (70,%).

2) THA phân bố theo đặc điểm cá nhân như theo tuổi: Lứa tuổi trưởng thành có tỷ lệ THA cao nhất là 45 – 54 (41,6%), tiếp theo là lứa tuổi 35-44 và 55-64 (khoảng 22,0%); Lứa tuổi có tỷ lệ THA thấp nhất là 25 – 34 (13,9%); Theo giới: Chênh lệch không cao, nam cao hơn (55,5%), nữ là 44,5%. Nghề nghiệp: Tỷ lệ người THA làm ruộng cao nhất (83,2%), thấp nhất là công chức, viên chức (4,4%). Về trình độ học vấn: Người THA có trình độ ≤ tiểu học có tỷ lệ cao nhất (41,6%), tiếp theo là người trình độ trung học cơ sở (38,7%), thấp nhất là người có trình độ ≥ trung học phổ thông (19,7%).

3) Phân bố THA theo các yếu tố gia đình như qui mô gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình đông người thấp (7,3%). Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có từ 2 thế hệ trở xuống cao hơn (60,6%). Về kinh tế hộ gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình có thu nhập binh quân từ 500.000 – 1000.000đ cao nhất (55,5%); Về thu nhập bình quân đầu người trong gia đình: Tỷ lệ người Nùng THA trong hộ gia đình nghèo thấp (21,9%); tiếp theo là thu nhập < 500.000đ/người/tháng (36,5%); Về nhà ở: Tỷ lệ người Nùng bị THA ở nhà bán kiên cố (nhà sàn) là chủ yếu (70,8%); Về phương tiện truyền thông: Tỷ lệ hộ gia đình người Nùng bị THA có phương tiện truyền thông khá cao (99,3%).



5. Khuyến nghị. Cần thiết kế nghiên cứu bệnh chứng để tìm ra các yếu tố nguy cơ THA, từ đó tiến hành tìm yếu tố nguy cơ ưu tiên, sau đó đề ra các giải pháp can thiệp phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy An (2003), “Điều tra ban đầu chỉ số huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc thiểu số thị xã Kon Tum”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 35, tr 47–50.

2. Bộ Y tế (2003), “Thực trạng huyết áp cao ở Việt Nam”, Điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002, Hà Nội, tr 99 –105.

3. Bộ y tế (2010), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội, tr 21-23.

4. Nguyễn Thu Hiền (2007), “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường đại học Y Dược Thái Nguyên, tr 23–34.

5. Phạm Gia Khải và cộng sự (2002) “Báo cáo kết quả điều tra dịch tễ học THA tại 12 phư­ờng nội thành Hà Nội” tại Đại hội tim mạch học toàn quốc 4.2002, Hà Nội.

6. Trần Thúy Liễu, Lê Văn Tuấn và cộng sự (2010), Nghiên cứu thực trạng THA ở NCT xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Trường CĐ Y tế Hà Nội.

7. Bùi Đức Long (2006), “Điều tra hiện trạng bệnh THA ở người trưởng thành tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp can thiệp ở cộng đồng”, Hà Nội, tr 17-25.

8. Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng Tuấn Đạt (2006), “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh ĐăkLăk, năm 2005”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, số 2, tr 92–98.

9. Chu Hồng Thắng (2008), “Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và rối loạn chuyển hóa ở người THA tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2008”, Luận văn thạc sỹ y học, Thái Nguyên, tr 1-2.

10. Ha Anh Duc, Nguyen Lan Hoa, Robert Goldberg, Jeroan Allison, Chu Hong Thang (2013), “Awareness, treatment and control of hypertension in Thai Nguyen, Vietnam”, Health and Utilization of Health Services of the poor, Ethnic Minorrities, and Women in Thai Nguyen, Viet Nam, PHAD, tr 35-54.


HYPERTENSION’S FACT OF NUNG ETHNIC IN THAI NGUYEN PROVINCE
Chu Hong Thang*, Duong Hong Thai**, Trinh Van Hung**

*Thai Nguyen Health Division

**Thai Nguyen University

SUMMARY

Objective: To describe epidemiological features of hypertention of Nung ethnic aldult (from 25 to 64 ages) in Thai Nguyen province in 2012. Method: cross-sectional description study was conducted, subjects were 1.400 aldult of Nung people at high population density communes in Thai nguyen. Results: general THA proportion of aldult Nung people is 18.7% but at light level (70,%). THA distributed by personal characteristics, such as age, gender, job, education level. THA also distributed by family factors, such as scale, generations, economy, accomodation, media. Recommendationn: Need more research in knowlege, attitude and practice to determine relationship between patients’life style and behaviours and disease

Key words: Hypertension, Epidemiology, knowledge, attitude in experiment


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 6.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương