Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 4 năm 2014



tải về 6.19 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu30.03.2018
Kích6.19 Mb.
#36801
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17


TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2010), Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Bộ Y tế.

  2. Nguyễn Khắc Minh và Hoàng Ngọc Chương (2005), "Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có chồng tại huyện Tiên phước, Quảng Nam năm 2004", Y học thực hành. Số 12/2005, tr. 69-71.

  3. Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng (2011), "Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009", Tạp chí Y học dự phòng. 8(126).

  4. Nguyễn Thị Liên (2009), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh phúc năm 2009, Luận văn Chuyên khoa Y tế công cộng, Chuyên khoa I Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

  5. Phạm Thị Khanh (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

  6. Lê Hoài Chương (2011), "Khảo sát một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở PN khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2011", Tạp chí Y học lâm sàng 70, tr. 67-75.

  7. Hoàng Minh Hằng (2011), "Đánh giá nhận thức của phụ nữ 15- 49 tuổi về viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ Vĩnh Bảo, Hải Phòng", Tạp chí Y học thực hành. 6 (771), tr. 13-17.

  8. Đoàn Huy Hậu, Nguyễn Văn Ba và Hoàng Văn Lương (2007), "Nghiên cứu nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong nhóm dân cư vạn chài du canh tại một số địa bàn khu vực phía Bắc Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành. 4(816), tr. 13-18.

GENITAL TRACT INFECTIONS IN WOMEN AGED 15 TO 49 YEARS WITH HER ​​HUSBAND IN KIM QUAN COMMUNE, THACH THAT DISTRICT AND SOME RELATED FACTORS.

*Nguyen Quang Manh, **Can Hai Ha

*Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

**Thach That District Medical of Center, Ha Noi
ABTRACT

In Vietnam, lower genital tract infection (GTI) is the most common disease in reproductive age women, especially in the rural areas. GTI does not only affect woment health but also marital affection and steriled status are consequances. Early detection, requisite treatment and preventive solutions are essential.



Objective: This study aimed to identify GTI and its causes, and to discrible affected factors to GTI in women aged 15-49 years.

Method: A cross-sectional study is applied. 420 married women, aged 15- 49 years old , residing in Kim Quan, Thach That, Ha Noi are randomly selected. Face to face interview and obstetrical check including tests are provied to these women. Results

237 women (56.4%) with GTI . Infections in vulva (10,5), verginal (30,4%), cervix (24,9%), vaginitis - cervix (34,2%). Mainly caused by bacteria. There are associations between age, number of childrens, use of contraceptives, household sanitation, knowledge, attitude and practice to GTI of women aged 15-49 years. (p<0,05).

Health education enhancement, improved household santitation, safe water supply, early detection and requisite treatment are recomendations in this study.



Keywords: women aged 15-49, lower genital tract infection.


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ PACLITAXEL VÀ DOXORUBICIN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN II – III ĐÃ PHẪU THUẬT PATEY TẠI BỆNH VIỆN TỈNH BẮC GIANG

Lê Thị Hương


Bệnh viện tỉnh Bắc Giang
TÓM TẮT:

Giới thiệu: Nghiên cứu này được tiến hành với hai mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của hóa chất bổ trợ phác đồ AT trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, III đã phẫu thuật Patey tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang từ 2011 – 2013 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bổ trợ phác đồ AT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 55 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư vú giai đoạn II – III được điều trị bổ trợ bằng hóa chất phác đồ AT có hoặc không có xạ trị và nội tiết tại bệnh viện Bắc Giang. Kết luận: phác đồ AT cho kết quả cải thiện thời gian sống thêm tốt cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II – III, mức độ độc tính chấp nhận được



Từ khoá: Ung thư vú; phẫu thuật Patey;
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất, là nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 180.000 trường hợp mới mắc ung thư vú và khoảng 44.000 trường hợp chết. Tỷ lệ mắc ngày càng tăng nhưng tỉ lệ tử vong do bệnh giảm ở các nước phát triển, cho thấy việc phát hiện sớm và điều trị ngày càng hiệu quả. Ung thư vú là một bệnh khá phức tạp có nhiều yếu tố nguy cơ và cơ chế liên quan. Những yếu tố tiên lượng kinh điển dựa vào: Tuổi, kích thước u, tình trạng hạch di căn và mô bệnh học, thụ thể nội tiết Her – 2neu rất hữu ích cho lâm sàng trong việc đánh giá và đề ra chiến lược thích hợp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy kết quả vượt trội của phác đồ AT ( Doxorubicin và Paclitaxel ) so với các phác đồ kinh điển khác. Tại khoa Ung bướu bệnh viện tỉnh Bắc Giang những năm gần đây đã áp dụng điều trị hóa chất bổ trợ UTV bằng các phác đồ có kết hợp của nhóm taxane với Anthracycline cho thấy kết quả vượt trội so với các phác đồ kinh điển khác, song chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ AT. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của hóa chất bổ trợ phác đồ AT trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, III đã phẫu thuật Patey tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang từ 2011 – 2013phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bổ trợ phác đồ AT.



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

55 bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II – III sau khi được phẫu thuật Patey, được điều trị bổ trợ bằng phác đôg AT có hoặc không có xạ trị, nội tiết tại bệnh viện tỉnh Bắc Giang.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- BN được chẩn đoán là ung thư vú giai đoạn II –III theo UICC 2002

- Chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến vú.

- Đã được cắt bỏ tuyến vú triệt căn cải biên biến đổi (phẫu thuật Patey).

- Chỉ số toàn trạng Karnofsky > 70%. Không mắc bệnh ung thư thứ 2.

- Điều trị đủ 6 đợt hóa chất bổ trợ phác đồ AT.

- Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ


2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ với nhóm nghiên cứu

- Thể mô bệnh học không phải là ung thư biểu mô tuyến.

- Đang mắc các bệnh phối hợp nặng.

- Từ chối tham gia nghiên cứu hoặc bỏ dở điều trị.



2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/ 2013

2.3. Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Ung Bướu Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng có theo dõi dọc.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích.

2.5 Đánh giá hiệu quả của phác đồ thông qua

Thời gian sống thêm không bệnh tại thời điểm 36 tháng, thời gian sống thêm không bệnh và toàn bộ theo thụ thể nội tiết, tuổi, kinh nguyệt, số hạch di căn, kích thước u, vị trí u.

Đánh giá độc tính của phác đồ theo tiêu chuẩn của WHO bằng các xét nghiệm máu và sinh hóa trước và sau mỗi đợt điều trị.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giai đoạn bệnh

Giai đoạn
Tuổi

Giai đoạn II

Số lượng(%)

Giai đoạn III

Số lượng(%)

Tổng

40

> 40

Tuổi trung bình

Tổng

8(23,5)

26(76,5)


49,4 ± 9,4

34(100)

5(23,8)

16(76,2)


50 ± 12,5

21(100)

13(23,6)

42(76,4)


49,6 ± 10,6

55(100)

Nhận xét:

Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trên 40 tuổi chiếm 76,4%. Trong đó có 61,8% bệnh nhân bị ung thư vú giai đoạn II, 38,2% bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III.



Bảng 2. Đặc điểm mô bệnh học

Mô bệnh học

Số lượng

Tỉ lệ %

Thể mô bệnh học:

UTBM thể ống xâm nhập

UTBM thể tiểu thuỳ xâm nhập

Độ mô học:

1

2



3

ER, PR: Âm tính

ER, PR: dương tính

HER2neu: Âm tính

52

3


11

28

16



30

25

29


94,5


5,5
20,0

50,9


29,1

54,5


45,5

52,7


Nhận xét:

Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có thể mô bệnh học là thể ống xâm nhập (94,6%). Độ mô học độ 2 chiếm 50,9% độ 1 và độ 3 lần lượt là 20,0% và 29,1%. Mô bệnh học ER, PR âm tính chiếm 54,5% và Her2neu âm tính chiếm 52,7%.



Bảng 3. Độc tính của bổ trợ hóa chất AT trên huyết học




Độ 1 (%)

Độ 2 (%)

Độ 3 (%)

Độ 4 (%)

Hạ bạch cầu

22(40,0)

5(9,1)

0

0

Hạ bạch cầu hạt

25(45,5)

3(5,5)

0

0

Hạ tiểu cầu

3(5,5)

0

0

0

Giảm hemoglobin

13(23,6)

1(1,8)

0

0

Nhận xét:

Qua bảng độc tính của hóa chất sau điều trị lên hệ tạo huyết thấy không có độc tính của AT độ 3 độ 4 lên hệ tạo máu. Tỉ lệ hạ bạch cầu độ 1 độ 2 là 40,0% và 9,1%; tỉ lệ hạ bạch cầu hạt là 45,5%; Giảm hemoglobin độ 1 là 23,6%, độ 2 là 1,8%; tỉ lệ hạ tiểu cầu chỉ có ở độ 1 (5,5%).



Bảng 4. Độc tính của bổ trợ hóa chất AT ngoài huyết học




Độ 1 (%)

Độ 2 (%)

Độ 3 (%)

Độ 4 (%)

Nôn

21(38,2)

34(61,8)

0

0

Chán ăn

52(94,5)

3(5,5)

0

0

Viêm miệng

30(54,5)

25(45,5)

0

0

Tiêu chảy

1(1,8)

54(98,2)

0

0

Rụng tóc

54(98,2)

1(1,8)

0

0

Độc tính trên gan

10(18,2)

1(1,8)

0

0

Độc tính trên thận

0

0

0

0

Nhận xét:

Không thấy độc tính của hóa chất AT đối với cơ thể ở độ 3, độ 4. Trường hợp bị nôn độ 1 độ 2 là 38,2% và 61,8%. Đa số bệnh nhân thấy chán ăn mức độ 1(94,5%) và thấy rụng tóc độ 1(98,2%). Trong khi đó phần lớn độc tính của AT khi bệnh nhân sử dụng là tiêu chảy độ 2 chiếm 98,2%. Viêm miệng độ 1 và độ 2 lần lượt 54,5% và 45,5%. Không có độc tính trên thận ở tất cả các độ.



Bảng 5: Sống thêm không bệnh sau từng năm

Thời gian (tháng)

Tỷ lệ SKB (%)

Thời gian SKB

trung bình (tháng)



0

100

34,26 ± 1,6

(95%CI: 33,2- 40,3)


12

98,2

24

89,1

36

87,3

Nhận xét:

Tỉ lệ sống không bệnh sau 12 tháng là 98,2%, sau 24 tháng là 89,1%, sau 36 tháng là 87,3%. Thời gian sống không bệnh trung bình là 34,26 ± 1,6 với độ tin cậy 95% là 33,2- 40,3



Hình 1: Thời gian sống không bệnh của tất cả bệnh nhân khi kết thúc nghiên cứu



Bảng 6. Thời gian sống thêm toàn bộ sau từng năm

Thời gian

theo dõi (tháng)

Số BN

tử vong

Tỷ lệ sống

tích lũy (%)

Thời gian

STB trung bình

0

0

100

35,3 ± 0,52 (95% CI 34,3 – 36,3)




12

0

100

24

1

98,2

36

1

96,4

Tổng

2




Nhận xét:

Số bệnh nhân tử vong sau 2 năm là 1 trường hợp, thời gian sống tích lũy là 98,2%; sau 3 năm tử vong 2 trường hợp, tỉ lệ sống tích lũy là 96,4%. Thời gian sống trung bình 35,3 ± 0,52.



Hình 2: Thời gian sống thêm toàn bộ của tất cả bệnh nhân khi kết thúc nghiên cứu


Bảng 7: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ theo giai đoạn ung thư vú




Số ca

tử vong


Tỷ lệ STB (%)

Thời gian STB trung bình (tháng)

GĐ II (n=34)

0

100

23,6 ± 8,3

GĐ III (n=21)

2

68,8

25,9 ± 8,6

Nhận xét: Tỉ lệ sống thêm toàn bộ của giai đoạn II là 100% thời gian sống thêm trung bình của giai đoạn này là 23,6 ± 8,3 tháng. Giai đoạn III tỉ lệ sống toàn bộ là 68,8% thời gian sống toàn bộ trung bình là 25,9 ± 8,6 tháng.

IV. BÀN LUẬN:

Nghiên cứu tiến hành trên 55 bệnh nhân bị ung thư vú giai đoạn II – III sau phẫu thuật mổ cắt ung thư vú. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 49,6 tuổi, lứa tuổi > 40 chiếm đa số (76,4%), tính theo giai đoạn bị ung thư vú thì giai đoạn II chiếm tỉ lệ cao hơn giai đoạn III tỉ lệ giai đoạn II là 61,8% so với 38,2% giai đoạn III. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Hưng tại bệnh viện K Hà Nội năm 2006-2008 tỉ lệ ung thư vú ở nhóm tuổi > 40 chiếm tỉ lệ cao gấp 1,14 lần ở nhóm tuổi dưới 40.

Xét về thể mô bệnh học đa số bệnh nhân trong nghiên cứu là ung thư vú biểu mô thể ống xâm nhập (94,5%) số còn lại là 5,5% ung thư biểu mô thể tiểu thùy xâm nhập. Về độ mô học chiếm một nửa là độ 2 (50,9%) còn lại độ 1 và độ 3 chiếm tỉ lệ tương đương nhau lần lượt là 20,0 và 29,1% tỉ lệ phần trăm đáp ứng về mô bệnh học trong các nghiên cứu của tác giả khác dao động từ 10-20% bệnh nhân. Như nghiên cứu của Angelucci và cộng sự năm 2013 tiến hành điều trị ung thư vú bằng hóa trị tiền phẫu sử dụng phác đồ AT có tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học 12,6%. Krishman và cộng sự (2013) nghiên cứu hóa trị AT với phẫu thuật ung thư vú giai đoạn II-III tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn mô bệnh học là 14,2%.

Độc tính của 6 đợt hóa chất bổ trợ AT sau phẫu thuật trên hệ huyết học thấy không có bệnh nhân nào bị độc tính độ 3 độ 4 ở tất cả các chỉ số đánh giá hệ huyết học. Độc tính thường gặp nhất là độ 1 tác động đến hạ bạch cầu, bạch cầu hạt dao động trong khoảng 40,0 - 45,0% có dưới 10% độc tính làm hạ bạch cầu, bạch cầu hạt đến độ 2. Tác động gây hạ tiểu cầu trong nghiên cứu khá thấp, chỉ có 5,5% số đối tượng nghiên cứu hạ tiểu cầu độ 1. Giảm hemoglobin trong nghiên cứu mức độ 1 là 23,6% và độ 2 là 1,8%. Như vậy việc bổ trợ hóa chất AT sau khi phẫu thuật là khá an toàn cho hệ tạo huyết. Độc tính của hóa trị AT lên cơ năng, thực thể khá rõ, chủ yếu là gây cảm giác chán ăn cho bệnh nhân mức độ 1(94,5%), gây rụng tóc mức độ 1 là 98,2%.

Thời gian sống thêm toàn bộ sau 3 năm nghiên cứu là 35,3 ± 0,52 với tỉ lệ 96,4% như vậy tỉ lệ này của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Diệu Linh năm 2011 là 87,8%.

V. KẾT LUẬN

Tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú thể ống xâm nhập chiếm tỉ lệ cao 94,5%, độ mô học 2 là 50,9%; thụ thể ER và PR âm tính là 54,5%.

Độc tính của phác đồ AT sau điều trị lên hệ tạo huyết chủ yếu là giảm bạch cầu và hemoglobin, ngoài hệ huyết học là chán ăn, rụng tóc.

Tỉ lệ sống thêm toàn bộ giai đoạn II cao hơn giai đoạn III; thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn II là 23,6 giai đoạn III là 25,9, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Tỉ lệ sống tích lũy sau 3 năm theo dõi rất cao 96,4%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Việt Dũng, Đoàn Hữu Nghị và cs (2011), "Các yếu tố tiên lượng ung thư vú có bộ ba thụ thể âm tính", Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 3.

2. Nguyễn Đỗ Thùy Giang, và cs (2008), "Khảo sát tỷ lệ di căn hạch nách trong ung thư vú giai đoạn I - II", Tạp chí Ung thư học Việt Nam.

3. Nguyễn Tuấn Hưng (2012), "Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư vú của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện k năm 2006-2008", Tạp chí Y học thực hành, 4 (817), tr. 44-49.

4. Phùng Thị Huyền, Đặng Thị Vân Anh và cs (2011), "Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư vú", Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 3.

5. Nguyễn Diệu Linh (2013), Nghiên cứu điều trị ung thư vú giai đoạn II - IIIA bằng hóa chất bổ trợ phác đồ TAC và AC tại bệnh viện K, Luận án tiến sĩ y học, Hà Nội.

6. Nguyễn Diệu Linh, Đức Nguyễn Bá (2011), "Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của ung thư vú giai đoạn II-IIIA điều trị phẫu thuật và hóa chất bổ trợ tại bệnh viện K", Tạp chí Y học Thực hành, 11 (792), tr. 09 - 17.

7. Nguyễn Thị Sang, Trần Văn Thuấn, Lê Thanh Đức và cs (2010), "Đánh giá hiệu quả của phác đồ hóa chất bổ trợ FAC trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II", Tạp chí Ung thư học Việt Nam.

8. Huỳnh Quyết Thắng, Nguyễn Văn Quý (2011), "Cập nhật tổng quan ung thư vú", Tạp chí Ung thư học Việt Nam.

9. Vũ Hồng Thăng, Đặng Thái Sơn, Nguyễn Trọng Diệu (2010), "Đặc điểm lâm sàng bệnh học ung thư tuyến vú ở phụ nữ trẻ dưới 40 tuổi", Tạp chí Y học Thực hành, 4 (713), tr. 22 - 32.

10. Trần Văn Thuấn (2011), điều trị nội khoa bệnh ung thư vú, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

11. Domenico Angelucci, Giampiero Ausili-Cefaro, Graziella Castrilli (2013), “Long-term outcome of neoadjuvant systemic therapy for locally advanced breast cancer in routine clinical practice”, Journal of cancer research and clinical oncology, 139(2), pp.269-80.



12. Yamini Krishnan, Shafika Al Awadi, P.S Sreedharan, Susovana Sujith Nair and Sanjay Thuruthel (2013), “Analysis of neoadjuvant therapies in breast cancer with respect to pathological complete response, disease-free survival and overall survival: 15 years follow-up data from Kuwait”, Asia-Pacific Journal of clinical oncology, 10, pp.118

ASSESSMENT THE RESULTS OF TREATMENT PACLITAXEL AND DOXORUBICIN OF BREAST CANCER PATIENTS STAGE II - III PATEY HAVE SURGERY AT HOSPITAL BAC GIANG

Le Thi Huong

Bac Giang General Hospital

SUMMARY:

Objective: To evaluate the overal survival and disease – free survival of AT (Doxorubicin and Paclitaxel) regimen in stage II – III adjuvant breast cancer. Toxic effects of AT regiment were analyed. Patients Methods: 55 patients breast cancer stage II – III after radical modified masterctomy were enrolled from 2011 to 2013. Patients were received chemotherapy with AT regimen for 6 cycles. Hormonal therapy and Ridiation when indicated. Conclution: with a median follow – up period of 36 months. AT regiment intialy improves overal survival and disease free survival with acceptable toxicity for adjuvant chemotherapy in early breast cancer.

Key words: breast cancer; Patey operation

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 6.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương