Trường Đại học Sư phạm



tải về 2.14 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích2.14 Mb.
#34107
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

4. Mô tả bằng tiếng Anh

Shutle Cock is a science in physical education system. It plays an important role in fostering the health and development of the physical elements of human. This is a sport has brought more glory to the national arena and international areas. With that sense, shuttlecock was included in the training program "depth" for the students of the Faculty of Physical Education Sports at Thai Nguyen University of Education with a duration of 4 modules: shuttlecock 2 provides students with basic knowledge about coaching in the shuttlecock, some basic techniques in stone bridges such as bridge technique development, engineering stone thighs, chest technical support, technical Cup players, ...



5. Tài liệu học tập

[1] Đặng Ngọc Quang (2003), Giáo trình Đá cầu, NXB ĐH Sư­ phạm, Hà Nội.

[2] Tổng cục TDTT (2010), Luật đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Đặng Ngọc Quang (2001), Giảng dạy và huấn luyện đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo

[4] Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (1996), Chương trình đá cầu dành cho sinh viên hệ Đại học TDTT chính quy, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Đặng Ngọc Quang (1992), Kỹ thuật đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ít nhất là 80% tổng thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị trạng phục, dụng cụ phù hợp với mỗi buổi học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm thành phần (50%): bao gồm 3 bài kiểm tra thực hành + chuyên cần với trọng số như sau:

+ Bài kiểm tra 1 (Thực hành) chiếm 10%

+ Bài kiểm tra 2 (Thực hành) chiếm 15%

+ Bài kiểm tra 3 (Thực hành) chiếm 15%

+ Chuyên cần chiếm 10%.

- Điểm Thi (50%): Tính bằng trung bình cộng của 03 nội dung thi: Kĩ thuật phát cầu, , kĩ thuật vít cầu, kĩ thuật cúp cầu.

TÊN HỌC PHẦN : ĐÁ CẦU CHUYÊN SÂU 3

(SHUTLE COCK 3)

Mã học phần: SSC443

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ học tập: 04 Số tiết: 60 LT: 08 TH: 52

- Loại môn học: Tự chọn.

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Đá cầu chuyên sâu 2 (SSC442)

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên phải trang bị cầu tập luyện, trang phục thể thao, giầy chuyên dụng trong đá cầu.

- Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn các môn Thể thao.



2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kiến thức:

- Ứng dụng được những kiến thức cơ bản về cách thức tổ chức thi đâu - trọng tài môn đá cầu vào thực tiễn quá trình tập luyện.

- Phân tích được cách thức thực hiện các kỹ thuật đã học như: Kĩ thuật chơi cầu bằng đầu, kĩ thuật quét cầu, kĩ thuật bạt cầu, kĩ thuật xiết cầu,...

2.2. Kĩ năng:

- Thực hiện thành thục một số kĩ thuật cơ bản như: Kĩ thuật chơi cầu bằng đầu, kĩ thuật cúp cầu.

- Thực hiện tương đối thành thục kĩ thuật quét cầu, bạt cầu, xiết cầu.

- Bước đầu biết được cách thức tổ chức thi đấu một giải đá cầu.



2.3. Thái độ:

- Sinh viên có thái độ học tập một cách nghiêm túc, chấp hành đúng theo yêu cầu môn học.

- Tích cực, tự giác tập luyện và tham gia các buổi ngoại khóa để thực hiện tốt nội dung học tập, hình thành, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực.

3. Tóm tắt môn học

Là một môn khoa học vận động nằm trong hệ thống giáo dục thể chất trường học, đá cầu đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực cho con người. Đây cũng là một thể thao đã đem nhiều vinh quang về cho Tổ quốc trên đấu trường khu vực và quốc tế. Với ý nghĩa đó, đá cầu đã được đưa vào chương trình đào tạo “chuyên sâu” cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất của Khoa Thể dục thể thao, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên với thời lượng là 4 học phần: Học phần chuyên sâu 3 trang bị cho sinh viên những kiến thức về cách thức tổ chức thi đâu - trọng tài môn đá cầu, một số kĩ thuật cơ bản trong đá cầu như: Kĩ thuật chơi cầu bằng đầu, kĩ thuật quét cầu, kĩ thuật bạt cầu, kĩ thuật xiết cầu,... và ôn luyện nâng cao một số kĩ thuật đã học.



4. Mô tả bằng tiếng Anh

Shutle Cock is a science in physical education system. It plays an important role in fostering the health and development of the physical elements of human. This is a sport has brought more glory to the national arena and international areas. With that sense, shuttlecock was included in the training program "depth" for the students of the Faculty of Physical Education Sports at Thai Nguyen University of Education with a duration of 4 modules: shuttlecock 3 provides students with basic knowledge of how organizations competition, referees, some basic techniques in shuttlecock like the first technique, technique for scanning, promotion techniques demand for technical rapids ... and refresher raise some techniques learned.



5. Tài liệu học tập

[1] Đặng Ngọc Quang (2003), Giáo trình Đá cầu, NXB ĐH Sư­ phạm, Hà Nội.

[2] Tổng cục TDTT (2010), Luật đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Đặng Ngọc Quang (2001), Giảng dạy và huấn luyện đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo

[4] Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (1996), Chương trình đá cầu dành cho sinh viên hệ Đại học TDTT chính quy, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Đặng Ngọc Quang (1992), Kỹ thuật đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ít nhất là 80% tổng thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị trạng phục, dụng cụ phù hợp với mỗi buổi học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm thành phần (50%): bao gồm 2 bài kiểm tra thực hành + chuyên cần với trọng số như sau:

+ Bài kiểm tra 1 (Thực hành) chiếm 20%

+ Bài kiểm tra 2 (Thực hành) chiếm 20%

+ Chuyên cần chiếm 10%.

- Điểm Thi (50%): Tính bằng trung bình cộng của 03 nội dung thi: kĩ thuật quét cầu, kĩ thuật cúp cầu, thể lực.


TÊN HỌC PHẦN : ĐÁ CẦU CHUYÊN SÂU 4

(SHUTLE COCK 4)

Mã học phần: SSC444

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ học tập: 04 Số tiết: 60 LT: 08 TH: 52

- Loại môn học: Tự chọn.

- Các học phần tiên quyết: Không.

- Môn học trước: Đá cầu chuyên sâu 3 (SSC443).

- Môn học song hành: Không.

- Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên phải trang bị cầu tập luyện, trang phục thể thao, giầy chuyên dụng trong đá cầu.

- Địa chỉ của bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn các môn Thể thao.



2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kiến thức:

- Ứng dụng được những kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy đá cầu để thực hành giảng dạy các kĩ thuật cơ bản trong đá cầu.

- Vận dụng một cách sáng tạo các chiến thuật thi đấu đá cầu vào trong thực tiễn tập luyện, thi đấu và trong công tác giảng dạy huấn luyện sau này.

2.2. Kĩ năng:

- Thực hiện thành thục các kĩ thuật cơ bản của đá cầu như: Kĩ thuật cúp cầu, kĩ thuật xiết cầu, bạt cầu...

- Có thể tổ chức tốt các giải đá cầu dành cho các đối tượng khác nhau với qui mô khác nhau.

2.3. Thái độ:

- Sinh viên có thái độ học tập một cách nghiêm túc, chấp hành đúng theo yêu cầu môn học.

- Tích cực, tự giác tập luyện và tham gia các buổi ngoại khóa để thực hiện tốt nội dung học tập, hình thành, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực.

3. Tóm tắt môn học

Là một môn thể thao dân tộc, đá cầu đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực cho con người. Đây cũng là môn thể thao đã đem nhiều vinh quang về cho Tổ quốc trên đấu trường khu vực và quốc tế. Với ý nghĩa đó, đá cầu đã được đưa vào chương trình đào tạo “chuyên sâu” cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất của Khoa Thể dục thể thao, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên với thời lượng là 4 học phần: Học phần chuyên sâu 4 sinh viên sẽ được thực hành giảng dạy các kĩ thuật cơ bản trong đá cầu và được trang bị những kiến thức về chiến thuật thi đấu trong đá cầu, đồng thời học phần này cũng giúp sinh viên luyện tập nâng cao khả năng thực hiện các kĩ thật cơ bản trong đá cầu và biết cách tổ chức một giải thi đấu đá cầu.

4. Mô tả bằng tiếng Anh:

Shutle Cock is a science in physical education system. It plays an important role in fostering the health and development of the physical elements of human. This is a sport has brought more glory to the national arena and international areas. With that sense, shuttlecock was included in the training program "depth" for the students of the Faculty of Physical Education Sports at Thai Nguyen University of Education with a duration of 4 modules: shuttlecock 4 will teach basic techniques in shuttlecock and equips with the knowledge of the tactics of the shuttlecock and this module is to help students improve practice ability to perform basic skills in shuttlecock truth and know how to organize a tournament shuttlecock.



5. Tài liệu học tập

[1] Đặng Ngọc Quang (2003), Giáo trình Đá cầu, NXB ĐH Sư­ phạm, Hà Nội.

[2] Tổng cục TDTT (2010), Luật đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Đặng Ngọc Quang (2001), Giảng dạy và huấn luyện đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo

[4] Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (1996), Chương trình đá cầu dành cho sinh viên hệ Đại học TDTT chính quy, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Đặng Ngọc Quang (1992), Kỹ thuật đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ít nhất là 80% tổng thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị trạng phục, dụng cụ phù hợp với mỗi buổi học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm thành phần (50%): bao gồm 2 bài kiểm tra thực hành + chuyên cần với trọng số như sau:

+ Bài kiểm tra 1 (Thực hành) chiếm 20%

+ Bài kiểm tra 2 (Thực hành) chiếm 20%

+ Chuyên cần chiếm 10%.

- Điểm Thi (50%): Tính bằng trung bình cộng của 03 nội dung thi.



TÊN HỌC PHẦN: CHUYÊN SÂU ĐIỀN KINH 1

(INTENSIVE Athletics 1)

Mã học phần: ATI441

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 04 (1.2.4) TCHP

- Loại môn học: Tự chọn.

- Số tiết: 60 - Tổng: 60 LT: 08 TH: 52

- Môn tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn song hành: Không.

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh - Thể dục.



2. Mục tiêu của môn học

2.1 Về kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về các bài tập chuyên môn giảng dạy và huấn luyện các môn học chạy cự ly ngắn, chạy cự ly TB , nhảy xa và nhảy cao.

- Có các kiến thức khoa học cơ sở cần thiết về nguyên tắc tập luyện và phương pháp huấn luyện Điền kinh.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn về phương pháp huấn luyện và các bài tập chuyên môn..



2.2 Về kỹ năng:

- Có các kỹ năng sư phạm dạy học và huấn luyện các môn thể thao chuyên sâu sau này.

- Có các kỹ năng thực hành trong giảng dạy và huấn luyện.

- Có khả năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải thể dục - thể thao (TDTT) ở trường học và thể thao quần chúng.



2.3 Về thái độ:

- Yêu nghề, giữ gìn và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng người học; có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung giáo dục thể chất;

- Có tình yêu, hứng thú đối với nghề nghiệp, nội dung giảng dạy.

3. Nội dung tóm tắt môn học

Chuyên sâu điền kinh 1 là môn học nhằm trang bị cho người học phương pháp giảng dạy và tập luyện phát triển tố chất bền, nhanh, mạnh, là nền tảng thể lực để tạo điều kiện tiếp thu nhanh các kỹ thuật môn học khác.



4. Mô tả bằng tiếng Anh

Athletics Intensive Course 1 is to equip learners teaching and practice development qualities durable, fast, strong, physical foundation to facilitate rapid acquisition of technical subjects.



5. Tài liệu học tập

[1] Đỗ Duy Linh (2014), Đề cương bài giảng môn học chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình, Trường ĐHSP Thái Nguyên.



6.Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Đại Dương và cộng sự (2000), SGK điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Liên đoàn Điền kinh thế giới (2009), Luật điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[4] Nguyễn Quang Hưng (2004), Bài tập chuyên môn trong điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Nguyễn Quang Hưng dịch (1983), Cơ sở kỹ thuật các môn điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá học phần chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

- Điểm thành phần: 50% bao gồm hai bài kiểm tra thực hành (bài 1: 20%, bài 2: 20%), điểm chuyên cần (10%) .

- Điểm thi: 50% Thi thực hành cuối kỳ.




TÊN HỌC PHẦN: CHUYÊN SÂU ĐIỀN KINH 2

(INTENSIVE ATHLETICS 2)



Mã học phần: ATI442

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 04 (1.2.4)

- Loại môn học: Tự chọn.

- Số tiết: 60 Tổng: 60 LT: 08 TH: 52

- Môn tiên quyết: Không

- Môn học trước: Chuyên sâu điền kinh 1 (ATI441)

- Môn song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh - Thể dục.



2. Mục tiêu của môn học

2.1.Về kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật môn học chạy vượt rào .

- Nắm vững kiến thức chuyên môn của môn học chạy vượt rào để giảng dạy sau này.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy, huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, luật thi đấu môn chạy vượt rào.



2.2.Về kỹ năng:

- Có các kỹ năng sư phạm dạy học môn chạy vượt rào.

- Có các kỹ năng thực hành trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật chạy vượt rào.

- Có khả năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải thể dục - thể thao (TDTT) ở trường học và thể thao quần chúng.



2.3.Về thái độ:

- Yêu nghề, giữ gìn và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng người học; có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung

giáo dục thể chất;

- Có tình yêu, hứng thú đối với nghề nghiệp, nội dung giảng dạy.



3. Nội dung tóm tắt môn học

Chuyên sâu điền kinh 2 là môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật môn chạy vượt rào. Đồng thời bồi dưỡng cho người học về phương pháp giảng dạy, phương pháp huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn chạy vượt rào .



4. Mô tả băng tiếng Anh

Athletics Intensive course 2 equips students with the knowledge and skills of basic technical hurdler. At the same time fostering the study of teaching methods, training methods, methods of organizing competitions and referee the hurdler.



5. Tài liệu học tập:

[1] Đỗ Duy Linh (2014), Đề cương bài giảng môn học chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình, Trường ĐHSP Thái Nguyên.



6.Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Đại Dương và cộng sự (2000), SGK điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Liên đoàn Điền kinh thế giới (2009), Luật điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[4] Nguyễn Quang Hưng (2004), Bài tập chuyên môn trong điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Nguyễn Quang Hưng dịch (1983), Cơ sở kỹ thuật các môn điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

8. Tiêu chuẩn đánh gía sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá học phần chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Điểm thành phần: 50% bao gồm hai bài kiểm tra thực hành (bài 1: chiếm 20%, bài 2: chiếm 20%), điểm chuyên cần (10%) .

+ Điểm thi: 50% Thi thực hành cuối kỳ.



TÊN HỌC PHẦN: CHUYÊN SÂU ĐIỀN KINH 3

(INTENSIVE ATHLETICS 3)



Mã học phần: ATI443

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 04

- Loại môn học: Tự chọn.

- Số tiết: 60 Tổng: 52 LT: 08 TH: 52

- Môn tiên quyết: Không.

- Môn học trước: Chuyên sâu điền kinh 2 (ATI442)

- Môn song hành: Không.

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh - Thể dục.



2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật môn nhảy tam cấp.

- Có các kiến thức khoa học cơ sở cần thiết về nguyên lý kỹ thuật các môn nhảy.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn của môn học nhảy tam cấp để giảng dạy sau này.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy, huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, luật thi đấu các môn nhảy tam cấp.

2.2. Về kỹ năng:

- Có các kỹ năng sư phạm dạy học môn nhảy tam cấp ở các cấp sau này.

- Có các kỹ năng thực hành trong giảng dạy và huấn luyện môn nhảy tam cấp.

- Có khả năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải thể dục - thể thao (TDTT) ở trường học và thể thao quần chúng.



2.3. Về thái độ:

-Yêu nghề, giữ gìn và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với ðồng nghiệp, tôn trọng ngýời học; có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung

giáo dục thể chất;

- Có tình yêu, hứng thú đối với nghề nghiệp, nội dung giảng dạy.



3. Nội dung tóm tắt môn học

- Chuyên sâu điền kinh 3 là môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật nhảy tam cấp. Đồng thời bồi dưỡng cho người học về phương pháp giảng dạy, phương pháp huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn nhảy xa (nhảy tam cấp).

- Là tiền đề và nền tảng thể lực để học tập các môn thể thao khác.



4.Mô tả băng tiếng Anh

- Athletics Intensive Course 3 equips students with the knowledge and basic skills for tertiary dance techniques. At the same time fostering the study of teaching methods, training methods, methods of organizing competitions and referees long jump (jump tertiary).

- This is the premise and foundation for studying the physical sports.

5.Tài liệu học tập

[1] Phạm Danh Vũ (2012), Đề cương bài giảng môn học Nhảy xa, Trường ĐHSP Thái Nguyên.



6.Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Đại Dương và cộng sự (2000), SGK điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Liên đoàn Điền kinh thế giới (2009), Luật điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[4] Nguyễn Quang Hưng (2004), Bài tập chuyên môn trong điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Nguyễn Quang Hưng dịch (1983), Cơ sở kỹ thuật các môn điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

8. Tiêu chuẩn đánh gía sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

- Điểm thành phần: 50% Hai bài kiểm tra thực hành (40%), điểm chuyên cần(10%) .

- Điểm thi: 50% Thi thực hành cuối kỳ.



TÊN HỌC PHẦN: CHUYÊN SÂU ĐIỀN KINH 4

(INTENSIVE ATHLETICS 4)



Mã học phần: ATI 444

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 04 (1.2.4)

- Loại môn học: Tự chọn.

- Số tiết: 60 Tổng: 60 LT: 08 TH: 52

- Môn tiên quyết: Không

- Môn học trước: Chuyên sâu điền kinh 3 (ATI443)

- Môn song hành: Không.

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh - Thể dục.



2. Mục tiêu của môn học

2.1.Về kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật môn nhảy cao kiểu “ lưng qua xà”.

- Có các kiến thức khoa học cơ sở cần thiết về nguyên lý kỹ thuật các môn nhảy.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn của môn học nhảy cao “ lưng qua xà” để giảng dạy sau này.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy, huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, luật thi đấu môn nhảy cao (kiểu lưng qua xà).

2.2.Về kỹ năng:

- Có các kỹ năng sư phạm dạy học môn nhảy cao kiểu “ lưng qua xà” ở các cấp sau này.

- Có các kỹ năng thực hành trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật nhảy cao “Lưng qua và.

- Có khả năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải thể dục - thể thao (TDTT)

ở trường học và thể thao quần chúng.

2.3.Về thái độ:

- Yêu nghề, giữ gìn và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng người học; có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung

giáo dục thể chất;

- Có tình yêu, hứng thú đối với nghề nghiệp, nội dung giảng dạy.

3. Nội dung tóm tắt môn học

- Chuyên sâu điền kinh 4 là môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà. Đồng thời bồi dưỡng cho người học về phương pháp giảng dạy, phương pháp huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài môn nhảy cao(nhảy cao lưng qua xà).

- Là tiền đề và nền tảng thể lực để học tập các môn thể thao khác.



4. Mô tả băng tiếng Anh

- Athletics Intensive Course 4 is equipped students with the knowledge and basic skills of highly technical dance style back over the crossbar. At the same time fostering the study of teaching methods, training methods, methods of organizing competitions and referees high jump (high jump back over the bar).

- This is the premise and foundation for studying the physical sports.

5. Tài liệu học tập

[1] Hà Quang Tiến (2014), Đề cương bài giảng môn học Nhảy cao, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6.Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Đại Dương và cộng sự (2000), SGK điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Liên đoàn Điền kinh thế giới (2009), Luật điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[4] Nguyễn Quang Hưng (2004), Bài tập chuyên môn trong điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Nguyễn Quang Hưng dịch (1983), Cơ sở kỹ thuật các môn điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

8. Tiêu chuẩn đánh gía sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

- Điểm thành phần: 50% Hai bài kiểm tra thực hành (40%), điểm chuyên cần (10%) .

- Điểm thi: 50% Thi thực hành cuối kỳ.


TÊN HỌC PHẦN: BÓNG CHUYỀN CHUYÊN SÂU 1

(INTENSIVE VOLLEYBALL 1)



Mã số học phần: SVB441

1. Thông tin môn học

- Số tín chỉ: 4 (1.3.6)

- Số tiết: 60 Tổng: 60, Lý thuyết: 8 Thực hành: 52

- Môn tiên quyết: Bóng chuyền SVB 331

- Môn học trước: Không

- Môn song hành: Không

- Ghi chú khác:

2. Mục tiêu môn học

2.1. Kiến thức: Biết được các nguyên lý cơ bản các kỹ thuật của môn bóng chuyền. Các điều luật chính trong thi đấu bóng chuyền.

2.2. Kỹ năng: Phát triển các tố chất thể lực. Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản.

2.3. Thái độ: Vận dụng được các kỹ thuật trong thi đấu và giảng dạy.



tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương