Đttx 4 – Ban Học Tập Môn: Thuật ngữ Phật pháp tiếng anh



tải về 42.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích42.29 Kb.
#29151

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thuật ngữ Phật pháp tiếng anh


THUẬT NGỮ PHẬT PHÁP TIẾNG ANH

KILESA (PHIỀN NÃO)

Kilesa 'defilements', are mind-defiling, unwholesome qualities. Vis.M. XXII, 49, 65:

"There are 10 defilements, thus called because they are themselves defiled, and because they defile the mental factors associated with them. They are:



  • (1) greed (lobha),

  • (2) hate (dosa),

  • (3) delusion (moha),

  • (4) conceit (māna),

  • (5) speculative views (ditthi),

  • (6) skeptical doubt (vicikicchā),

  • (7) mental torpor (thīna),

  • (8) restlessness (uddhacca);

  • (9) shamelessness (ahirika),



  • (10) lack of moral dread or unconscientiousness (anottappa)."

For 1-3, s. mūla; 4, s. māna; 5, s. ditthi; 6-8, s. nīvarana; 9 and 10, s. ahirika-anottappa.

The ten are explained in Dhs. 1229f and enumerated in Vibh. XII.

No classification of the k. is found in the Suttas, though the term occurs quite often in them. For the related term, upakkilesa ('impurities') different lists are given - (App.).


Kilesa hay “phiền não”, là những tâm sở bất thiện làm ô uế tâm. Thanh Tịnh Đạo, Chương XXII, đoạn 49, 65 như sau:

“Có 10 phiền não được gọi như vậy bởi vì bản thân chúng bị ô nhiễm và bởi vì chúng làm ô nhiễm những tâm sở đi cùng với chúng (đây là 2 đặc tính của phiền não). Chúng là:



  • (1) Tham (lobha),

  • (2) Sân (dosa),

  • (3) Si (moha),

  • (4) Mạn (māna),

  • (5) Tà kiến (ditthi),

  • (6) Nghi (vicikicchā),

  • (7) Hôn trầm (thīna),

  • (8) Phóng dật/ trạo cử (uddhacca);

  • (9) Vô tàm (ahirika/không biết hỗ thẹn tội lỗi),

  • (10) Vô quí (anottappa)/thiếu sự ghê sợ tội lỗi hay tắc trách.

Từ 1-3, xem Căn/mūla; 4, xem Mạn/māna; 5, xem tà kiến/ditthi;6-8, xem Triền cái/ nīvarana; 9 và 10, xem Vô tàm vô quí/ahirika-anottappa.

10 pháp này được giải thích trong Bộ Pháp tụ từ đoạn 1229 trở đi và được liệt kê trong Bộ Phân Tích , chương XII.

Không có sự phân loại nào của các phiền não (Kilesa) được tìm thấy ở trong tạng kinh mặc dù thuật ngữ này xuất hiện rất thường xuyên trong đó. Đối với các thuật ngữ có liên quan, upakkilesa ('impurities')-bất tịnh (xuất hiệntrong khi hành thiền) thì có nhiều danh sách khác nhau được nêu lên - (App.)


KIRIYA (OR KRIYA)-CITTA (TÂM DUY TÁC HAY TÂM KHÔNG TẠO NGHIỆP)

Kiriya (or kriya)-citta 'functional consciousness' or 'karmically inoperative consciousness', is a name for such states of consciousness as are neither karmically wholesome (kusala), nor unwholesome (akusala), nor karma-results (vipāka); that is, they function independently of karma.

Thus are also called all those worldly mental states in the Arahat which are accompanied by 2 or 3 noble roots (greedlessness, hatelessness, undeludedness), being in the Arahat karmically neutral and corresponding to the karmically wholesome states of a non-Arahat (s. Tab. 1-8 and 73-89), as well as the rootless mirth-producing (hasituppāda) mind-consciousness-element of the Arahat (Tab. 72); further, that mind-element (mano-dhātu) which performs the function of advertence (āvajjana) to the sense object (Tab. 70), and that mind-consciousness-element (manoviññāna-dhātu) which performs the functions of deciding (votthapana) and advertence to the mental object (Tab. 71).

The last-named 2 elements, of course, occur in all beings.

Together with karma-resultant consciousness (vipāka) it belongs to the group of 'karmically neutral consciousness' (avyākata). See Tab. I (last column). - (App.).



Kiriya (or kriya)-citta “Tâm duy tác”/tâm chức năng hay “tâm không tạo nghiệp” là tên dành cho những tâm mà không phải thiện (kusala),cũng không phải bất thiện(akusala) ,cũng không phải là quả của nghiệp (vipāka); nghĩa là, chúng hoạt động độc lập đối với nghiệp.

Cũng được gọi như vậy, tất cả các tâm dục giới trong một vị A la hán được đi kèm với 2 hoặc 3 nhân tịnh hảo (vô tham, vô sân và vô si), trong một vị A la hán thì trung tính về nghiệp và tương đương với các tâm thiện của một vị không phải là A la hán (xem Tab. 1-8 và 73-89), cũng như ý thức giới tiếu sinh vô nhân của một vị A la hán (Tab. 72); Hơn nữa, ý giới (mano-dhātu) mà thực hiện chức năng hướng tâm đến đối tượng của giác quan(5 trần) (Tab. 70), và ý thức giới (manoviññāna-dhātu) thực hiện chức năng xác định (votthapana) và hướng về đối tượng của tâm (pháp trần) (Tab. 71).

Hai loại tâm được nêu sau cùng (ngũ môn hướng tâm và ý môn hướng tâm), tất nhiên xảy ra trong tất cả chúng sanh.(gọi là duy tác vì chưa tạo nghiệp)

Cùng với tâm quả (vipāka) nó (tâm duy tác) thuộc về nhóm “tâm vô ký” (avyākata).



KUKKUCCA (HỐI = VIỆC LÀM XẤU)

Kukkucca lit. 'wrongly-performed-ness' (ku+krta+ya), i.e. scruples, remorse, uneasiness of conscience, worry, is one of the karmically unwholesome (akusala) mental faculties (Tab. II) which, whenever it arises, is associated with hateful (discontented) consciousness (Tab. I and III, 30, 31).

It is the 'repentance over wrong things done, and right things neglected' (Com. to A. I).

Restlessness and scruples (uddhacca-kukkucca), combined, are counted as one of the 5 mental hindrances (nīvarana).


Kukkucca là “việc làm sai trái” tức là sự đắn đo, sự hối hận, sự cắn rứt lương tâm, sự lo lắng, là một trong những tâm sở bất thiện (akusala), mà bất cứ khi nào nó khởi lên, thường đi kèm với tâm sân còn gọi là tâm bất mãn. (Tab. I và III, 30, 31).

Đó là “sự ăn năn về những việc sai trái đã được làm và những việc đúng đắn đã bị bỏ bê” (trích trong chú giải Tăng Chi Bộ Kinh, tập I).

Sự trạo cử và sự hối tiếc/trạo hối (uddhacca=trạo cử-kukkucca=hối tiếc), kết hợp lại được xem như là một trong năm triền cái (nīvarana).


KUSALA (THIỆN = NGHỆP LÀNH)

Kusala 'karmically wholesome' or 'profitable', salutary, morally good, (skillful)

Connotations of the term, according to Com. (Atthasālini), are: of good health, blameless, productive of favorable karma-result, skillful. It should be noted that Com. excludes the meaning 'skillful', when the term is applied to states of consciousness.

It is defined in M.9 as the 10 wholesome courses of action (s. kammapatha). In psychological terms, 'karmically wholesome' are all those karmical volitions (kamma-cetanā) and the consciousness and mental factors associated therewith, which are accompanied by 2 or 3 wholesome roots (s. mūla), i.e. by greedlessness (alobha) and hatelessness (adosa), and in some cases also by non-delusion (amoha: wisdom, understanding). Such states of consciousness are regarded as 'karmically wholesome' as they are causes of favourable karma results and contain the seeds of a happy destiny or rebirth. From this explanation, two facts should be noted:

• (1) it is volition that makes a state of consciousness, or an act, 'good' or 'bad';

• (2) the moral criterion in Buddhism is the presence or absence of the 3 wholesome or moral roots (s. mūla).

The above explanations refer to mundane (lokiya, q.v.) wholesome consciousness. Supermundane wholesome (lokuttara-kusala) states, i.e. the four paths of sanctity (s. ariyapuggala), have as results only the corresponding four fruitions; they do not constitute karma, nor do they lead to rebirth, and this applies also to the good actions of an Arahat (Tab. I, 73-80) and his meditative states (Tab. 1, 81-89), which are all karmically inoperative (functional; s.kiriya).



Kusala belongs to a threefold division of all consciousness, as found in the Abhidhamma (Dhs.), into

  • wholesome (kusala),

  • unwholesome (akusala) and

  • karmically neutral (avyākata),

which is the first of the triads (tika) in the Abhidhamma schedule (mātikā); s. Guide, pp. 4ff., 12ff; Vis.M. XIV, 83ff.

Kusala là nghiệp lành hay việc làm có lợi mình lợi người, có ích, tốt về mặt đạo đức, (khéo léo).

Ý nghĩa của thuật ngữ này theo chú giải (Bộ Pháp tụ - Atthasālini), là: mạnh khoẻ, không thể khiển trách (vô tội), tạo ra quả tốt, khéo léo. Nên lưu ý rằng chú giải loại trừ nghĩa “khéo léo” khi thuật ngữ này áp dụng vào tâm.

“Thiện” được định nghĩa trong Kinh Trung Bộ, số 9 (Bài kinh Chánh Tri Kiến) như là 10 thiện nghiệp. Trong thuật ngữ Tâm lý học,thì ‘thiện” là tất cả những tác ý đó (kamma-cetanā) và tâm cùng với tâm sở kết hợp với chúng, được đi kèm bởi 2 hoặc 3 nhân thiện (xem mūla), đó là vô tham (alobha) và vô sân (adosa), và trong một vài trường hợp cũng đi kèm bởi vô si hay trí tuệ. Những tâm như vậy được xem như là “thiện” bởi vì chúng là nhân của những quả tốt và chứa đựng hạt giống của một sự tái sinh hạnh phúc. Từ sự giải thích này, hai sự kiện đáng được lưu ý:

• (1) Chính tác ý làm cho một tâm hay một hành động, “tốt” hay “xấu”;

• (2) Tiểu chuẩn đạo đức trong Phật giáo là sự có mặt hay sự vắng mặt của 3 nhân thiện (xem mūla).

Sự giải thích trên đề cập đến tâm thiện hợp thế. Các tâm thiện siêu thế, đó là bốn tâm đạo, chỉ có kết quả là bốn quả tương ứng; chúng không tạo thành nghiệp, chúng cũng không đưa đến tái sinh và điều này cũng áp dụng với các hành động tốt của một vị A la hán (Tab. I, 73-80) và các trạng thái thiền của vị đó(Tab. 1, 81-89) vốn là duy tác (không tạo nghiệp).

Thiện thuộc vào sự phân loại thành 3 nhóm của tất cả các tâm, như được tìm thấy trong Vi Diệu Pháp.


  • Thiện  (kusala),

  • Bất thiện  (akusala) và

  • Vô ký/trung tính về nghiệp (avyākata),

Nó là luận đề đầu tiền trong mẫu đề tam (tika) của các mẫu đề trong Vi Diệu Pháp (mātikā); xem Guide, pp. 4ff., 12ff; Vis.M. XIV, 83ff.

KUSALA-MULA (THIỆN CĂN = NHÂN THIỆN)

Kusala-mūla the 'wholesome roots' or 'roots of wholesome action', are

• greedlessness (alobha),

• hatelessness (adosa), and

• non-delusion (amoha; s. mūla).

They are identical with kusala-hetu (s . paccaya, 1).


Kusala-mūla, “thiện căn”/nhân thiện, hay “nhân của các hành động thiện/nhân của các thiện nghiệp”, là:

• Vô tham (alobha),

• Vô sân (adosa), và

• Vô si (amoha; s. mūla).

Chúng cũng trùng với thiện nhân (xem paccaya, 1).


THUẬT NGỮ:

Mind-defiling, unwholesome qualities Tâm sở bất thiện làm ô uế tâm

Lack of moral dread or unconscientiousness Thiếu sự ghê sợ tội lỗi – Vô quí

Functional consciousness Tâm duy tác

Karmically inoperative consciousness Tâm không tạo (vô hiệu) nghiệp

Worldly mental state Tâm dục giới

Noble roots Nhân tịnh hảo

Karmically wholesome states Tâm thiện

Rootless mirth-producing (hasituppāda) mind-consciousness-element

Ý thức giới tiếu sinh vô nhân

mind-consciousness-element Ý thức giới

Karma-resultant consciousness (vipāka) Tâm quả

Karmically neutral consciousness (avyākata) Tâm vô ký

Karmically unwholesome (akusala) mental faculties Tâm sở bất thiện

Hateful (discontented) consciousness Tâm sân (tâm bất mãn)

Restlessness and scruples (uddhacca-kukkucca) Sự trạo cử và sự hối tiếc/trạo hối

10 wholesome courses of action Thập thiện nghiệp

Mundane  wholesome consciousness Tâm thiện hợp thế

Supermundane wholesome (lokuttara-kusala) states Tâm thiện siêu thế

Triads (tika) Bộ ba, Mẫu đề tam





Bài số 11: Kisela, Kiriya, Kukkucca, Kusala, Kusala - musa Trang /5


tải về 42.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương