Trường Đại học Sư phạm



tải về 2.14 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích2.14 Mb.
#34107
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

(Human Surgery)


Mã học phần: HSR211

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02 (1,1) Số tiết: 30. Tổng: 30. LT: 15. TH: 30.

- Bài tiểu luận: 1. Kiểm tra: 1.

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Bộ môn Động vật học, khoa Sinh - KTNN.



2. Mục tiêu của môn học

2.1 Về kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên những đặc điểm chung nhất về cấu tạo và chức phận của các cơ quan trong cơ thể người, mối liên hệ chặt chẽ giữa các hệ cơ quan trong một khối thống nhất. Đồng thời, qua môn học, sinh viên thấy rõ ảnh hưởng của thể dục thể thao tới sự hoạt động của các cơ quan và ngược lại. Từ đó, sinh viên có hiểu biết cơ bản và khái quát về cơ chế hoạt động của các nội quan trong cơ thể người. Nắm được kiến thức cốt lõi của môn học để phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề phức tạp liên quan đến môn học.



2.2 Về kỹ năng:

Củng cố kỹ năng tự học của sinh viên, kỹ năng độc lập nghiên cứu, làm việc theo nhóm, đề ra các bài tập thể dục phù hợp với từng học sinh ở trường phổ thông.



2.3 Về thái độ:

Hình thành thái độ và phương pháp học tập hợp lý, phù hợp với sức khỏe của các cơ thể. Thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan trong cơ thể.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Giải phẫu là một môn khoa học nghiên cứu về hình thái và cấu tạo của cơ thể người. Môn học giải phẫu người nhằm mục đích trang bị cho sinh viên kiến thức khoa học cơ sở của chuyên ngành thể dục thể thao.

Phần lớn thời gian môn học dành để giảng dạy về hình thái và cấu tạo của hệ vận động. Đây là bộ phận kiến thức cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức các môn học khác như Sinh lý học thể dục thể thao, Y học thể dục thể thao, Sinh cơ thể dục thể thao… cũng như ứng dụng trong phân tích kỹ thuật bài tập thể chất. Phần thời gian còn lại dành để giới thiệu hình thái và cấu tạo của một số hệ cơ quan có liên quan trực tiếp tới việc tiếp thu kiến thức sinh hóa học, vệ sinh học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Surgery is a science which study the morphology and structure of the human body. It aims to equip students with the basic scientific knowledge about sport majors.

Most of the time in the course is for teaching the morphology and structure of the structure of the musculoskeletal system. This is the part of knowledge which is necessary for the students to acquire the sport psychology, sport medicine, sport biomechanic… as well as for the technical analysis of physical exercises. The rest of time is used to present the morphology and the structure of the human organs which is directly related to the acquistion of knowledge of students about biochemistry and hygiene.

5. Tài liệu học tập

[1]. Nguyễn Đức Hùng, Hoàng Thị Sèn (2014), Giáo trình giải phẫu cơ thể, Trường ĐHSP Thái Nguyên.



6. Tài liệu tham khảo

[2]. Trần Xuân Nhĩ, Nguyễn Quang Vinh (1987), Giải phẫu người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Yên (1999), Giải phẫu người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị bài học ở nhà.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thực hành

- Dự đầy đủ các bài thực hành của học phần. Sinh viên vắng một hoặc nhiều buổi thực hành sẽ không được dự thi kết thúc học phần (trừ trường hợp đặc biệt).

- Hoàn thành một bài kiểm tra.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Tiểu luận: (a) 0,1 điểm.

+ Kiểm tra giữa học phần: (b) 0,2 điểm

+ Chuyên cần: (c) 0,1 điểm

+ Điểm thi kết thúc học phần: (d) 0,6 điểm

+ Hình thức thi: vấn đáp.

- Điểm học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

d = 1-(a+b+c) và d ≥ 0,5
TÊN HỌC PHẦN: SINH LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO 1

(SPORT PHYSIOLOGY 1)

Mã học phần: SPL241

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 03 (2.1.)

- Số tiết: 45 Tổng: 45 , LT: 27 , BT: 18 TL: 18 ;

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Môn tiên quyết: Không

- Môn học trước: Giải phẫu người MS: HSR 221

- Môn song hành: Không

- Bộ môn: Lý luận và phương pháp giảng dạy



2.Mục tiêu môn học

2.1 Kiến thức:

Thấy được hình thái, giải phẫu, phân loại làm sáng tỏ cấu tạo các cơ quan thông qua việc giải thich hoạt động của nó.



2.2 Kỹ năng:

Hiểu được những quy luật hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, các chức năng đảm bảo quá trình sống, lao động và phát triển cũng như về cơ chế biến đổi tức thời và ảnh hưởng lâu dài của hoạt động thể lực đối với các cơ quan trong cơ thể.



2.3 Thái độ:

Vận dụng được các kiến thức vào thực tiễn giảng dạy và tập luyện.



3. Nội dung tóm tắt môn học

Môn sinh lý học TDTT nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ chế hoạt động của cơ thể từ mức tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống cơ quan đến toàn bộ cơ thể là một bộ máy thống nhất. Những quan điểm về cơ chế sinh lý của việc hình thành kỹ năng vận động và phát triển các tố chất vận động. Tác dụng của tập luyện thể dục thể thao đối với tất cả các cơ quan của cơ thể và tăng cường được khả năng thích nghi của chúng với điều kiện sống khác nhau.

4. Mô tả bằng tiếng Anh

Sport physiology aims to equip students with the basic knowledge about the mechanism of action of the body from the cellular, organizations, agencies, agency system to the entire body as a unified apparatus; The views on the physiological mechanism of the formation of motor skills and develop motor qualities; The effects of exercise and sports for all the organs of the body and enhancement their ability to adapt to different living conditions.



5. Tài liệu học tập

[1] Sinh lý học TDTT- Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên. NXB TDTT 2003

[2] Giáo trình Sinh lý học TDTT- Phạm Thị Thiệu.NXB TDTT 2012

6. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ≥80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7. Tiêu chuẩn đánh giá và thang điểm

- Đánh giá: Điểm thứ 1: 30% Hai bài kiểm tra viết (50 phút)

Điểm thứ 2: 70% Thi viết cuối kì (120 phút).


TÊN HỌC PHẦN: VỆ SINH VÀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

( Hygeiene and sports medicine)

Mã học phần: SMC231

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: Số tiết: 45 Tổng : 45 LT:35 TH: 15 Thảo luận: 5

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết:

- Môn học trước: Giải phẫu

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Bộ môn phụ trách: Lý luận và Phương pháp giảng dạy.



2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Phần vệ sinh: Trang bị những kiến thức cơ bản về vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường và vệ sinh trong tập luyện TDTT.

Y học TDTT:Tìm hiểu về đặc điểm hình thái chức năng, phát triển thể chất nhằm đánh giá về thể lực và sức khỏe con người. Từ những kiến thức đã học sinh viên biết phóng tránh, chấn thương, bệnh lý và bước đầu biết xử lý các trường hợp chấn thương và bệnh lý thường gặp trong tập luyện và thi đấu TDTT.

3. Mục tiêu của môn học

3.1 Kiến thức:

- Phần vệ sinh: Người học có kiến thức cơ bản về vệ sinh trong đời sống, học tập, tập luyện TDTT và nghỉ ngơi.

- Phần y học TDTT: Biết đánh giá được hình thái chức năng của cơ thể, biết phòng tránh sử lý các chấn thương trong thể thao. Biết vận dụng các kiến thức y học vào công tác nghiên cứu khoa học và tuyển chọn VĐV.

3.2 Kỹ năng:

- Có kỹ năng vệ sinh thân thể và vệ sinh trong tập luyện TDTT.

- Có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.

- Có kỹ năng phòng ngừa và sử lý bệnh lý và chân thương trong TDTT cũng như trong cuộc sống.

- Có kỹ năng sử lý cấp cứu khi nạn nhân bị tắc đường hô hấp, tim ngừng đập, biết cấp cứu và hô hấp nhân tạo.

3.3 Thái độ:

-Tự giác tích cực trong môn học, yêu thích môn học, có phẩm chất đạo đức tác phong nhanh nhẹ



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Sanitation: Armed with the basic knowledge about general hygiene, personal hygiene, nutrition and hygiene, environmental sanitation, hygiene and sanitation in schools and sports training.

Sports Medicine: Learn about functional morphological, physical development to assess the physical and human health. From the knowledge students have learned that reporters avoid, injury, disease and initially handled the case said injuries and diseases common in sports training and competition.

5. Tài liệu học tập

[1] Nguyễn Đức Ninh (2014), Đề cương bài giảng vệ sinh và Y học Thể dục thể thao, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Lưu Quang Hiệp(2000), Sách giáo khoa Y học TDTT. NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Nông Thị Hồng ( 2004), Giáo trình Y học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội

[4] Nông Thị Hồng ( 1998), Vệ sinh và Y học TDTT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5] Lê Hữu Hưng ( 2007), Chương trình Y học TDTT của trường ĐH TDTT I.

[6] Lê Quý Phượng (2007), Bài giảng Y học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: (a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 1(b)

  • Chuyên cần: (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): 1(d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 1 (e)

  • Điểm thi kết thúc học phần: (f).

  • Hình thức thi: vấn đáp

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.



TÊN HỌC PHẦN: ĐO LƯỜNG THỂ DỤC THỂ THAO

(Measurements in Physical education & Sports)

Mã học phần: SMR224

1.Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 30 TH: Thảo luận: Bài tập:

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Thống kê xã hội học

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

- Bộ môn phụ trách: Lý luận và Phương pháp giảng dạy.



2. Mục tiêu của môn học

2.1. Kiến thức:

Sau khi kết thúc môn học người học phải nắm vững được các cơ sở lý thuyết của đo lường thể dục thể thao, cơ sở lý luận của test, các phương pháp sử lý kết quả đo lường và phương pháp đánh giá, biết làm các bài tập trong đo lường.



2.2. Kỹ năng:

Cùng với kiến thức các môn khoa học khác được trang bị trong chương trình đào tạo chuyên ngành như: Giải phẫu, sinh lý, Y học TDTT, xác suất thống kê, phương pháp nghiên cứu khoa học... và các môn thực hành TDTT sinh viên biết vận dụng để làm đề tài nghiên cứu khoa học và khoá luận tốt nghiệp, cũng như sau khi tốt nghiệp ra trường phải biết ứng dụng kiến thức môn học trong quá trình công tác thực tiễn để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng



2.3. Về thái độ:

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Tác phong sâu sát trong các công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động.

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Đo lường thể dục thể thao là một môn khoa học về phương pháp và ứng dụng. Môn học góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về đo lường và đánh giá các hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là các hoạt động trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Đo lường thể dục thể thao là một bộ phận của đo lường học nói chung và chủ yếu thuộc phạm trù giáo dục.

Môn học trang bị cho người học những phần kiến thức như : Sơ lược về môn học đo lường thể dục thể thao, các kiến thức về thang độ đo lường, đơn vị đo lường, đối tượng của đo lường, các phương pháp đánh giá trong đo lường thể dục thể thao, các khái niệm về test, test vận động, độ tin cậy và tính thông báo của test, các phương pháp sử dụng toán học thống kê xử lý kết quả đo lường; Ngoài ra môn học còn trang bị những phương pháp kiểm tra tình trạng thể chất (thể lực) của con người và kiểm tra lượng vận động trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, phương pháp ứng dụng đo lường để tuyển chọn năng khiếu thể thao ở các lứa tuổi. Đo lường thể dục thể thao phản ánh quan điểm đo lường các đại lượng vật lý và phi vật lý như thời gian, các góc độ chuyển động của cơ thể người, nhịp đập của tim, nhịp thở của phổi...Các đại lượng phi vật lý như: phản xạ của hệ thống thần kinh, cảm giác không gian và thời gian, loại hình thần kinh, tính cách khí chất và tâm lý của vận động viên... Vì vậy đo lường thể dục thể thao liên quan gắn kết với kiến thức của các môn khoa học chuyên ngành khác như: Giải phẫu, sinh lý, Y học, tâm lý học TDTT, xác suất thống kê, phương pháp nghiên cứu khoa học... và các môn thực hành TDTT tạo thành khối kiến thức tổng thể liên hoàn và gắn kết trang bị cho người học.

dụng kiểm tra thể lực của học sinh và biết phát hiện tuyển chọn những học sinh có năng khiếu TDTT thực sự để bồi dưỡng và cho đi đào tạo tài năng.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Measurements in Physical education & Sports is a science of methods and applications. The course contributes to the scientific basis for solving the problems of theoretical and practical measurement and evaluation of sports activities, especially activities in physical education and physical training sport. Measurement in sport is part of metrology in general and mainly in the education category.

The course equips students the knowledge as brief about measurement in sport, the knowledge of the scale of measurement, unit of measure, the object of measurement and evaluation methods measurement in sport, the concept of test, test of movement, reliability and notification of test, the method of using mathematical statistics to handle measurement results; In addition, the course also has testing methods for physical condition of human and testing methods for the amount of movement during exercise and sports, measurement methods for selecting talent athletic at all ages. Measurement sport reflect the views of measurement of physical and non-physical quantities, the angle of the movement, heartbeat, breathing lungs ... The nonphysical quantities: reflection of the neural system, sense of space and time, type of neural and psychology of athletes ... So Measurements in Physical education & Sports are associated with knowledge of the other sciences such as: anatomy, physiology, medicine, sports psychology, probability statistics, research methods and disciplines of science ... practiced sport in order to create the knowledge interconnected and linked to learners.



5. Tài liệu học tập

[1] Giáo trình: Đo lường thể dục thể thao. Năm 2011. Biên soạn: Th.s - GVC Nguyễn Văn Lực . Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.



6. Tài liệu tham khảo

[2]. Dương Nghiệp Chí - Trần Đức Dũng (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Lê Văn lẫm, Phạm Xuân Thành (2012), Giáo trình Đo lường thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

[4] Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao , NXB TDTT, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Sinh viên phải có mặt ở lớp học trên 80% tổng số thời lượng giờ học của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Chuẩn bị thảo luận.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 bao gồm:

+ Điểm chuyên cần (a)

+ Điểm bài tập (b)

+ Điểm kiểm tra giữa học phần (c)

+ Điểm thi kết thúc học phần (d). Hình thức thi: Thi viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN HỌC PHẦN : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỂ DỤC THỂ THAO

(SPORT SCIENTIFIC RESEARCH METHOD)



Mã học phần: SRM221

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02 (1.1.4)

- Số tiết: 30 Tổng: 30, LT: 25, BT: 10.

- Loại môn học: Bắt buộc

- Môn tiên quyết: Không

- Môn song hành: Đo lường thể thao

- Bộ môn: Lý luận và Phương pháp giảng dạy.

2 .Mục tiêu môn học

2.1. Kiến thức:

Biết những kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao.



2.2. Kỹ năng:

Hiểu các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao.



2.3. Thái độ:

Vận dụng được trong việc làm khóa luận tốt nghiệp đại học, nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm ở trường phổ thông



3 .Nội dung tóm tắt môn học

Môn học nghiên cứu khoa học TDTT nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học hiện đại trên cơ sở tích luỹ những kinh nghiệm thực tiễn của công tác thể dục thể thao ở nước ta.



4. Mô tả bằng tiếng Anh

Sport science research method aims to equip students with the basic knowledge of the theory and methods of scientific research in the field of sports, in line with the development trend of modern science based on the accumulated practical experience of the sport in our country.



5. Tài liệu học tập

[1] Trương Tấn Hùng (2013), Đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, Trường ĐHSP-ĐHTN.



[2] Nguyễn Xuân Sinh (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Vũ Đào Hùng (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ≥80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7. Tiêu chuẩn đánh giá và thang điểm

- Đánh giá: Điểm thứ 1: 30% Làm bài tâp

Điểm thứ 2: 70% Thi viết cuối kì (60 phút).

TÊN HỌC PHẦN: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO 1

(SPORT THEORY AND METHOD 1)

Mã học phần: STM441

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: Số tiết: 60 Tổng :60 LT: 50 TH: 6 Thảo luận: 8 Bài tập: Thực tế ở trường phổ thông 10

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Bộ môn phụ trách: Lý luận và Phương pháp giảng dạy.



2.Mục tiêu của môn học

    1. . Kiến thức:

Trang bị kiến thức cơ bản nhất về lý luận và phương pháp TDTT, hiểu những đặc điểm riêng về phương pháp GDTC và một số vấn đề về tập luyện TDTT trong trường học nói riêng. Đặc biệt là để đào tạo giáo viên THPT.

2.2. Kỹ năng:

Có kỹ năng hiểu và vận dụng các phương pháp trong GDTC vào giảng dạy thực tiễn ở các trường phổ thông.



2.3. Thái độ:

Tự giác tích cực trong học tập.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao là môn khoa học về các quy luật và cơ sở phương pháp chung nhất trong lĩnh vực TDTT. Mục đích môn học người học có kiến thức về bản chất về phương pháp tổ chức các quá trình giáo dục thể chất, hình thành kỹ năng vận dụng phương pháp vào thực tiễn công tác. Đồng thời ngừoi học biết nhận thức và phân tích TDTT như một hiện tượng xã hội đây là cơ sở lý luận giúp sinh viên nhận thức sâu sắc đường lối TDTT của Đảng và nhà nước.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Sports Theory and Method ia a science on the laws and the most common basic method in the field of sports. The aims of the subject is to equip learners knowledge of the nature of the process of organizing method of physical education, to form skills approaching method to practical work. Simultaneously learners are aware and analys sport as a social phenomenon. This is the basis theory helping students deeply aware of sport policy of the Party and Country.



5. Tài liệu học tập

[1] Đỗ Thị Thái Thanh (2014), Đề cương bài giảng môn lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] L.P.Matveep (1976), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT, Matxcơva.

[3] Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận:

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có):

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có):

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có):

Thực tế chuyên môn ở trường THPT



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 1 điểm (a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 2 điểm (b)

  • Chuyên cần: (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 1 điểm (e)

  • Thực tế chuyên môn: 1 điểm

  • Điểm thi kết thúc học phần: (f).

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.




tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương