Trường Đại học Sư phạm


Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm



tải về 2.14 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích2.14 Mb.
#34107
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với các trọng số như sau:



8.1. Kiểm tra điểm thành phần (50%):

8.1.1. Nội dung 1: Chuyền bóng

8.1.2. Nội dung 2: Đệm bóng

8.1.3. Điểm chuyên cần: Đánh giá ý thức tập luyện và chuẩn bị bài tập.

8.2. Thi kết thúc học phần (50%):

- Nội dung 1 Chuyền bóng

- Nội dung 2: Đệm bóng.

- Nội dung 3: Phát bóng.

8.3 Cán bộ tham gia giảng dạy

- ThS. GVC Trương Tấn Hùng                                            Khoa TDTT

- Ths: Nguyễn Đức Tuân                                                     Khoa TDTT

TÊN HỌC PHẦN : ĐÁ CẦU

(SHUTLE COCK)

Mã học phần: SSC331

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ học tập: 03 Số tiết: 45 LT: 06 TH: 39

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên phải trang bị cầu tập luyện, trang phục thể thao, giầy chuyên dụng trong đá cầu.

- Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Các môn Thể thao.



2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kiến thức:

- Hiểu và phân tích được những kiến thức cơ bản của lý thuyết môn đá cầu.

- Nắm vững những nguyên lí cơ bản của kĩ thuật đá cầu, biết thực hiện các kĩ, chiến thuật cơ bản của đá cầu và có thể vận dụng vào quá trình tập luyện, thi đấu.

2.2. Kĩ năng:

- Có năng lực vận dụng những hiểu biết, những kiến thức của môn đá cầu vào công tác giáo dục nói chung và giảng dạy môn đá cầu nói riêng.

- Rèn luyện kỹ năng làm mẫu chính xác các động tác bổ trợ kỹ thuật, các kỹ thuật cơ bản trong đá cầu để có thể vận dụng vào trong thực tế giảng dạy và huấn luyện.

2.3. Thái độ:

- Sinh viên có thái độ học tập một cách nghiêm túc, chấp hành đúng theo yêu cầu môn học.

- Tích cực, tự giác tập luyện và tham gia các buổi ngoại khóa để thực hiện tốt nội dung học tập, hình thành, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực.

3. Tóm tắt môn học

Là một môn khoa học vận động nằm trong hệ thống giáo dục thể chất trường học, đá cầu đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực cho con người. Thông qua học phần đá cầu, người học sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển môn học; ý nghĩa tác dụng của môn đá cầu đối với người tập, kỹ thuật và chiến thuật cơ bản trong đá cầu, phương pháp giảng dạy; ph­ương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài môn đá cầu.



4. Mô tả bằng tiếng Anh

Shutle Cock, a science in physical education system, play an important role in fostering the health and development of the physical elements of human. With shutle cock, students will be provided with basic knowledge about the history and development of the subject; significant effects of shutle cock for the training, technical and fundamental strategy in shutle cock, teaching methods; organizing competitions methods, and referee.



5. Tài liệu học tập

[1] Đặng Ngọc Quang (2003), Giáo trình Đá cầu, NXB ĐH Sư­ phạm, Hà Nội.

[2] Tổng cục TDTT (2010), Luật đá cầu, NXB TDTT, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[1] Trường Đại học TDTT (1996), Chương trình đá cầu dành cho hệ Đại học TDTT chính quy, NXB TDTT, Hà Nội.

[2] Đặng Ngọc Quang (1992), Kỹ thuật đá cầu, NXB TDTT Hà Nội 1992.

[3] Trương Quốc Uyên (1998), Chương trình môn học đá cầu (dành cho sinh viên Đại học TDTT), Trường ĐH TDTT Bắc Ninh.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ít nhất là 80% tổng thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị trạng phục, dụng cụ phù hợp với mỗi buổi học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm thành phần (50%): bao gồm 2 bài kiểm tra thực hành:

+ Bài 1: Kĩ thuật chuyền cầu (20%).

+ Bài 2: Kĩ thuật phát cầu hoặc vít cầu (20%).

+ Chuyên cần (10%).

- Điểm Thi (50%): Tính bằng trung bình cộng của 03 nội dung thi: Kĩ thuật phát cầu, kĩ thuật chuyền cầu, kĩ thuật vít cầu.



TÊN HỌC PHẦN : BÓNG RỔ

(BASKETBALL)



Mã học phần: BKB331

1.Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 03 số tiết: 45 LT: 06 TH: 39

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Yêu cầu đối với môn học: Không

- Bộ môn phụ trách: Các môn thể thao



2. Mục tiêu của môn học

2.1. Kiến thức:

+ Củng cố và nâng cao các kiến thức đã học.

+ Hiểu và nắm được nguyên lý kỹ thuật cơ bản của môn bóng rổ.

+ Hiểu và nắm được một số điều luật của môn bóng rổ.

2.2. Kỹ năng:

+ Củng cố và nâng cao các kỹ năng đã học.

+ Biết vận dụng các điều luật, kỹ thuật đã học vào tập luyện và thi đấu.

+ Hình thành thói quen tự tập luyện và nâng cao khả năng tự chơi bóng, tăng cường thể lực.



2.3.Thái độ:

Người học luôn thể hiện sự cầu tiến để hoàn thiện kỹ năng chơi bóng rổ, luôn có tinh thần thái độ hăng say trong mỗi giờ học. Từ đó biết vận dụng môn bóng rổ làm phương tiện cho việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe của con người



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Bóng rổ là môn thể thao tập thể có tính đối kháng cao, hoạt động của môn bóng rổ rất phong phú và đa dạng. Bóng rổ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục thể chất và đạo đức cho người chơi, với sức hấp dẫn sôi động vốn có, bóng rổ ngày càng thu hút được sự chú ý và tham gia luyện tập của đông đảo quần chúng, đặc biệt là trong học sinh và sinh viên. Vì vậy yêu cầu đặt ra với sinh viên là phải nắm vững, thực hành kỹ sảo chuyên môn cần thiết để có thể thực hiện được công việc tổ chức, giảng dạy, huấn luyện bóng rổ nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong thế kỷ 21..



4. Mô tả bằng tiếng Anh

Basketball is a collective sport with high antagonistic. Activities of basketball is rich and diverse. Basketball has a great effect in physical education and moral for players. With attractive characteristics, basketball increasingly attract the attention and participation of people, especially pupils and students. So the requirements for students is to deep understanding the subject, practice the professional skills which is necessary to perform the job of organizing, teaching, coaching basketball, to contribute to the quality of the to meet the increasing demands of the innovation education in the 21st century.



5. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Thành Trung (2014), Đề cương bài giảng bóng rổ, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Đinh Can (2004), Bóng rổ trong trường học, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Đinh Can (2006), Hệ thống các bài tập kỹ thuật Bóng rổ, NXB TDTT, Hà Nội.

[4] BEVERL BRETON CARROLL - Nhân Văn – dịch (2006), Huấn luyện đội Bóng rổ, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2006, Hà Nội.

[5] Tổng cục TDTT – dịch (2010), Luật Bóng rổ, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Sinh viên phải dự lớp 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc trước tài liệu do giáo viên cung cấp trước khi lên lớp.

- Thường xuyên tập luyện ngoại khóa để tự nâng cao trình độ.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

8.1 Điểm đánh giá bộ phận: chiếm trọng số 50% bao gồm các nội dung kiểm tra:

- Dẫn bóng tốc độ

- Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao

- Điểm chuyên cần



8.2 Nội dung thi: Thực hành: chiếm trọng số50%, bao gồm các nội dung:

- Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao

- Dẫn bóng 2 bước ném rổ

TÊN HỌC PHẦN : CẦU LÔNG

(BADMINTON)

Mã học phần: SBM331

1. Thông tin về môn học

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: 45 Lý thuyết 6 tiết Thực hành: 39 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Yêu cầu đối với môn học: Sân bãi, dụng cụ lưới, cầu , vợt, giầy.

- Bộ môn phụ trách: Các môn thể thao

2. Mục tiêu môn học

2.1. Kiến thức:

- Hiểu lịch sử phát triển môn cầu lông trên thế giới và việt nam.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy kĩ thuật cầu lông.

- Nắm vững phương pháp tổ chức thi đấu và làm trọng tài trong môn cầu lông.



2.2. Kỹ năng:

- Thực hiện chính xác, đẹp kỹ thuật các bài tập trong môn cầu lông.

- Biết cách làm trọng tài môn cầu lông.

2.3. Thái độ:

- Yêu thích môn học , tự giác tập luyện trong giờ học chính khóa và ngoại khóa

- Trung thực , tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

- Có trách nhiệm với bản thân , thầy cô , bạn bè và nhà trường.

- Chấp hành đúng nội quy , quy định của nhà trường và thầy cô.

3. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học trang bị cho sinh viên những kĩ thuật cơ bản của môn cầu lông, ngoài ra còn trang bị cho sinh viên các phương pháp giảng dạy kĩ thuật cầu lông và cách thức tổ chức giải thi đấu cầu lông. Đồng thời trang bị cho sinh viên biết cách làm trọng tài môn cầu lông.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The course not only equips students with the basic techniques of badminton but also to equip students with teaching techniques and techniques for organizing badminton tournament. Simultaneuosly, it helps students know how badminton referee.

5. Tài liệu học tập

[1] Phạm Văn Quang (2014), Đề cương bài giảng Cầu lông, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Trần Văn Vinh – Đào Chí Thành (1998), Giáo trình Cầu lông, NXB TDTT, Hà Nội



7. Nhiệm vụ của học sinh

7.1. Phần lý thuyết, bài tập:

- Phải tham gia nghe giảng trên lớp đầy đủ

- Phải đọc và nghiên cứu trước các tài liệu giáo viên yêu cầu trước khi học

- Hoàn thành tất cả các bài tập được giao và nộp đúng thời hạn



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

- Các bài tập thực hành trên lớp phải tham gia nghe giảng, phân tích và tập luyện đầy đủ, nhiệt tình, tự giác...

- Thực hiện chính xác các kĩ thuật động tác

- Có khả năng truyền đạt những kiến thức đã học cho đối tượng học sinh phổ thông



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

8.1. Điểm bộ phận (50%): Điểm học phần cho theo thang điểm 10 với các trọng số.

8.1.1. Nội dung 1: Kĩ thuật giao cầu thuận tay (vào ô)

8.1.2. Nội dung 2: Kĩ thuật giao cầu trái tay (vào ô)

8.1.3. Nội dung 3: Điểm chuyên cần

Đánh giá bằng số buổi tham gia học tập và ý thức tự giác, tích cực chủ động của học sinh.



8.2. Điểm thi (50%)

8.2.1. Nội dung 1: Giao cầu thuận tay và trái tay vào ô

8.2.2. Nội dung 2: Thực hiện kĩ thuật đánh cầu cao sâu vào ô

8.2.3. nội dung 3: Thực hiện kĩ thuật đập cầu vào ô dọc sân.

TÊN HỌC PHẦN: BƠI LỘI

(SWIMMING)



Mã học phần: SSM331

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng: 45 LT: 06 TH: 39

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học: Không

- Bộ môn phụ trách: Các môn lý luận và phương pháp



2. Mục tiêu của môn học

2.1 Kiến thức:

Sau khi kết thúc môn học, người học phải biết bơi thành thạo một kiểu bơi thể thao được học, từ đó khi có điều kiện thì tiếp tục tập thêm những kiểu bơi khác.



2.2 Kỹ năng:

- Biết vận dụng môn học để bơi giải trí, để rèn luyện và tăng cường sức khỏe cho cơ thể, biết tự thoát đuối nước nếu bị rơi xuống nước, cứu đuối được người khác nếu họ gặp nạn bị rơi xuống vùng nước sâu và nguy hiểm.

- Sau khi tốt nghiệp ra trường người đã được học và hoàn thành học phần bơi phải biết dạy cho những người khác học bơi đồng thời phải biết tổ chức, làm trọng tài thi đấu môn bơi ở cấp cơ sở khi có nhu cầu.

2.3 Thái độ:

- yêu thích môn học , tự giác tập luyện trong giờ học chính khóa và ngoại khóa

- Trung thực , tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

- Có trách nhiệm với bản thân , thầy cô , bạn bè và nhà trường.

- Chấp hành đúng nội quy , quy định của nhà trường và thầy cô.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Phần lý thuyết trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về sơ lược nguồn gốc và lịch sử phát triển của môn bơi lội; ý nghĩa, tác dụng của môn bơi lội đối với việc tăng cường và rèn luyện sức khỏe cho con người, vai trò của việc tập luyện và thi đấu môn bơi lội trong trong các đại hội thể dục thể thao các cấp và đại hội Olympic, cũng như vai trò của môn bơi trong đào tạo chuyên ngành thể dục thể thao. Môn bơi lội còn trang bị cho người học những hiểu biết về đặc tính của môi trường nước liên quan tới người bơi như nguyên lý thủy tĩnh lực học, nguyên lý thủy động lực học, những lực cản tác động đến cơ thể người bơi, chương trình còn phân tích kỹ thuật một số kiểu bơi thể thao, trang bị cho người học phương pháp giảng dạy và tổ chức trọng tài thi đấu bơi.

Phần thực hành: Giảng dạy kỹ thuật bơi thể thao, thứ tự là cách làm nổi người, lướt nước, tiếp đến là học kỹ thuật động tác tay, kỹ thuật động tác chân, phối hợp chân với tay, động tác thở, phối hợp tay chân thở, kỹ thuật xuất phát quay vòng và hoàn thiện toàn bộ một kiểu bơi thể thao (Bơi ếch hoặc bơi Trườn sấp). Tiếp đến là bồi dưỡng phương pháp thực hành trọng tài bơi.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Theoretical part equips students a basic understanding of the brief history of the origin and development of swimming; meaning, the effect of swimming for strengthening and training for human health, the role of exercise and swimming competitions in the congress in sport at all levels and Olympics, as well as the role of swimming in training sports. Swimming also equip learners understanding of the characteristics of the aquarium environment, thermodynamics hydrostatic principles, hydrodynamic principles, the impact resistance swimmers body, program analysis techniques of some types of swimming. It equips students with teaching and learning methods and referee in swimming competitions.

      Practical part: Teaching sport swimming techniques, the order is how to float body, water surfing, follow by techniques of hand movements, footwork, hand-foot coordination, breathing, coordination the limbs breathing techniques and comes complete turnaround entire pool, sports (swimming Crawl, swimming frog or tails). Next, training referees.

5. Tài liệu học tập

[1] Giáo trình bơi lội – NXB Thể dục thể thao. Hà Nội năm 2011.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Uỷ ban TDTT (1996), Chương trình giảng dạy bơi lội phổ cập, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Sách giáo khoa bơi lội Trung Quốc – tài liệu dịch (1996), NXB TDTT, Hà Nội.

[4] Nguyễn Văn Trạch, Ngũ Duy Anh (2003), Giáo trình Bơi lội, NXB Đại học Sư phạm, HN.

[5] Nguyễn Đức Thuận (2004), 100 bài tập nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật bơi, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự học tại lớp 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Tập luyện tự giác, tích cực, hoàn thành các nội dung môn học.

- Hoàn thành các bài kiểm tra theo yêu cầu của môn học.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 bao gồm:

+ Điểm kiểm tra bài một

+ Điểm kiểm tra bài hai

+ Điểm chuyên cần.

Trung bình của 3 điểm trên gọi là điểm thành phần chiếm trọng số 50%

+ Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 50%



- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung của điểm thành phần và điểm thi kết thúc học phần theo trọng số như trên được làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN HỌC PHẦN: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

(Game Campaign)



Mã học phần: SGA321

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 tiết Lý thuyết: 4 tiết Thực hành: 26 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Môn học trước: Không

- Môn song hành: Không

- Yêu cầu đối với môn học:

- Bộ môn phụ trách: Lý luận và Phương pháp giảng dạy.



2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động vui chơi giải trí.



2.2. Về kỹ năng:

Biết cách biên soạn một trò chơi và dễ dàng tổ chức được các trò chơi vận động, tăng cường khả năng nói, khả năng tập trung, khả năng quan sát, cách thức nhận xét đánh giá thông qua trò chơi và chơi góp phần giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong cho sinh viên và tạo điều kiện cho học tập các môn thể thao khác.



2.3. Về thái độ:

- Yêu thích môn học, tự giác tập luyện trong giờ học chính khóa và ngoại khóa

- Trung thực, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

- Có trách nhiệm với bản thân, thầy cô, bạn bè và nhà trường.

- Chấp hành đúng nội quy, quy định của nhà trường và thầy cô.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những hệ thống kiến thức cơ bản về hoạt động vui chơi, sử dụng các phương pháp phát triển các tố chất thể lực một cách khoa học, áp dụng và hướng dẫn cho người tập để phát triển kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống, môn học trò chơi góp phần giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong cho sinh viên và tạo điều kiện cho học tập các môn thể thao khác.



4. Mô tả bằng tiếng anh

The course aims to equip students with the basic knowledge system about fun activities, using the method developed physical qualities of a science, applied and guidelines for practitioners to develop skills skills, motor skills necessary in life, discipline games contribute to the education and training of ethics, wills, student behavior and facilitate the learning of other sports.



5. Tài liệu học tập

[1] Nguyễn Nhạc (2014, Đề cương bài giảng môn học Trò chơi vận động, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Phạm Tiến Bình (1985), 100 trò chơi khỏe, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Trần Đồng Lâm, Phạm Vĩnh Thông, Lê Anh Thư, Bùi Thị Xuân (1997), 100 trò chơi vận động cho học sinh tiểu học – NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của học sinh

7.1. Phần lý thuyết, bài tập:

- Dự lớp ≥ 80 % tổng số thời lượng của học phần

- Hoàn thành các bài tập được giao

7.2. Phần thực hành:

- Thực hành nghiêm túc, tự giác, tích cực, đúng yêu cầu;

- Giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

* Điểm bộ phận 50%:

- Kiểm tra giữa học phần : Lý thuyết + Soạn một trò chơi theo mẫu.



* Điểm thi kết thúc học phần 50%:

- Điều khiển trò chơi cho một lớp học.

Điểm học phần:= Điểm bộ phận+ Điểm thi kết thúc học phần

TÊN HỌC PHẦN: NÉM ĐẨY

(THROW PUSH)



Mã học phần: THR 323

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 - Tổng : 30 LT: 04 TH: 26

- Loại môn học: Tự chọn.

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh – Thể dục.

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật các môn ném đẩy.

- Có các kiến thức khoa học cơ sở cần thiết về nguyên lý kỹ thuật các môn ném đẩy.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn của môn học (ném bóng xa và đẩy tạ) để giảng dạy ở phổ thông sau này.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy, huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, luật thi đấu các môn ném đẩy.

2.2. Về kỹ năng:

- Có các kỹ năng sư phạm dạy học môn đẩy tạ và ném bóng xa ở các cấp phổ thông sau này.

- Có kỹ năng thực hiện các kỹ thuật đẩy tạ và ném bóng trong giảng dạy các môn ném đẩy.

- Có khả năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải thể dục - thể thao (TDTT)

ở trường học và thể thao quần chúng.

2.3. Về thái độ:

- Yêu nghề, giữ gìn và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng người học; có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung

môn học;

- Có tình yêu, hứng thú đối với nội dung môn học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

- Ném đẩy là một môn thể thao cơ bản có vị trí quan trọng trong hệ thống môn Điền kinh nói chung. Đồng thời nó còn là môn học trong chương trình đào tạo đối với sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học Thể dục thể thao.



- Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật các môn ném đẩy. Đồng thời bồi dưỡng cho người học về phương pháp giảng dạy, phương pháp huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài các môn ném bóng và đẩy tạ.

- Mục đích của các môn ném đẩy là bằng sự nỗ lực của cơ bắp, đưa dụng cụ ném đẩy đi xa nhất theo luật lệ thi đấu.



4. Mô tả môn học bằng tiếng anh

Throw push is a sport which has essentially important position in the system of professional athletics in general. simultaneuosly it is also the subject of training programs for students of the Sports College and University.

- This course equips students with the basic knowledge and basic skills in techniques of pushed threw. At the same time fostering the study of teaching methods, training methods, methods of organizing competitions and referee courses pitcher and weightlifting.

- The purpose of the course is to throw the objects farthest under the competition rules with an effort of the muscle.



5. Tài liệu học tập

[1] Trần Thị Tú (2013), Đề cương bài giảng môn ném đẩy, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2006), Điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Quang Hưng (2004) biên dịch, Bài tập chuyên môn trong điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội .

[4] Gôi Cơ Man - Ôn Tơrôphimôp (Quang Hưng dịch) (2006), Điền kinh trong trường phổ thông, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Tổng cục TDTT (2005), Luật điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: nắm vững kiến thức chuyên môn, hiểu biết cơ bản về kỹ thuật và có kỹ năng thực hiện được các kỹ thuật đẩy tạ vai hướng ném, lưng hướng ném và kỹ thuật ném bóng xa có đà.




tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương