Trường Đại học Sư phạm


Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm



tải về 2.14 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích2.14 Mb.
#34107
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận (50%): là điểm trung bình cộng của điểm kiểm tra giữa học phần và điểm chuyên cần.

- Điểm thi kết thúc học phần (50%): kỹ thuật đẩy tạ kiểu “ lưng hướng ném”.

- Điểm học phần: là diểm trung bình cộng của điểm đánh giá bộ phận với điểm thi kết thúc học phần.

- Thang điểm: theo ngân hàng đề thi và kiểm tra môn ném đẩy.

TÊN HỌC PHẦN : THỂ THAO DÂN TỘC

(Ethnic traditional sports)

Mã học phần: SMC231

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: Số tiết: 30 Tổng : 30 LT: 04 TH: 26

- Loại môn học: tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Bộ môn phụ trách: Các môn thể thao.



2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Thể thao dân tộc được bắt nguồn từ trò chơi dân gian có lịch sử hình thành từ lâu đời. Ngày nay một số môn thể thao dân tộc như: Đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, cà keo, tung còn…được thể chế hoá và phát triển hiện nay đã trở thành môn thể thao dân tộc, được đưa vào thi đấu ở các đại hội thể thao dân tộc, hội khoẻ phù đổng.



3. Mục tiêu của môn học:

3.1 Kiến thức:

Môn học cung cấp người học hiểu kiến thức kỹ năng cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật của môn đẩy gậy, kéo co, cũng như phương pháp giảng dạy, tổ chức thi đấu, trọng tài trong đẩy gậy, kéo co.



3.2 Kỹ năng:

- Có kỹ năng năng lực vận động có kỹ năng cở bản về kỹ chiến thuật trong đẩy gậy và kéo co

- Có kỹ năng ban đầu về giảng dạy, tổ chức thi đấu, trọng tài các môn thể thao dân tộc.

3.3 Thái độ:

- Tự giác tích cực trong môn học, yêu thích môn học, có phẩm chất đạo đức tác phong nhanh nhẹn.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Sports are rooted in ethnic folk games have a long history of life. Today some ethnic sports including speeding sticks, tug of war, crossbow shooting, glue beans, roll ... also institutionalized and development has now become a sports nation, be brought into play in the national sports meeting.



5. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Đức Ninh (2014), Đề cương bài giảng môn thể thao dân tộc, Trường ĐHSP-ĐHTN.

[2] Luật thi đấu môn đẩy gậy ( 2009), Nxb TDTT, Hà Nội.

[3] Luật thi đấu môn kéo co ( 2011), Nxb, TDTT, Hà Nội



6. Tài liệu tham khảo:

[4] Luật đẩy gậy (2005), NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Chương trình thi đấu hội khoẻ phù đổng toàn quốc lần thứ V - Đồng Tháp- Năm 2000.

[6] Chương trình thi đấu “ Đại hội thể dục thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc ” - năm 1999.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: (a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 1(b)

  • Chuyên cần: (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): (e)

  • Điểm thi kết thúc học phần: (f).

  • Hình thức thi: Thực hành

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.



TÊN HỌC PHẦN: QUẦN VỢT

(TENNIS)


Mã học phần: TEI321

1. Thông tin về môn học

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: 30 Lý thuyết: 04 tiết Thực hành: 26 tiết

- Loại môn học: Tự chọn.

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Yêu cầu đối với môn học: Sân bãi, dụng cụ lưới, cầu , vợt, giầy.

- Bộ môn phụ trách: Các môn thể thao.

2. Mục tiêu chung của môn học

2.1. Kiến thức:

- Hiểu lịch sử phát triển môn Quần vợt trên thế giới và việt nam.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy kĩ thuật Quần vợt.

- Nắm vững phương pháp tổ chức thi đấu và làm trọng tài trong môn Quần vợt.



2.2. Kỹ năng:

- Thực hiện chính xác, đẹp kỹ thuật các bài tập trong môn Quần vợt.

- Biết cách làm trọng tài môn Quần vợt.

2.3.Thái độ:

- Yêu thích môn học , tự giác tập luyện trong giờ học chính khóa và ngoại khóa

- Trung thực , tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

- Có trách nhiệm với bản thân , thầy cô , bạn bè và nhà trường.

- Chấp hành đúng nội quy , quy định của nhà trường và thầy cô.

3. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học trang bị cho sinh viên những kĩ thuật cơ bản của môn Quần vợt, ngoài ra còn trang bị cho sinh viên các phương pháp giảng dạy kĩ thuật Quần vợt và cách thức tổ chức giải thi đấu Quần vợt. Đồng thời trang bị cho sinh viên biết cách làm trọng tài môn Quần vợt.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The course equips students with the basic techniques of tennis, in addition to equip students with the teaching methods and techniques of organizing tennis tournaments. It also helps students know how to do a professional tennis referee.



5. Tài liệu học tập

[1] Nguyễn Văn Dũng (2014), Đề cương bài giảng Quần vợt, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Văn Hưng (2000), Giáo trình Quần vợt, NXB TDTT, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của học sinh

7.1. Phần lý thuyết, bài tập:

- Phải tham gia nghe giảng trên lớp đầy đủ

- Phải đọc và nghiên cứu trước các tài liệu giáo viên yêu cầu trước khi học

- Hoàn thành tất cả các bài tập được giao và nộp đúng thời hạn



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

- Các bài tập thực hành trên lớp phải tham gia nghe giảng, phân tích và tập luyện đầy đủ, nhiệt tình, tự giác...

- Thực hiện chính xác các kĩ thuật động tác

- Có khả năng truyền đạt những kiến thức đã học cho đối tượng học sinh phổ thông.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

8.1. Điểm bộ phận (50%): Điểm học phần cho theo thang điểm 10 với các trọng số.

8.1.1. Nội dung 1: Kĩ thuật đánh bóng thuận tay.

8.1.2. Nội dung 2: Kĩ thuật đánh bóng trái tay.

8.1.3. Nội dung 3: Điểm chuyên cần

Đánh giá bằng số buổi tham gia học tập và ý thức tự giác, tích cực chủ động của học sinh.



8.2. Điểm thi (50%):

8.2.1. Nội dung 1: Kĩ thuật đánh bóng thuận tay.

8.2.2. Nội dung 2: Kĩ thuật đánh bóng trái tay.

8.2.3. nội dung 3: Thực hiện kĩ thuật giao bóng.

TÊN HỌC PHẦN: CỜ VUA

(Chess)

Mã học phần: CHE123

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 tiết Lý thuyết: 04 tiết Thực hành: 26 tiết

- Loại môn học: Tự chọn

- Môn học trước: Không

- Môn song hành: Không

- Yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Bộ môn phụ trách: Lý luận và Phương pháp giảng dạy.



2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về môn Cờ vua.



2.2. Về kỹ năng:

Biết cách xây dựng thế trận, phương pháp tính toán, xử lí các tình thế cờ nhanh, chính xác, đạt được hiệu quả cao khi tiến hành ván đấu. Đồng thời bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, phương pháp tập luyện, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài trong cờ vua. Thông qua môn học giúp sinh viên rèn luyện cách học tập làm việc có kế hoạch, tính quyết đoán.



2.3. Về thái độ:

- Yêu thích môn học , tự giác tập luyện trong giờ học chính khóa và ngoại khóa

- Trung thực , tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

- Có trách nhiệm với bản thân , thầy cô , bạn bè và nhà trường.

- Chấp hành đúng nội quy , quy định của nhà trường và thầy cô.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Cờ vua là môn thể thao trọng điểm trong 12 môn thể thao của việt Nam trong chiến lược phát triển ngành TDTT. Bộ giáo dục đã có quyết định đưa môn cờ vua Là môn thể thao bắt buộc trong chiến lược giáo dục các cấp. Hiện nay, tại các trường Đại học TDTT, các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm trên toàn quốc đều đã tiến hành giảng dạy môn học này.

Cờ Vua là môn thể thao có tác dụng phát triển tư duy lôgic, luyện trí thông minh, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như tính tổ chức kỷ luật, kiên cường bình tĩnh, luyện mưu trí, óc sáng tạo, luyện cách nhìn xa trông rộng biết phân tích, tổng hợp tình hình một cách khách quan khoa học.

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về môn Cờ vua.



4. Mô tả bằng tiếng Anh

Chess is a major sport in 12 sports of Vietnam in the development strategy of sport. The Ministry of Education has decided to make chess be a compulsory sport in education strategies at all levels. Currently, chess is taught at the University of Sport in all country.

Chess is a sport for development logical thinking, intelligence training. It educates good qualities such as organizational disciplines, calm, wise practice, creativity, training vision, observing the situation with an objective science.

The course equips students with the basic knowledge and skills in Chess.



5. Tài liệu học tập

[1]. Ma Đức Tuấn (2014), Đề cương bài giảng môn cờ vua dành cho sinh viên chuyên ngành TDTT, Trường ĐHSP – ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Phùng Duy Quang - dịch (1996), Lý thuyết và thực hành Cờ vua, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Đàm Quốc Chính (2004), Giáo trình cờ vua, NXB ĐHSP, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của học sinh

7.1. Phần lý thuyết, bài tập:

- Dự lớp ≥ 80 % tổng số thời lượng của học phần

- Hoàn thành các bài tập được giao

7.2. Phần thực hành:

- Thi đấu trên bàn cờ các nhân: thực hành nghiêm túc, tự giác, tích cực, đúng yêu cầu.

- Giúp đỡ nhau trong qua trình học tập.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

* Điểm bộ phận gồm:

- Điểm chuyên cần

- Kiểm tra giữa học phần

* Điểm thi kết thúc học phần= Điểm thi trắc nghiệm lý thuyết 40%+ điểm thực hành 60%.

Điểm học phần:= Điểm bộ phận + Điểm thị kết thúc học phần (50%)



TÊN HỌC PHẦN: VÕ THUẬT

(Kungfu)

Mã học phần: KFU231

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: 30 Tổng : 30 LT: 04 TH: 26

- Loại môn học: Tự chọn.

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Bộ môn phụ trách: Các môn thể thao.



2. Mục tiêu của môn học

2.1 Kiến thức:

Môn học cung cấp người học hiểu kiến thức kỹ năng cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật của môn võ , cũng như phương pháp giảng dạy, tổ chức thi đấu, trọng tài trong võ thuật. và tinh thần thượng võ của dân tộc Việt.



2.2 Kỹ năng:

- Có kỹ năng năng lực vận động có kỹ năng cơ bản về kỹ chiến thuật trong võ thuật.

- Có kỹ năng ban đầu về giảng dạy, tổ chức thi đấu, trọng tài trong môn võ..

2.3 Thái độ:

Tự giác tích cực trong môn học, yêu thích môn học, có phẩm chất đạo đức tinh thần thượng tác phong nhanh nhẹ



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về võ thuật như lịch sử phát triển võ thuật của Việt Nam và trên thế giới. Cùng các kỹ chiến thuật: tấn, tay, chân trong tấn công và phòng thủ



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

This course provides basic knowledge of martial arts such as the history of martial arts development in Vietnam and around the world and specifications such as: tons, hands, legs in attacking and defensing



5. Tài liệu học tập

[1] Nguyễn Đức Ninh (2014), Đề cương bài giảng võ thuật, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Văn Chung (1999), Giáo trình Taekwondo, NXB TDTT, Hà Nội

[3] Nguyễn Văn Chung (2004), Giáo trình võ thuật, NXB ĐHSP, Hà Nội

[4] Trần Hữu Nhân (2006), Taekwondo Bài quyền tự luyện WTF tập 1, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Trần Hữu Nhân (2006), Taekwondo Bài quyền tự luyện WTF tập 2, NXB TDTT, Hà Nội.

[6] Trần Hữu Nhân (2006), Taekwondođối luyện và thi đấu WTF tập 3, NXB TDTT, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: (a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 1(b)

  • Chuyên cần: (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): (e)

  • Điểm thi kết thúc học phần: (f).

  • Hình thức thi: Thực hành

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.



TÊN HỌC PHẦN: ĐỒNG DIỄN THỂ DỤC

(GYMNASTIC ENSEMBLE)

Mã học phần: GNT 323

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: 30 Tổng: 30 Lý thuyết: 04 Thực hành: 26

- Loại môn học: Tự chọn

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học: Projector, máy tính, micro, đĩa nhạc, sân bãi.

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh - Thể dục.

2. Mục tiêu môn học

2.1. Kiến thức:

- Nắm vững phương pháp giảng dạy động tác.

- Hiểu các bước biên soạn và cách huấn luyện trong đồng diễn thể dục .

2.2. Kĩ năng:

- Vận dụng và sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng.

- Có năng lực sư phạm cần thiết để giảng dạy tốt môn thể dục ở phổ thông.

- Biên soạn và tổ chức huấn luyện bài đồng diễn thể dục quy mô nhỏ.

- Xây dựng tác phong, tư thế cơ thể chính xác.

2.3 Thái độ:

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Tác phong sâu sát trong các công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động.

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học.

3. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học trang bị cho sinh viên những kĩ năng kĩ xảo động tác, đội hình trong đồng diễn thể dục. Phương pháp ra vào sân và cách xác định điểm chuẩn trên sân cũng như phương pháp hợp luyện, tổng duyệt một đội hình đồng diễn thể dục. Ngoài ra môn học còn trang bị cho sinh viên cách biên soạn, nguyên tắc biên soạn, âm nhạc, nền phông và tổ chức huấn luyện trong đồng diễn thể dục. Bên cạnh đó góp phần giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong... tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện trong các môn thể thao khác



4. Mô tả môn học bằng tiếng anh

This course equips students with the skills skilled movements, co-star lineup of fitness. Method to the courtyard and defining benchmarks on the field as well as the method of preparation, rehearsals for a gymnastics squad ensemble. In addition, the course also equips students compiling, editing principles, music, fonts and background training organizations in the fitness ensemble. Besides contributing to the education and training of moral qualities, willpower, strength ... to create favorable conditions for the practice in the other sports.



5. Tài liệu học tập

[1] ĐHSP TDTT Hà Tây (2006), Thể dục đồng diễn, NXB TDTT, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Trần Phúc Phong – Nguyễn Thị Hạnh Phúc (1999), Giáo trình Thể dục nhịp điệu – thể dục đồng diễn, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Trần Phúc Phong (2002), Đồng diễn thể dục, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.



7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận:

- Nghe giảng do giáo viên trình bày.

- Đọc tài liệu và ghi chép nội dung bài học.

- Hoàn thành bài tập được giao.



7.2. Phần thực hành:

- Đọc trước tài liệu học tập.

- Biên soạn đội hình, động tác trong đồng diễn thể dục

- Lựa chọn âm nhạc và sử dụng nền phông trong đồng diễn thể dục.

- Tổ chức huấn luyện đồng diễn thể dục.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với các trọng số như sau:



8.1. Kiểm tra điểm thành phần (50%):

8.1.1. Nội dung 1:

- Bài tập lớn: Biên soạn một bài đồng diễn thể dục.

- Động tác trong đồng diễn thể dục 20%.

8.1.2. Nội dung 2: Động tác trong đồng diễn thể dục 20%.

8.1.3. Điểm chuyên cần: Đánh giá ý thức tham gia học tập và chuẩn bị bài tập (10%).

8.2. Thi kết thúc học phần (50%):

8.2.1. Nội dung 1: Trắc nghiệm

8.2.3. Nội dung 2: Biên soạn bài đồng diễn thể dục quy mô nhỏ có thời gian 5 – 8 phút.

TÊN HỌC PHẦN: ÂM NHẠC VŨ ĐẠO

(Dance music)

Mã học phần: GNT332

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 tiết Lý thuyết: 04 tiết Thực hành: 26 tiết

- Loại môn học: Tự chọn.

- Môn học trước: Không

- Môn song hành: Không

- Yêu cầu đối với môn học:

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh – Thể dục.



2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn Âm nhạc vũ đạo. Thông qua môn học nhằm bồi dưỡng cho sinh viên các phương pháp tập luyện, phương pháp tổ chức, sử dụng làm phương tiện để rèn luyện sức khỏe lâu dài và giao tiếp cộng đồng – xã hội



2.2. Về kỹ năng:

Biết được một số điệu múa dân gian đồng bằng, điệu múa dân gian miền núi phía Bắc, múa Tây nguyên và đặc biệt là những vũ điệu Latinh cơ bản – Vũ điệu chachacha, Rumba, Bachata, Bebop… Phân biệt được tiết tấu giai điệu âm nhạc của vũ điệu, đặc trưng thể thao của vũ điệu, một số nét văn hóa xã hội (thời trang, giao tiếp, ứng xử…).



2.3.Về thái độ:

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Tác phong sâu sát trong các công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động.

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Nhảy múa từ xa xưa là một trong những bản năng của con người, nó gắn liền với lao động sản xuất của xã hội. Nghệ thuật múa và khiêu vũ là sự kết tinh của nghệ thuật tôn vinh những vẻ đẹp của con người, tôn vinh những nét đẹp văn hóa của dân tộc, và nó chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Loại hình nghệ thuật đặc biệt này góp phần không nhỏ trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ.

Âm nhạc Vũ đạo nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về các động tác múa dân gian Việt Nam và các Vũ điệu Latinh (Dance spost).

4. Mô tả bằng tiếng anh

Dancing is one of the ancient instincts nature of man, it is associated with productive labor of the society. Dance art and dancing is the crystallization of art to honor the beauty of people, honoring the cultural beauty of the nation, and it plays an important role in the cultural and spiritual life of society . The art form is particularly significant contribution in educating people, especially the younger generation.

Music Dance aims to equip students with the basic skills of Vietnamese folk dance movements and Latin Dance (Dance Spost).

5. Tài liệu học tập

[1] Nguyễn Nhạc (2014), Đề cương bài giảng môn Âm Nhạc Vũ Đạo dành cho sinh viên chuyên ngành TDTT, Trường ĐHSP – ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Đinh Khánh Thu, 2013, Giáo trình Khiêu vũ Thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của học sinh

7.1. Phần lý thuyết, bài tập:

- Dự lớp ≥ 80 % tổng số thời lượng của học phần

- Hoàn thành các bài tập được giao

7.2. Phần thực hành:

- Thực hiện được các tổ hợp động tác múa dân gian vùng miền.

- Thực hiện được các bước nhảy cơ bản ngang, dọc, xoay của Dance spost.

- Thực hành nghiêm túc, tự giác, tích cực, đúng yêu cầu;

- Giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

* Điểm bộ phận 30%:

- Kiểm tra giữa học phần : Kiểm tra một trong những nội dung đã học.



* Điểm thi kết thúc học phần 70%:

- Biên soạn múa phụ hoạ cho một bài hát (Theo nhóm) Và Bốc thăm Khiêu vũ bài tự chọn.



Điểm học phần = Điểm bộ phận + Điểm thi kết thúc học phần

2

TÊN HỌC PHẦN: BÓNG BÀN



(TABALE TENNIS)

Mã học phần: TTE321

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: Số tiết: 30 Tổng : 30 LT: 04 TH: 26

- Loại môn học: Tự chọn.

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Bộ môn phụ trách: Các môn thể thao.



2. Mục tiêu của môn học

2.1. Kiến thức: Sau khi học song môn bóng bàn người học thực hiện được các kỹ thuật cơ bản trong đánh bóng và phương pháp giảng dạy, tổ chức thi đấu bóng bàn.

2.2. Kỹ năng: Thực hiện đúng kỹ thuật cơ bản trong bóng bàn, áp dụng vào thi đấu, và quá trình giảng dạy.

2.3. Thái độ: Thái độ tự giác tích cự trong tập luyện.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Bóng bàn là một trong những môn học cơ bản đối với sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất. Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môn bóng bàn, nguyên lí kĩ thuật đánh bóng, phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, luật bóng bàn.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Table tennis is one of the basic subjects for students majoring in physical education. The course equips the student the basic knowledge of table tennis, the principle of polishing techniques, teaching methods, methods of organization referee and, table tennis rules.



5. Tài liệu học tập

[1] Đỗ Thị Thái Thanh (2012), Đề cương bài giảng môn bóng bàn, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Danh Thái - Mai Duy Diễn (1980), SGK Bóng bàn, NXB – TDTT, Hà Nội.

[3] Nguyễn Danh Thái (1980) - Sách giáo khoa Bóng bàn, NXB – TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận:

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có):

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có):

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt.

7.4. Phần khác (nếu có):

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 1 điểm (a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 1 điểm (b)

  • Chuyên cần: (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): điểm (e)

  • Thực tế chuyên môn: điểm

  • Điểm thi kết thúc học phần: (f).

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

(Educational Psychology)

Mã học phần: EPS 331

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng: 45 tiết LT: 22 tiết TH - TL : 21 tiết KT: 2 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Bộ môn phụ trách: Tâm lý học

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Kiến thức:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản của khoa học tâm lí, các phương pháp nghiên cứu tâm lí học giáo dục.

- Nêu được các lý thuyết và các nghiên cứu hiện đại về phát triển trí tuệ con người.

- Nêu được những đặc điểm phát triển các mặt: thể chất, tâm lí của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông.

- Phân tích được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của các lứa tuổi học sinh.

- Trình bày được kĩ thuật tiến hành các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh.

- Phân tích được những khó khăn tâm lí của học sinh, những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí học sinh.

2.2. Kỹ năng:

- Lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập…).

- Có kỹ năng xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu học sinh: Mẫu biên bản quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn…

- Biết cách xử lí, phân tích thông tin thu thập được về học sinh và sử dụng kết quả tìm hiểu người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học.



- Nghiên cứu quá trình hình thành tri thức (khái niệm), hình thành các phẩm chất đạo đức trong nhân cách học sinh và biết cách điều khiển quá trình đó đạt kết quả.

- Biết vận dụng các nguyên tắc đạo đức, kĩ năng hỗ trợ tâm lí cơ bản trong nhà trường, giúp học sinh THCS, THPT vượt qua được những khó khăn tâm lí trong học tập và trong cuộc sống.



2.3. Thái độ:

Người học có thái độ tích cực trong việc lĩnh hội tri thức và vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học trong cuộc sống và trong dạy học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nhằm trang bị cho người học những khái niệm, quy luật và phương pháp chung nhất của tâm lý học giáo dục; những vấn đề lý luận về về sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, THPT, cơ chế, qui luật và giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân; những cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học và giáo dục; mối quan hệ giữa dạy học và nhận thức, dạy học và giáo dục, các lí thuyết tâm lí học; cơ sở tâm lí học của giáo dục đạo đức. Đặc biệt, môn học cung cấp cho người học một số vấn đề lí thuyết về những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí trong nhà trường. Từ đó, có thể vận dụng những tri thức đã học trong việc giảng dạy, nghiên cứu tâm lý con người, hình thành và phát triển nhân cách học sinh, hỗ trợ học sinh THCS, THPT giải quyết những khó khăn vướng mắc về tâm lí. Đồng thời, môn học cũng là cơ sở để nghiên cứu các môn học khác trong chương trình đào tạo như: Giáo dục học và các chuyên ngành tâm lý học ứng dụng khác.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

The subject aims to equip students the concepts, rules and common methods of educational psychology; the theoretical issues of the psychological development of high school and junior high school students; mechanisms, rules and psychological development stage individuals; the psychological basis of teaching activities and education; relationships between learning and perception, learning and education, psychological theories and models of learning; psychological basis of moral education. Special courses also give students some theoretical issues about the ethical and psychological support skills in basic schools. From there, it is possible to apply the knowledge learned in teaching, research and human psychology, formation and personality development of students, school support, high resolving difficulties in psychology. At the same time, the subject is also the basis for studying other subjects in the curriculum, such as school education and psychology majors other applications.



5. Tài liệu học tập

[1] Tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng TLH giáo dục, Trường ĐHSP- ĐHTN.

6. Tài liệu tham khảo

[2] Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

[3] Khoa Tâm lí- Giáo dục (2013), Giáo trình tâm lí học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

[4] Dương Diệu Hoa (chủ biên) (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5] Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2008), TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.

[6] Quản Thị Lý (Chủ biên) cùng tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng Tâm lý học, Trường ĐHSP- ĐHTN.

[7] Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển TL người, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[8] Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2008), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.

[9] Tập thể tác giả (2007), Đề cương bài giảng TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, ĐHSP- ĐHTN.

[10] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[11] Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Chuyên cần: 10%

+ Kiểm tra: 20%

+ Thảo luận, thực hành: 20%

+ Thi viết cuối kì: 50%




tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương