Trường Đại học Sư phạm



tải về 2.14 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích2.14 Mb.
#34107
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

TÊN HỌC PHẦN : ÐIỀN KINH 1

(ATHLETICS 1)

Mã học phần: ATI341

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 03 (1.2.4)

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Số tiết: 45 - Tổng 45 LT: 6 TH: 39

- Môn tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn song hành: Không.

- Bộ môn phụ trách: Ðiền kinh - Thể dục.



2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật các môn học chạy cự ly ngắn, chạy cự ly TB và chạy tiếp sức .

- Có các kiến thức khoa học cơ sở cần thiết về nguyên lý kỹ thuật các môn chạy.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn của môn học (chạy cự ly ngắn, chạy cự ly TB, chạy tiếp sức) để giảng dạy ở phổ thông sau này.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy, huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, luật thi đấu các môn chạy.


    1. Về kỹ năng:

- Có các kỹ năng sư phạm dạy học môn chạy ngắn, chạy TB và chạy tiếp sức ở phổ thông sau này.

- Có các kỹ năng thực hành trong giảng dạy và nghiên cứu.

- Có khả năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải thể dục - thể thao (TDTT) ở trường học và thể thao quần chúng.

2.3 Về thái độ:

- Yêu nghề, giữ gìn và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng người học; có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung giáo dục thể chất;

- Có tình yêu, hứng thú đối với nghề nghiệp, nội dung giảng dạy.

3. Nội dung tóm tắt môn học

Ðiền kinh 1 là môn học nhằm trang bị cho người học phương pháp giảng dạy và tập luyện phát triển tố chất bền, nhanh, mạnh, là nền tảng thể lực để tạo điều kiện tiếp thu nhanh các kỹ thuật môn học khác.



4. Mô tả bằng tiếng Anh

Athletics 1 course’s aim is to equip students teaching methods and practicing to develop the qualities such as durable, fast, strong quality. It is physical foundation for rapid acquisition of other technical subjects.



5. Tài liệu học tập

[1] Đỗ Duy Linh (2014), Đề cương bài giảng môn học chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Nguyễn Đại Dương (2000), SGK điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Tổng cục TDTT – dịch (2009), Luật điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[4] Nguyễn Quang Hưng (2004), Bài tập chuyên môn trong điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Nguyễn Quang Hưng – dịch (1983), Cơ sở kỹ thuật các môn điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

8. Tiêu chuẩn đánh gía sinh viên và thang điểm

- Ðiểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

- Điểm thành phần: 50% trung bình cộng của 2 bài kiểm tra thực hành và ðiểm chuyên cần .

- Điểm thi: 50% Thi thực hành cuối kỳ.

- Điểm học phần: là diểm trung bình cộng của điểm đánh giá bộ phận với điểm thi kết thúc học phần.

- Thang điểm: theo ngân hàng đề thi và kiểm tra môn chạy ngắn và chạy trung bình.

TÊN HỌC PHẦN: ĐIỀN KINH 2 (Nhảy xa, nhảy cao)

(ATHLETICS 2)

Mã học phần: ATI342

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 03 (2.2) Số tiết: 45 - Tổng : 45 LT: 06 TH: 39

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh – Thể dục



2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

- Có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật các môn học nhảy xa và nhảy cao.

- Có các kiến thức khoa học cơ sở cần thiết về nguyên lý kỹ thuật các môn nhảy.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn của môn học (nhảy xa, nhảy cao) để giảng dạy ở phổ thông sau này.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy, huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, luật thi đấu các môn nhảy.

2.2 Về kỹ năng:

- Có các kỹ năng sư phạm dạy học môn nhảy xa và nhảy cao ở phổ thông sau này.

- Có các kỹ năng thực hành trong giảng dạy và nghiên cứu.

- Có khả nãng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức ðiều hành các giải thể dục - thể thao (TDTT)

ở trường học và thể thao quần chúng.



2.3.Về thái độ:

- Yêu nghề, giữ gìn và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng người học; có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao nãng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung

giáo dục thể chất;

- Có tình yêu, hứng thú ðối với nghề nghiệp, nội dung giảng dạy.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

- Điền kinh 2 (nhảy xa, nhảy cao) là môn thể thao cơ bản có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân và huấn luyện thể thao nước ta. Đồng thời nó còn là môn học chủ yếu đối với sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học Thể dục thể thao. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, các bài tập điền kinh có vị trí chủ yếu trong số bài tập nhằm phát triển thể lực toàn diện.



- Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật các môn nhảy xa và nhảy cao. Đồng thời bồi dưỡng cho người học về phương pháp giảng dạy, phương pháp huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài các môn nhảy xa và nhảy cao.

- Là tiền đề và nền tảng thể lực để học tập các môn thể thao khác, đặc biệt là môn Điền kinh chuyên sâu.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Athletics 2 (long jump, high jump) is a fundermental sports which have essentially important position in the national education system and country sports coaching. Simultaneously, it is also the main subjects for students of College and University of Sports. The content is rich and diverse, athletic exercises located primarily of exercises to develop overall fitness.

- This course equips students with the basic knowledge and skills of technique about high jump long jump. Simultaneously, learners are fostered the teaching methods, training methods, methods of organization and the referee for the long jump and high jump.

- This is the premise and foundation for learning physical sports, especially athletics intensive courses. .



5. Tài liệu học tập

[1] Phạm Danh Vũ ( 2012), Đề cương bài giảng môn nhảy xa, Trường ĐHSP-ĐHTN.

[2] Hà Quang Tiến (2012), Đề cương bài giảng môn Nhảy cao, Trường ĐHSP-ĐHTN.

6. Tài liệu tham khảo

[3] Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2006), Điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[4] Quang Hưng – dịch (1999). Bài tập chuyên môn trong điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Gôi Cơ Man - Ôn Tơrôphimôp (Quang Hưng dịch) (2005), Điền kinh trong trường phổ thông, NXB TDTT, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành:



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm thứ 1: điểm đánh giá bộ phận(50%): Trung bình cộng của điểm kiểm tra viết lí thuyết giữa học kì (45’), kiểm tra đánh giá kĩ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” + kiểm tra đánh giá kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”.

- Điểm thứ 2: điểm thi kết thúc học phần (50%): Thi nhảy cao kiểu “úp bụng” hoặc nhảy xa kiểu “ ưỡn thân” do sinh viên đăng ký lựa chọn.

- Thang điểm: theo ngân hàng đề thi môn nhảy cao và nhảy xa.



TÊN HỌC PHẦN: THỂ DỤC 1

(GYMNASTICS 1)

Mã học phần: GNT331

1. Thông tin về môn học

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: 45 Lý thuyết 6 tiết Thực hành: 39 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Yêu cầu đối với môn học: Sân bãi, dụng cụ vòng, gậy theo quy định.

- Bộ môn phụ trách: Thể dục – Điền kinh.

2. Nội dung môn học

2.1. Kiến thức:

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về đội hình đội ngũ và thể dục cơ bản.

- Nắm vững các nguyên tắc biên soạn một bài tập phát triển chung.

- Mô tả và giải thích được phương pháp dạy học các bài tập đội hình đội ngũ và thể dục cơ bản.



2.2. Kỹ năng:

- Thực hiện chính xác, đẹp kỹ thuật các bài tập đội hình đội ngũ và thể dục cơ bản. Truyền đạt được cho người khác.

- Biên soạn được các bài tập phát triển chung.

2.3. Thái độ:

Tôn trọng môn học, thể hiện được ý thức tự giác, tích cực trong học tập và rèn luyện kỹ năng tư thế các bài tập đội hình đội ngũ và thể dục cơ bản.



3. Tóm tắt nội dung môn học

Thể dục 1 là môn học bắt buộc trong các môn chuyên ngành giáo dục thể chất của chương trình đào tạo hệ đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Môn học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức khoa học cơ bản về lý luận, phương pháp dạy học sư phạm, phương pháp biên soạn và kiểm tra đánh giá kết quả môn học qua đó m rng nhận thức và hiểu biết, phát triển ng lực để vận dụng trong công tác giảng dạy ở các trường phổ thông. Ngoài ra môn học còn góp phần giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong, tinh thần tập thể... tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện trong các môn thể thao khác.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Gymnastic 1 is a compulsory subject in specialized subjects of physical education curriculum at Thai Nguyen University of Education. The course equips students basic scientific knowledge system about the theory and teaching methods, methods of compilation and assessment results. From that, learners are extending their understanding and cognition, development their competency for teaching at schools. In addition, subjects also contribute to the educating and training of moral, wills, manners, team spirit... to create favorable conditions for practicing other sports.



5. Tài liệu học tập

[1] Lê Đình Thành (2015), Đề cương bài giảng môn Thể dục, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] Trịnh Trọng Hiếu, Vũ Chí Mai (1995), Thể dục cơ bản, NXB TDTT, Hà Nội.



[3] Trương Anh Tuấn (2000), Giáo trình thể dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[4] Đặng Đức Thao (1998), Thể dục và phương pháp dạy học quyển 1 và quyển 3, NXB giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của học sinh

7.1. Phần lý thuyết, bài tập:

- Phải tham gia nghe giảng trên lớp đầy đủ

- Phải đọc và nghiên cứu trước các tài liệu giáo viên yêu cầu trước khi học

- Hoàn thành tất cả các bài tập được giao và nộp đúng thời hạn



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

- Các bài tập thực hành trên lớp phải tham gia nghe giảng, phân tích và tập luyện đầy đủ, nhiệt tình, tự giác...

- Thực hiện chuẩn xác bài tập đội hình – đội ngũ và các bài thể dục cơ bản.

- Có khả năng truyền đạt những kiến thức đã học cho đối tượng học sinh phổ thông.



7.3. Phần bài tập tiểu luận:

+ Biên soạn bài tập thể dục cơ bản.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

8.1. Điểm bộ phận (50%): Điểm học phần cho theo thang điểm 10 với các trọng số.

8.1.1. Nội dung 1: Thực hành một nhóm các bài tập đội hình đội ngũ (20%).

8.1.2. Nội dung 2: Thực hiện bài tập với vòng hoặc gậy 32 động tác (20%).

8.1.3. Nội dung 3: Điểm chuyên cần (10%).

Đánh giá bằng số buổi tham gia học tập và ý thức tự giác, tích cực chủ động của học sinh.



8.2. Điểm thi (50%).

8.2.1. Nội dung 1: Thực hiện kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ.

8.2.3. Nội dung 2: Thực hiện bài thể dục liên hoàn tay không 60 động tác.

TÊN HỌC PHẦN : THỂ DỤC 2

(GYMNASTICS 2)

Mã học phần: GNT 332

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: 45 Tổng: Lý thuyết: 06 Thực hành: 39

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học: Projector, máy tính, micro, đĩa nhạc, sân bãi, thảm tập luyện diện tích 12x12m .

- Bộ môn phụ trách: Điền kinh - Thể dục.

2. Mục tiêu môn học

2.1. Kiến thức:

- Nắm vững phương pháp giảng dạy động tác trong môn TD Aerobic.

- Nâng cao hiểu biết tác dụng trong tập luyện môn TD Aerobic.

- Hiểu các điều luật thi đấu, phương pháp tổ chức thi đấu.



2.2. Kĩ năng:

- Vận dụng và sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng.

- Xây dựng tư thế cơ bản môn TD Aerobic.

- Thực hiện được bài liên kết quy định.

- Biên soạn đội hình di chuyển môn TD Aerobic.

2.3. Thái độ:

- Hình thành ở người học tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Tác phong làm việc theo kế hoạch, kế hoạch hoá công việc.

- Tác phong sâu sát trong các công việc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động.

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng học sinh và khi triển khai các kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học.

3. Tóm tắt nội dung môn học

Thể dục 2 là môn học bắt buộc trong các môn chuyên ngành giáo dục thể chất của chương trình đào tạo hệ đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Môn học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức khoa học cơ bản về lý luận, phương pháp dạy học sư phạm, phương pháp biên soạn và kiểm tra đánh giá kết quả môn học qua đó m rng nhận thức và hiểu biết, phát triển ng lực để vận dụng trong công tác giảng dạy ở các trường phổ thông. Ngoài ra môn học còn góp phần giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong... tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện trong các môn thể thao khác.

4. Mô tả môn học bằng tiếng anh

Gymnastic 2 is a compulsory subject in the area of ​​spots in physical education curriculum at Thai Nguyen University of Education. The course equips students basic scientific knowledge system about the theory and teaching methods, methods of compilation and assessment results. From that, learners are extending their understanding and cognition, development their competency for teaching at schools. In addition, subjects also contribute to the educating and training of moral, wills, manners, team spirit ... to create favorable conditions for practicing other sports.



5. Tài liệu học tập

[1] Đào Ngọc Anh (2015), Giáo trình môn học Thể dục, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] ĐHSP Hà Nội (2014), Giáo trình môn học Thể dục Aerobic, NXB TDTT, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.



7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận:

- Nghe giảng do giáo viên trình bày.

- Đọc tài liệu và ghi chép nội dung bài học.

- Hoàn thành bài tập được giao.



7.2. Phần thực hành:

- Đọc trước tài liệu học tập.

- Thực hiện chuẩn xác bài thể dục nhịp điệu nam và nữ.

- Thực hiện chuẩn xác các nhóm động tác cơ bản Aerobic



- Biết cách biên soạn bài Thể dục Aerobic thi đấu HKPĐ.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với các trọng số như sau:



8.1. Kiểm tra điểm thành phần (50%):

8.1.1. Nội dung 1: Thực hành bài thể dục nhịp điệu nam và nữ

8.1.2. Nội dung 2: Thực hành các bước cơ bản Aerobic.

8.1.3. Điểm chuyên cần: Đánh giá ý thức tập luyện và chuẩn bị bài tập.

8.2. Thi kết thúc học phần (50%):

- Nội dung 1: Bài Aerobic liên kết tự soạn nhóm 3 người.

- Nội dung 2: Bài Aerobic liên kết tự soạn nhóm 8 người.

TÊN HỌC PHẦN: BÓNG ĐÁ

(football)

Mã học phần: SFB331

1. Thông thi chung về môn học

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: 45 Tổng: LT: 06 TH: 39

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Các môn thể thao

1.1. Yêu cầu chung đối với sinh viên:

1.1.1. Phần lý thuyết:

+ Phải nghiên cứu tài liệu trước các buổi học;

+ Chuẩn bị trước các vấn đề cần trao đổi trong các buổi học lý thuyết;

+ Hoàn thành các bài tập cá nhân và bài tập nhóm do giảng viên giao.



1.1.2. Phần thực hành:

+ Hoàn thành các bài tập do giảng viên giao trước, trong và sau giờ học;

+ Nghiêm túc rèn luyện các kỹ năng theo nhóm được phân;

+ Mặc đúng trang phục theo yều cầu chuyên môn;

+ Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ theo yêu cầu của giảng viên trước giờ vào lớp;

1.2. Yêu cầu chung đối với giảng viên:

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giảng dạy;

- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tài liệu và tập luyện ngoài giờ lên lớp;

- Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị sân bãi, dụng cụ tập luyện trước các giờ học thực hành.



2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

- Hiểu rõ về đặc điểm, tác dụng và sơ lược lịch sử phát triển của môn bóng đá;

- Biết cách phân loại kỹ thuật bóng đá hiểu được nguyên lý kỹ thuật của một số kỹ thuật cơ bản trong bóng đá;

- Nhớ được một số điều luật cơ bản trong Luật thi đấu bóng đá;

- Nhớ được một số nội dung cơ bản về phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài đơn giản.

2.2. Về kỹ năng:

- Có khả năng thực hiện một số kỹ thuật cơ bản trong bóng đá như: đá bóng, đánh đầu bằng chán giữa, dẫn bóng, khống chế bóng…

- Có khả năng nhận biết một số sai sót điển hình của người mới tập khi tập luyện một số kỹ thuật đơn giản.

- Có khả năng tổ chức tập luyện các kỹ thuật cơ bản với các bài tập đơn giản cho người học.

- Có khả năng tổ chức một trận thi đấu bóng đá.

- Bước đầu có thể làm trọng tài trong các trận đấu tập cho học sinh.



2.3. Về thái độ:

- Có ý thức tập luyện và hướng dẫn người học tập luyện đúng kỹ thuật cơ bản.

- Có ý thức chấp hành hướng dẫn người khác chấp hành đúng luật và các quy đinh khác trong thi đấu bóng đá.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Trang bị những kiến thức chung về môn học; Trang bị những kỹ năng thực hành và bước đầu hình năng lực giảng dạy một số kỹ thuật cơ bản trong bóng đá cho người học; Trang bị những kiến thức và một số kỹ năng ban đầu về công tác tổ chức thi đấu - trọng tài bóng đá cho người học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Equip students the general knowledge of the subject; Equip students with the practical skills and the initially form the competencies of teaching some basic techniques in football at school; Equip students with the knowledge and skills of the initial organization of competitions - football referee for learners.



5. Tài liệu học tập

[1] Đỗ Ngọc Cương (2015), Giáo trình Bóng đá (Lưu hành nội bộ), Trường ĐHSP – ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo

[2] TS. Phạm Quang (2010), Giáo trình Bóng đá, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[3] Phạm Đức Dũng (2007), Giáo trình Bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Nguyễn Toán (lược dich) (2001), Giáo trình đào tạo trọng tài Bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội.

[5] Tổng cục TDTT (dịch) (2005), Luật Bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Kiểm tra, đánh giá

- Tỷ lệ tính điểm học phần: + Điểm quá trình: 50%

+ Điểm thi: 50%

- Nội dung và tỷ lệ của điểm quá trình:

+ Điểm chuyên cần: 10%. Đánh giá sự tham gia tích cực của sinh viên vào các giờ học cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ do giảng viên giao.

+ Thực hiện kỹ thuật; Nắm được yếu lĩnh kỹ thuật, những sai sót thường mắc và các bài tập kỹ thuật đơn giản: 20%.

+ Năng lực tổ chức thi đấu và trọng tài (chỉ đánh giá ở mức độ ban đầu): 20%.



- Nội dung thi: 50%

+ Thực hiện kỹ thuật (yêu cầu cao hơn lúc kiểm tra);

+ Phương pháp tổ chức tập luyện kỹ thuật.

TÊN HỌC PHẦN: BÓNG CHUYỀN

(VOLLEYBALL)

Mã học phần:  SVB331

1. Thông tin môn học

- Số tín chỉ: 03

- Loại môn học: Bắt buộc.

- Số tiết: 45     Tổng:  45,    Lý thuyết: 06         Thực hành: 39

- Đánh giá: Điểm thứ nhất: 50% kiểm tra lý thuyết giữa học kì

                    Điểm thứ hai: 70% thi kết thúc lý thuyết + thực hành

- Môn tiên quyết:  Không   

- Môn học trước:  Không

- Môn song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Các môn thể thao.



2. Mục tiêu môn học

2.1. Kiến thức: Biết được các nguyên lý cơ bản các kỹ thuật của môn bóng chuyền. Các điều luật chính trong thi đấu bóng chuyền.

2.2. Kỹ năng: Phát triển các tố chất thể lực. Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản.

2.3. Thái độ: vận dụng được các kỹ thuật trong thi đấu và giảng dạy.

3. Tóm tắt nội dung môn học

            Chương trình môn học bóng chuyền dành cho sinh viên  chuyên  ngành giáo dục thể chất nhằm giúp sinh viên đạt được trình độ hướng dẫn viên bóng chuyền cơ sở, giáo viên giảng dạy bóng chuyền trong các trường PTTH và PTCS (thông qua học phần bắt buộc). Sau khi kết thúc học phần tự chọn có thể đảm nhiệm việc hướng dẫn tập luyện bóng chuyền trong các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng.



4. Mô tả bằng tiếng Anh

Volleyball course is for Physical Education majors to help students achieve the basis coaching volleyball level, volleyball teachers at high schools and secondary school. After finishing courses students may be responsible for coaching volleyball in high schools and professional colleges.



5.Tài liệu học tập

[1] Nguyễn Đức Tuân (2014), Đề cương bài giảng môn bóng chuyền, Trường ĐHSP-ĐHTN.



6.Tài liệu tham khảo

[2] Đinh Văn Lẫm (2006), Giáo trình bóng chuyền, NXB TDTT, Hà Nội.

[3] Tổng cục TDTT – dịch (2005), Luật bóng chuyền, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

  - Dự lớp >80% tổng số thời lượng của học phần

  - Hoàn thành các bài tập được giao.



tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương