TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1



tải về 2.18 Mb.
trang22/33
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.18 Mb.
#38590
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   33

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1


(Vietnamese teaching methods 1)

Mã học phần: VTM 241

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 4 (Tổng số: 60 Lý thuyết: 40 TH, TL: 28 TTMH: 12)

Loại học phần: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không có

Học phần học trước: VIE232

Các học phần song hành: Không có

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): tham gia 3 buổi thực tế môn học ở trường Tiểu học

Bộ môn phụ trách học phần: Khoa học Xã hội.

2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức

- Nắm vững những vấn đề chung về PPDH tiếng Việt ở tiểu học; đối tượng, nhiệm vụ của PPDH tiếng Việt.

- Phân tích được các cơ sở khoa học của PPDH tiếng Việt.

- Xác định được vị trí, mục tiêu và những cơ sở khoa học xây dựng chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học.

- Có những hiểu biết chung về thực tiễn dạy học, đặc biệt là thực tiễn dạy học ở bậc Tiểu học. Nắm vững một số quan điểm cơ bản chi phối đến chương trình Tiếng Việt ở tiểu học (quan điểm giao tiếp, tích hợp, tích cực).

- Nắm được cấu trúc, nội dung của chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, các nguyên tắc và PPDH đặc trưng của môn học.

- Biết tổ chức thực hiện các phương pháp dạy học tiếng Việt bằng hệ thống bài tập.

- Nắm được PPDH các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Cụ thể các phân môn Học vần, Tập viết, Chính tả và Luyện từ và câu trên các mặt: vị trí, nhiệm vụ; nội dung dạy học; chương trình - SGK và quy trình lên lớp của từng phân môn với các kiểu bài dạy theo từng khối lớp khác nhau.

- Biết lựa chọn đúng các phương pháp để thực hành soạn giảng các kiểu bài đặc trưng các phân môn Tiếng Việt.

2.2. Về kĩ năng

- Hình thành được một số kĩ năng dạy học cơ bản như kĩ năng phân tích chương trình, phân tích cấu trúc bài học, môn học; kĩ năng thiết kế bài học; kĩ năng lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp dựa trên trình độ học sinh và những điều kiện dạy học khác nhau.

- Có kĩ năng vận dụng định hướng dạy học, các phương pháp và hình thức tổ chức để xây dựng các giáo án và thực hành dạy học các phân môn Tiếng Việt (Học vần, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu) theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học; giúp học sinh tiểu học rèn luyện các kĩ năng giao tiếp tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết..

- Có kĩ năng dự giờ, đánh giá và rút kinh nghiệm khi thực hành bài giảng.



2.3. Về thái độ

- Góp phần hình thành thái độ và thế giới quan sư phạm trong dạy học cho người học.

- Thể hiện tính sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp; từ đó yêu quý, trân trọng tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng thêm giàu đẹp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 là môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và những kĩ năng dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, giúp sinh viên có năng lực tổ chức quá trình chiếm lĩnh tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học.

Nội dung môn học gồm 2 phần:



Phần 1: Những vấn đề chung về Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về đối tượng, nhiệm vụ của Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, các cơ sở khoa học, những đặc điểm học sinh tiểu học trong quá trình chiếm lĩnh tiếng Việt, mục tiêu, nội dung chương trình, nguyên tắc, cơ sở khoa học của Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học; giúp sinh viên có kĩ năng phân tích, tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học, kĩ năng phân tích mục tiêu, tìm hiểu nội dung, chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học, lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tạo sơ sở để tổ chức dạy học Tiếng Việt đạt hiệu quả.

Phần 2: Phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về vị trí, nhiệm vụ, các cơ sở và nguyên tắc dạy học, đặc điểm chương trình và sách giáo khoa, các phương pháp dạy học (biện pháp và hình thức tổ chức dạy học, quy trình dạy học) của từng phân môn Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện; trang bị cho sinh viên kĩ năng hiểu biết về kế hoạch dạy học, các yêu cầu chuẩn bị một bài dạy và các thao tác tiến hành trong từng tiết dạy.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Method 1 is Vietnamese teaching courses equip students with the knowledge and skills taught in Vietnamese Primary School, helps students with organizational capacity to dominate the native language for elementary school students . Course content consists of 2 parts:

Part 1: General issues about Vietnamese method of teaching elementary school in order to provide students with the knowledge objects and tasks of the Vietnamese teaching method in primary school, the scientific basis, the characteristics of elementary students dominate the Vietnamese, objectives, program content, in principle, the basis of the scientific method Vietnamese teaching in elementary school; help students with analytical skills, learn the language characteristics of elementary school students, targeted analytical skills, learn content, programs, textbooks and teaching materials, select and use teaching methods to create preliminary basis for teaching Vietnamese organizations effectively.

Part 2: Methods of teaching fractions in elementary Vietnamese subjects to provide students with an understanding of the position, duties, facilities and teaching principles and characteristics of programs and textbooks, the teaching methods (methods and organizational forms of teaching, learning process) of each division education courses, Vol writing, spelling, reading, Practice words and sentences, Vol writing, Storytelling; equip students with skills, knowledge of the teaching plan, the requirement to prepare a lesson and conduct operations in each lesson.



5. Học liệu

5.1 Giáo trình chính

[1] Đặng Thị Lệ Tâm (2014), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục.



5.2 Tài liệu tham khảo

[2] Lê Phương Nga (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, tập 1 + 2, NXB Giáo dục.



[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK, SGV môn Tiếng Việt, lớp 2,3,4,5.

[4] Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

[5] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục 2003, 2004, 2005, 2006.

[6] Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hòa Bình (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, NXB Giáo dục.

[7] Nguyễn Trí (2008), Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục.

6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.



6.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Báo cáo tổng kết thực tế môn học ở trường tiểu học

- Yêu cầu cần đạt: trình bày trong khoảng 15 - 20 trang

Nội dung báo cáo ghi lại hoạt động dự giờ ở trường tiểu học, phân tích được các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên đã sử dụng trong tiết học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời, đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của các hoạt động dạy học đã diễn ra và đề xuất những thay đổi phù hợp dựa trên ý kiến cá nhân và những tri thức học được qua môn học Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1.

6.3 Thực tế chuyên môn

Thăm lớp, dự giờ môn Tiếng Việt ở trường tiểu học trong thời gian 3 buổi.



7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần: 10%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi kết thúc học phần: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương